eSports quá thành công, Tencent và CCTV làm ngay một phim để kỷ niệm
Những thành tựu đáng nể của thể thao điện tử Trung Quốc trong những năm qua thôi thúc Tencent và Đài Truyền hình Quốc gia nước này làm phim kỷ niệm.
Ngược dòng thời gian, người ta chỉ biết đến game Trung Quốc qua các sản phẩm game kiếm hiệp, tiên hiệp nhập vai. Đó là truyền thống, cội nguồn văn hóa của đất nước họ. Nhưng thời hiện đại, eSports mới là xu hướng dẫn đầu ngành game nhờ tính cộng đồng của nó. Vậy nên, trong những năm gần đây, đáng kể là từ khi Vương Giả Vinh Diệu ra đời, thể thao điện tử đại lục mới được chú ý và đầu tư có chiều sâu, bài bản nhất. Điều đó cho thấy Trung Quốc hội nhập rất nhanh vào xu hướng game quốc tế và thị hiếu thịnh hành đương đại.
Trong những năm gần đây, theo nhiều báo cáo chuyên sâu, ngành thể thao điện tử Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng. Cụ thể từ Báo cáo thị trường thể thao điện tử toàn cầu năm 2020 do Newzoo công bố, doanh thu eSports toàn cầu có thể vượt 1,1 tỷ USD, tăng 15,7% mỗi năm. Trung Quốc sở hữu khoản doanh thu 385 triệu USD trở thành thị trường game có thu nhập cao nhất thế giới.
Mặc dù thể thao điện tử còn ở vị trí thấp trong danh sách các môn thể thao – đứng thứ 99 trong các môn thể thao của Tổng cục Thể thao Trung Quốc năm 2003 – nhưng đã có nhiều bước tiến đáng kể trong những năm qua. Cho đến nay, các ông lớn về game của đại lục đang đầu tư mạnh mẽ, khát vọng vươn ra biển lớn.
Để đánh dấu những thành tích đã đạt được, Tencent phối hợp cùng Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc ( CCTV) và các đối tác sản xuất một phim về eSports.
Cụ thể, Tencent eSports và CCTV Discovery Tour đã cùng nhau sản xuất và cho ra mắt một bộ phim tài liệu về thể thao điện tử mang tên eSports in China. Bộ phim nhằm mục đích tái hiện và diễn trình từ quá khứ, hiện tại và tương lai trong lịch sử phát triển thể thao điện tử đại lục.
Video đang HOT
Để hoàn thành sản phẩm này, đội ngũ sản xuất đã quay phim kéo dài 457 ngày, lấy bối cảnh thực tế ở 28 thành phố của Trung Quốc và nhiều thành phố nước ngoài như Los Angeles, Boston… liên quan đến hơn 20 sự kiện giải đấu trò chơi khác nhau, phỏng vấn hơn 80 cựu game thủ eSports từng tham gia thi đấu và có cái nhìn toàn cảnh và chuyên sâu.
Bộ phim tài liệu gồm 6 tập. Tập đầu tiên có nhan đề “Không chỉ là một trò chơi” sẽ phát hành trên các kênh truyền thông của Tencent và CCTV bao gồm TV của Đài Loan. Trong đó, Tencent Video, Tencent Sports, Bilibili Barrage.com – ba nền tảng chính sẽ phát trực tuyến vào mỗi Chủ nhật.
Theo Game4V
Liên Quân Mobile: Dạ Vũ Vương Zata được đánh giá thua xa so với Thượng Quan Uyển Nhi trên nhiều phương diện
Lần đầu tiên, Liên Quân Mobile trình làng vị tướng sở hữu cơ chế chiến đấu mới lạ khi đòi hỏi game thủ sử dụng... nút di chuyển để hợp thành combo hoàn chỉnh.
Hầu hết các vị tướng trong Vương Giả Vinh Diệu (VGVD) đều có đặc trưng mang bản sắc văn hóa Trung Hoa cổ xưa, đó là một phần nguyên nhân khiến tựa game MOBA trên di động này trở thành "con gà đẻ trứng vàng", giúp Tencent gặt hái doanh thu tỷ USD ở thị trường nội địa.
Ngược lại, bản quốc tế của VGVD là Liên Quân Mobile lại có thiết kế mang xu hướng "đa quốc gia" nhằm đáp ứng thị hiếu game thủ bên ngoài Trung Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, gần 90 tướng VGVD đã sở hữu "bản quốc tế" của chúng trong Liên Quân Mobile mà Thượng Quan Uyển Nhi là cái tên mới nhất.
Dạ Vũ Vương Zata
Tuy nhiên, điều mà bất cứ ai cũng phải thừa nhận là Liên Quân Mobile vẫn cần một hành trình dài nữa để bắt kịp bản gốc của nó trên nhiều phương diện: đồ họa, hiệu ứng, chế độ chơi.
Đơn cử như mới đây, khi Thượng Quan Uyển Nhi xuất hiện trong Liên Quân Mobile dưới hình dạng của Dạ Vũ Vương Zata thì game thủ cảm thấy khá ngạc nhiên. Liệu Timi sẽ làm cách nào để "Người Chim" kế thừa được sự uyển chuyển, thướt tha và phong thái ngạo nghễ của cô nàng "thư pháp"?
Tạo hình, hoạt cảnh, chuyển động khi di chuyển và tung chiêu của Zata đều thiếu sự "mượt mà"
Thượng Quan Uyển Nhi của VGVD
Quả thật, với những người chơi Uyển Nhi bên VGVD thì họ đã quá quen với hình tượng thiếu nữ dùng "thư pháp" khi tung chiêu.Trái lại, tạo hình của Zata mang phong cách "dị nhân", khá không vừa mắt với nhiều người thích tướng với hình thể "quyền quý, sang trọng". Không những vậy, những người thích tướng có tạo hình Chibi mà đại diện là Alice, Keera lại càng "ngứa mắt" với Zata. Ngoài tạo hình gây "ác cảm", kỹ năng mà Timi thiết kế cho "Người Chim" cũng có chỉnh sửa đáng kể nếu với Uyển Nhi bên VGVD, đặc biệt là ở chiêu cuối với cơ chế đòi hỏi việc dùng phím di chuyển để tấn công liên hoàn.
Chiêu 1 của Thượng Quan Uyển Nhi sẽ là một pha "vung bút" thay vì triệu hồi gió lốc như Zata.
Chiêu 2 của Thượng Quan Uyển Nhi sẽ "viết", cây bút tự động di chuyển trở lại.
Chiêu cuối, Uyển Nhi cần 5 lần xung kích (lướt) để bước vào trạng thái không thể bị chọn làm mục tiêu.
Với Uyển Nhi, sau khi dùng chiêu cuối lướt về phía trước gây sát thương phép lên những kẻ địch trên đường lướt, trường hợp khi lướt qua kẻ địch đủ 5 lần thì cô nàng sẽ nhảy lên cao, bước vào trạng thái không thể bị chọn làm mục tiêu rồi tấn công liên hoàn kẻ địch (tổng cộng 10 đòn). Nhưng với Zata của Liên Quân Mobile thì Timi không đòi hỏi game thủ cao tới như vậy. Người chơi Liên Quân Mobile chỉ cần xung kích "lướt" qua kẻ địch 3 lần trong khoảng thời gian nhất định là đã bước vào trạng thái không thể bị chọn làm mục tiêu và tấn công liên hoàn được rồi.
Tạo hình, hoạt cảnh và chuyển động không thể sánh với bản gốc, trong khi kỹ năng thì giảm phần nào độ khó khiến việc phân hóa trình độ game thủ giảm nên Dạ Vũ Vương Zata sẽ được cộng đồng đón nhận với nhiều cảm xúc khác nhau. Người thì ủng hộ Timi giảm độ phức tạp của chiêu cuối nên sẽ mua và thử sức mạnh của Zata, nhưng cũng có người thì chỉ coi Dạ Vũ Vương như là "hàng dùng thử".
Theo GameK
Tencent đầu tư xây nhà thi đấu eSports ở Seoul, Hàn Quốc Tencent Trung Quốc đang đầu tư để xây một đấu trường thể thao điện tử ngay tại thủ đô Hàn Quốc. Theo truyền thông, công ty game lớn nhất Trung Quốc Tencent đang hợp tác với Seoul City để xây dựng một sân vận động eSports quy mô lớn tại thủ đô Hàn Quốc. Thành phố trợ cấp cho lao động và tiền...