“Ét ô ét” và “Chếc tiệc” lọt Top từ khoá thịnh hành nhất đầu tháng 3, đây là gì vậy?
Nhiều người khá bất ngờ khi 2 từ khoá thịnh hành Top 1 và Top 3 khá khó hiểu…
Mới đây, một danh sách từ khóa thịnh hành trên mạng xã hội trong tuần đầu tháng 3 mang tên Social Trending Keywords, do The Influencer phối hợp cùng YouNet Media – đơn vị cung cấp dịch vụ phân tích dữ liệu mạng xã hội tại Việt Nam đã chính thức được công bố.
Nhiều Gen Z Việt Nam vô cùng bất ngờ khi các từ khoá đặc biệt như Ét Ô Ét và Chếc tiệc lọt vào bảng xếp hạng từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất này. Theo bảng thống kê này, đã có hơn 209,430 lần từ khoá này được nhắc đến trên các trang mạng xã hội chỉ trong vòng 7 ngày đầu tháng 3. Tương tự, từ khoá “Chếc tiệc” cũng lọt vào Top 3 với 14,850 lượt nhắc đến trên mạng xã hội.
Nhiều người không biết tỏ ra vô cùng bất ngờ không hiểu lý do những từ khoá này xuất hiện từ đâu.
Giải mã cho những ai vẫn còn “ngố tàu” thì “Ét ô ét” là SOS (Tình trạng khẩn cấp). Cách phát âm từ SOS chính là Ét O Ét nên thay vì viết SOS thì cư dân mạng đã chuyển sang thành Ét o ét như một biến thể. Cụm từ này được sử dụng khi cư dân mạng muốn ai đó ra tín hiệu “giải cứu”.
Trào lưu Ét ô ét trên TikTok
Còn “Chếc tiệc” là một cách viết cố ý sai chính tả của các bạn trẻ, bắt nguồn từ âm thanh được chế trên TikTok “Aishh chết tiệt” rầm rộ thời gian gần đây và được các bạn trẻ bắt trend nhanh chóng.
Anh Tây sang Việt Nam sinh sống, lúc gọi giao hàng phát âm sai 1 từ mà anh shipper ngượng đỏ mặt: Khiếp, bậy thế!
Nghe mà ngượng thay cho anh Tây!
Chuyện những người bạn nước ngoài học Tiếng Việt luôn là chủ đề thú vị. Nói về độ khó nhằn, phong phú của Tiếng Việt thì một hai lời không miêu tả hết được. Chỉ cần nhìn sự nhăn nhó của các anh Tây mỗi lần phát âm: "a - á - à - ả - ã - ạ" là đủ hiểu: Tiếng Việt của chúng ta "nặng đô" như nào!
Rất khó để người nước ngoài phát âm đúng các dấu trong Tiếng Việt và chỉ cần đọc chệch âm, chệch dấu một cái là ra ngay một từ hoàn toàn khác, đôi lúc mang những nghĩa khá nhạy cảm.
Trên kênh Youtube nổi tiếng Hàng xóm Tây, một số người bạn nước ngoài đã chia sẻ những nhầm lẫn hài hước khi học Tiếng Việt. Trong đó, anh bạn người Mỹ có tên Việt là Hào đã kể lại kỷ niệm khó quên của mình.
Chuyện là Hào từ New York chuyển đến Việt Nam sinh sống đã được 3 năm. Khi được hỏi: "Các bạn đã dùng sai dấu Tiếng Việt bao giờ chưa?", Hào cho biết "Chắc là có, rất là nhiều". Thế rồi anh bạn ngượng ngùng kể lại một kỉ niệm được cho là "khá bậy".
Pha phát âm nhầm lẫn đầy tai hại.
Cụ thể trong một lần Hào đặt giao đồ thì shipper có gọi bảo: "Anh ơi xuống lấy hàng nhớ" và Hào liền trả lời: "Ok đợi chút, mình đang xuống".
Tuy nhiên do phát âm chưa chính xác, nên từ "xuống" của Hào nghe lại giống như từ "sướng", khiến cho đoạn hội thoại trở nên nhạy cảm. Anh bạn người Mỹ được phen ngượng chín mặt và có lẽ anh shipper cũng ngại chả kém.
"Bây giờ thì không bao giờ có sai lầm như thế. Vì mình rất cẩn thận nói "xuống", Hào vừa cười vừa kể lại.
Thực tế không chỉ có phát âm mà ngay cả nhìn chữ viết thì các anh Tây cũng rất dễ bị nhầm lẫn. Chẳng hạn chữ "co", thêm dấu sắc thì thành "có", thêm dấu huyền thì thành loài chim "cò",... Chỉ cần thêm dấu là chữ Tiếng Việt sẽ có một nghĩa khác.
Vậy nên mới từng có câu chuyện 2 anh Tây lúc mới sang Việt Nam mang máy ảnh đi CẦM ĐỒ lấy tiền tiêu, nhưng lại cứ đứng nghệt mặt ra dưới biển CẤM ĐỔ rác, không biết phải làm gì!
Có người hỏi "Tiếng Việt nghe buồn cười nhỉ": Hai anh Tây vào phản pháo cực gắt, liệt kê 7749 lý do nghe đáng yêu lụi tim! Hai anh Tây có quan điểm cực đáng yêu với Tiếng Việt. Đối với nhiều người nước ngoài, Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ cực khó học. Bởi Tiếng Việt của chúng ta có hệ thống âm sắc, dấu câu khác biệt. Nếu mới học, người nước ngoài sẽ cảm thấy khó khăn khi phát âm, nhiều khi nói sai lệch...