eSports sẽ là miền đất hứa cho cả 1 thế hệ?
eSports không phải là một điều gì mới mẻ, nhưng bạn đã thực sự hiểu hết về lĩnh vực này?
eSports là gì?
Đây là khái niệm chỉ mới xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây nhưng đã cực kì nóng trong cộng đồng game thủ. Định nghĩa một cách đơn giản, eSports có nghĩa là “ thể thao điện tử”. Tuy nhiên, bạn đừng nên nhầm lẫn giữa eSports và game thông thường. eSports là một nhánh của game nói chung, bao gồm các tựa game đối kháng, chiến thuật thời gian thực, bắn súng góc nhìn thứ nhất và MOBA. Và để giữ đúng tính chất của từ “thể thao” thì một game chỉ được coi là eSports khi bạn không thể đổ thật nhiều tiền vào để chiến thắng (Pay to win), và game đó cũng không phải mất phí để chơi (Free to play). Vì vậy, những trò chơi mang tính cày cuốc và nạp tiền để đứng top như MU, Kiếm Thế, Cửu Âm Chân Kinh,… không phải là eSports.
Starcraft không hẳn là miễn phí, nhưng vẫn xếp vào dạng eSports
Một số trường hợp ngoại lệ như StarCraft của Blizzard cần phải trả tiền mới chơi được ladder (tìm kiếm trận đấu với người chơi khác, nếu không chỉ chơi với AI hoặc chơi custom) nhưng vẫn được coi là eSports.
Vì sao eSports lại trở thành ước mơ của rất nhiều người chơi?
Môi trường cạnh tranh công bằng
Bạn đã từng nghe Beokaka trong Kiếm Thế? Tiền đã làm nên sức mạnh của anh ấy!
Đây là lí do chính khiến game thủ – đặc biệt là những người chơi không khá giả. Với việc chơi miễn phí và không cần tiền để chiến thắng (bạn vẫn có thể nạp tiền để mua ngoại trang như trong LMHT, DotA 2 hay CS:GO nhưng không tăng sức mạnh của bạn), rất nhiều người chơi – ví dụ như ở Việt Nam gần chục năm trước, đã chán nản việc “ăn hành” đại gia ở trong MU hay VLTK và chuyển sang các game eSports – thời đó là DotA 1, để có thể chiến thắng bằng chính năng lực của mình.
Giải đấu được tổ chức liên tục với giải thưởng lớn
Tổng giải thưởng hơn 10 triệu USD của TI4!!!
Đây chính là lí do chính mà nhiều người muốn trở thành một game thủ eSports chuyên nghiệp. DotA 2 có The International với tổng giải thưởng của mùa 4 vừa rồi lên tới hơn 10 triệu USD, LMHT với chuỗi giải đấu theo từng mùa ở mọi khu vực, ngoài ra còn rất nhiều giải đấu như IEM, Dream Hack,… tổ chức cho nhiều bộ môn khác nhau. Vì vậy, game thủ hoàn toàn có thể nuôi ước mơ làm giàu từ game với eSports.
Khoản tiền tài trợ hấp dẫn
Stream game cũng đem lại một khoản tài trợ không nhỏ.
Giống với lí do trên, nhưng đây là lí do khiến cho các game thủ có thể sống được nhờ game. Những giải đấu của LMHT được tổ chức rất thường xuyên, nhưng hầu hết các đội hạng 3 trở xuống đều phải ra về tay trắng (giải không chuyên), nhưng dù có thứ hạng cao hay không, các đội đều có được khoản tiền tài trợ đủ để trang trải cuộc sống từ quán net đại diện hay các nhãn hàng… Chưa hết, với các đội có uy tín, việc kí hợp đồng đại diện với một hãng kinh doanh phần cứng của máy tính hoặc một gaming tên tuổi khiến họ không phải lo về chi tiêu dù không giành được giải thưởng. Ở các game DotA 2, Starcraft II,… cũng tương tự.
Video đang HOT
Có thực sự dễ dàng như tưởng tượng?
Sự thật phũ phàng là không. Con đường trở thành một game thủ eSports chuyên nghiệp là chông gai và không hề dễ dàng, vì những lí do sau:
Bạn phải là một trong những người giỏi nhất
Dù không nhất thiết phải là người chơi giỏi nhất thế giới, bạn cũng cần phải trong top 1000, top 100,… và có một trình độ nhất định mới mong kiếm ra tiền từ eSports. Không phải ngẫu nhiên mà các nhãn hàng về game lại kí hợp đồng với một đội tuyển, mà do đội tuyển đó phải có thành tích xuất sắc gần đây hoặc có tiềm năng phát triển trong tương lai. Do vậy, bạn sẽ không thể đi theo con đường eSports nếu kĩ năng của bạn chưa đủ, thao tác tay của bạn chậm hoặc khả năng phán đoán kém…
Ảnh hưởng đến những việc khác
Gaming house luôn rất đẹp, nhưng bạn có muốn ngồi lì ở đó cả ngày?
Khi đã bước chân vào con đường eSports, bạn khó có thể quay ngược lại. Nếu chỉ đọc trong các bài báo, bạn thấy các game thủ “sướng như tiên” khi ở trong các gaming house rộng rãi, lộng lẫy. Nhưng gaming house đó cũng là cái cũi giữ game thủ trong đó hầu như cả ngày. Có thể bạn chơi game 2-3 tiếng một ngày thì cảm thấy rất thích, nhưng nếu cường độ đó tăng gấp 3 hoặc 4 lần thì chưa hẳn bạn đã vui. Thời gian giành cho việc khác như thể thao, giao lưu bạn bè, gia đình hay yêu đương sẽ hạn chế đi rất nhiều. Việc học của bạn chắc chắn cũng không thể tiếp tục (nếu bạn đang mơ về một tương lai vừa học đại học, vừa thi đấu eSports), và sẽ là thảm hoạ thực sự nếu một ngày bạn chán nản với eSports và muốn buông bỏ, vì bạn đã bỏ quá nhiều thời gian vào đó và khó tìm được một công việc nào khác.
Áp lực từ gia đình
Hẳn là gấu cấm chơi game…
Đây chính là rào cản lớn nhất của mọi người khi hướng tới eSports. Hầu như mọi ông bố bà mẹ đều có ác cảm với game nói chung và eSports nói riêng, nên bạn khó mà nhận được một lời đồng ý từ gia đình. Nếu bạn đã có “gấu” hoặc lập gia đình riêng thì dù người yêu/vợ bạn có thể không phản đối, họ cũng không thể vui vẻ được mãi khi bạn giành rất nhiều thời gian cho eSports – nó mất nhiều hơn là 8 tiếng một ngày so với những-công-việc-bình-thường khác. Do đó, nếu muốn tham gia vào lĩnh vực này, bạn cần xác định rõ khả năng chịu được lời than phiền (thậm chí là bàn tán của mấy bà hay buôn chuyện gần nhà) của mọi người.
Theo Game4v
Dota 1 (Defense of the Ancients) Một thời để nhớ
Dạo quanh phố phường và nhìn vào các hàng Net ven đường tôi bỗng thấy nhớ lại những kỉ niệm xưa thời Dota 1 - cái thời trẩu tre dẫn cả đội gào thét đập phá quán Net đến mức chủ quán phải... vào hò hét cùng.
Sự khởi đầu
Toàn cảnh bản đồ Dota 1
Defense of the Ancients (tên thường gọi là Dota) một Custom Map đặc biệt được Eul tạo ra vào khoảng thời gian đầu năm 2003. Sau đó không lâu, Eul dừng quá trình cập nhập các sự thay đổi cho game.
Trong các phiên bản được làm dựa trên bản đồ của Eul, bản đồ có tên Allstarsđược làm bởi Steve Feak (biệt danh Guinsoo) đã tạo nên được một cú Hit vào thời kì đó. Chính sự thành công không ngờ này đã tạo động lực cho anh tiếp tục sáng tạo thêm nhiều sự thay đổi mới trong bản đồ của mình.
Ếch Băng nổi tiếng giang hồ
Không lâu sau đó Feak cũng dừng quá trình phát triển này lại và chuyển giao toàn bộ lại cho "người ếch nổi tiếng" thường được chúng ta biết đến với biệt danh IceFrog. Một anh chàng (hoặc giới tính khác) sống ẩn dật và thường trả lời phỏng vấn, nhận sự đóng góp qua email mà thôi.
Nhưng cũng kể từ đây, thời đại Dota 1 bắt đầu...!
Chơi vui là chính!
Ông hoàng bóng tối (Balana) -Night Stalker
Nhắc đến hồi xưa, tôi nhớ lại chuyện ngày xưa - cái ngày tôi chập chững bước vào thế giới Dota 1. Thằng bạn thân của tôi lúc đó đã sử dụng những lời đường mật để lôi kéo tôi từ DDay sang Dota 1. Lúc đầu thì tôi lưỡng lự, nhưng ngay từ lúc tôi đặt những bước chân đầu tiên vào thế giới Dota, tôi cảm giác như mình bị hút cả tâm trí vào đây. Sau đó, tôi cùng bạn mình tìm hiểu về Guide, cách chơi và tìm hero tủ. Hero tủ và cũng hero đầu tiên tôi chơi chính là Night Stalker (NS).
Phong cách lên đồ khá dị biệt mà ai cũng đã từng ít nhất 1 lần gặp trong đời
Hồi đó, mặc dù có đọc và tìm hiểu về game, nhưng bản thân vốn dốt tiếng Anh nên khi chơi game chỉ lên đồ theo sở thích mà thôi. Đầu tiên là vào game, cắm đầu lên Mid (không cần block quái) rồi farm lấy farm để, đến đêm vẫn farm. Khi lên được Battle Fury mới bắt đầu lên giày gỗ. NhưngKhi đó vẫn còn ngáo nhưng vui đáo để.
Game hay và cuốn hút quá nên tôi còn rủ cả phi đội &'xích thố' (biệt danh chúng tôi hay đặt cho mấy chiếc xe đạp) đến hàng Net để quẩy game. Thậm chí hò hét, chửi bới vui đến nỗi, chủ quán còn đến để cổ vũ và &'phán' cùng mấy đứa ngồi ngoài. Sau còn rủ cả anh chủ quán đánh cùng luôn cho vui. Khi đó, Dota 1 mới chỉ nổi lên như một trào lưu nhỏ mà thôi.
Rủ cả phi đội Xích thố bay đến quán Net chỉ đơn giản là để đi phá Cây Ổi và...
...Cái Tủ Lạnh bên team 2
Cho đến giờ, Dota 1 đối với chúng tôi khi ấy là thứ đã mang lại nhiều nỗi niềm đáng nhớ nhất ở cái tuổi dở dở ương ương khi ấy. Nó như một sợi dây gắn kết mọi người lại với nhau.
Thần tượng của tôi lúc đó là KS.Kuroky - một trong những thánh farm thời kì Dota 1. Đã từng có lúc Kuroky cầm Sven và được đồng đội cover để farm được 2 Battle Fury, giày gỗ và BKB chỉ trong vỏn vẹn 32 phút đồng hồ. Vào thời kì đầu Dota 1, chiến thuật của bên phương Tây chính là gank, push thuần túy. Những trận đấu rất vui và thú vị, bởi các pha combat diễn ra liên tục và rất cuốn hút người xem.
Còn ở Việt Nam, StarBoba chính là những người đã đem tên tuổi của Việt Nam ra ngoài thế giới. Những người hùng mà mỗi lần chúng ta nhắc đến vẫn luôn tỏ lòng tôn trọng và ngưỡng mộ. Thậm chí vào thời đỉnh của đỉnh Nivarna, SB vẫn được đánh giá là đối thủ khó nhằn đối với họ.
Cuộc chiến đáng tự hào của SB trước Nivarna
Nhưng cuộc vui nào cũng có lúc tàn
Nạn Hack map hoành hành
Nhưng khi lên đỉnh, game bắt đầu gặp phải nạn Hack hoành hành. Bất cứ gamer thực thụ và chân chính nào dù rất mặn mà với game nhưng trước vấn nạn này, tất cả cũng dần dần rời đi để đi tìm chân trời mới cho bản thân.
Nhớ lại thời kì đầu khi chưa có Hack, các pha Highlight luôn đậm chất chuẩn không cần chỉnh và được rất nhiều người ngưỡng mộ. Thậm chí câu: "Chơi như Hack" là một cách nói ví von để bày tỏ sự tôn trọng đối với những người đã làm được những điều không thể trong Dota 1. Nhưng kể từ ngày vấn nạn Hack tràn lan câu nói trên đã dần chuyển đổi ý nghĩa.
Các công cụ Hack Map đua nhau ra đời đã phá nát 1 game đỉnh của thế giới
Từ nghĩa khích lệ, khen ngợi đã chuyển thành mỉa mai, khinh bỉ. Cứ một người tạo Highlight trong game, hay được đăng lên clip WoDota thì vẫn luôn bị nhiều gamer khác gọi là hack. Hơi buồn, nhưng đây cũng là điều dễ hiểu, bởi Dota 1 cũng chỉ là một Custom map trong Warcraft III mà thôi. Không có ai bảo trợ, và điều hướng phát triển thì việc gặp vấn nạn này là không tránh khỏi.
Tuy vậy, xét về mặt cá nhân nếu Dota 1 không có Hack thì chắc chắn tựa game sẽ còn phát triển mạnh hơn cả bây giờ. Thậm chí là vượt trội hơn cả "Đứa em cùng cha khác ông nội" - Dota 2. Gạch đá sao tôi xin chịu, nhưng đây là sự thật.
Bởi Dota 1 quá hay và nó thậm chí đã mang tới 2 định nghĩa vô cùng quan trọng đến cộng đồng game trên toàn thế giới. Một là từ MOBA và hai là eSports - thể thao điện tử. eSports về một mặt nào đó đã tách ra khỏi khái niệm chung là Game Online.
Dota 1 chính là điều kì diệu đã tạo nên một nền eSports đỉnh cao như ngày nay
Với những lý do này, tôi dám chắc một điều với bạn rằng Dota 1 chính là tựa game đã viết nên lịch sử của nền eSports hiện đại. Cho dù game có chết hoặc hấp hối, đối với tôi Dota 1 vẫn là tựa game đã mang tôi đến với cộng đồng eSports - một nơi có rất nhiều trẩu tre nhưng rất vui và sôi động, những điều mà mà ít dòng game nào có thể làm được.
Những hình ảnh thân thuộc trong Dota 1:
Theo Game4v
10 tuýp người hâm mộ eSports Vậy bạn thuộc nhóm nào trong 10 nhóm này? Trong tình trạng các team châu Á thi nhau thống trị các giải eSports từ DotA 2, League of Legends cho đến Starcraft thì việc cộng đồng hâm mộ ngày càng lớn mạnh là điều dễ hiểu. Song có rất nhiều kiểu người hâm mộ khác nhau, cùng GameSao điểm qua đó là những...