eSports hóa game online là hướng đi nhiều tiềm năng
eSport hóa game online đang là một hướng đi tốt cho nhiều tựa game hấp dẫn trong nước, vừa mang tính tích cực cho cộng đồng lẫn thành công cho NPH.
Cho đến thời điểm hiện tại, những tranh cãi xoay quanh việc kỳ thực, eSports ( thể thao điện tử) đang được online hóa, hay những game online đang được các NPH và NSX khai thác theo hướng thể thao điện tử vẫn chưa đi đến hồi kết. Một số game thủ cho rằng, việc online hóa eSports khiến cho làng thể thao điện tử trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Trước đây, những giải đấu dành cho những game thủ chuyên nghiệp thường xoay quanh những tựa game được đầu tư nhiều cho mảng chơi mạng qua hệ thống LAN.
Trong khi đó với sự phổ biến ngày càng sâu rộng của internet, những trận đấu ở tầm chuyên nghiệp không còn đơn thuần chỉ là 2 đội hoặc 2 game thủ có mặt tại điểm thi đấu chung đã định sẵn như trước nữa. Trong khi hiện giờ giải đấu còn cho phép game thủ thi đấu ở bất kỳ đâu họ muốn, miễn là giờ giấc của trận đấu được cả hai bên tuân thủ nghiêm ngặt, và đường truyền internet phải đủ ổn định để trận đấu có thể diễn ra một cách bình thường.
Hãy nhìn vào những cái tên như World of Tanks hay Liên Minh Huyền Thoại. Chúng đều là các trò chơi được tạo ra để game thủ rất dễ làm quen, dễ chơi dễ tiếp cận nhưng lại khó lòng có thể luyện tập mọi kỹ năng lên mức “bá đạo”. Hay nói một cách ngắn gọn hơn là “dễ chơi nhưng khó giỏi”. Đây một lý do khiến cho không ít game online được tạo ra với cơ hội trở thành một bộ môn thể thao điện tử chính hiệu.
Vì trước đây nhiều game thủ gạo cội cho rằng, các trò chơi được sử dụng làm môn thi đấu phải bộc lộ được khả năng và đẳng cấp của mỗi game thủ. Lấy ví dụ kỹ năng xử lý độ giật của một món vũ khí trong Counter-Strike khác hoàn toàn, thậm chí khó hơn nhiều so với Đột Kích. Như vậy là họ cho rằng, những tựa game có phần casual, dễ chơi thì không nên trở thành một bộ môn eSports.
Tiếc thay đó là góc nhìn có phần khá phiến diện của những game thủ. Cuộc chơi thể thao điện tử giờ đây chẳng còn là nơi mà kỹ thuật cá nhân trở thành điều quan trọng nhất nữa. Đối với một tựa game sở hữu số lượng người chơi ít, đồng nghĩa với những giải đấu cũng “hẻo” khán giả, thì cho dù game khó tới đâu, đó vẫn sẽ là một thất bại phần nào dành cho đơn vị tổ chức sự kiện. Và như vậy là việc những tựa game online với cộng đồng game thủ đông đảo, hoàn toàn có thể trở thành một thành công lớn về mặt tài chính trong bất kỳ giải đấu thể thao điện tử nào.
Còn trong tương lai gần, sự hiện diện của những game offline thuần túy, nơi chỉ có duy nhất người chơi tương tác với các nhân vật máy sẽ dần biến mất. Và những tựa game online dạng MMO hoặc MO (số lượng game thủ tương tác với nhau ít hơn nhiều so với MMO, thường là game dạng dungeon) sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu của các nhà phát triển game vì trải nghiệm xã hội hóa độc đáo của chúng.
Tương tự như vậy khi một game online hội tụ được 2 điều kiện: cộng đồng đủ mạnh và mang tính chất của một bộ môn thể thao điện tử, chúng hoàn toàn có thể trở thành nơi mà bao game thủ luyện tập không mệt mỏi để có được ngày đứng trên đỉnh vinh quang. Điều này có nghĩa là phát hành một tựa game có được 2 yếu tố kể trên, cộng với những cố gắng của chính NPH thì họ hoàn toàn có thể tạo ra những giải đấu thường kỳ dành cho cộng đồng game thủ hâm mộ. Khi đó danh tiếng cũng như doanh thu mà các game này mang về cho NPH rõ ràng là rất đáng để hy vọng.
Theo VNE