ESPN công bố BXH đội tuyển giai đoạn mùa hè – Top Esports vượt mặt T1 lên vị trí top 1 thế giới
Có vẻ như T1 ngày càng có nhiều đối thủ sừng sỏ cạnh tranh vị trí top 1 thế giới.
Nếu như vào đầu năm nay có ai nói Top Esports là team mạnh nhất thế giới hẳn sẽ bị nhiều người chế giễu là “ảo tưởng sức mạnh”. Đơn giản là bởi tại LPL khi đó những thế lực như Invictus Gaming hay Funplus Phoenix vẫn còn đang thống trị, khi bạn không đủ sức mạnh để đứng đầu LPL thì nói gì tới chuyện top1 thế giới.
Tuy nhiên chỉ với sự gia nhập của JackeyLove, Top Esports đã vươn mình mạnh mẽ lên vị trí số 1 LPL và đẩy những “cựu thần” ở trên xuống và họ được ESPN đánh giá là team mạnh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
JackeyLove đã biến Top Esports thành đội tuyển mạnh nhất LPL hiện tại
Trong khi đó ở vị trí thứ 2 vẫn là T1, đại diện mạnh nhất của LCK ở thời điểm hiện tại, tuy nhiên ngoài Faker và những người đồng đội thì người Hàn chỉ có 1 đại diện nữa trong top 10 là DragonX mà thôi. Có thể nói sau thành tích có phần xuống dốc tại các giải đấu quốc tế, vị thế của LCK trong mắt các chuyên gia đang ở mức cực kì thấp, ngay cả nhà vô địch mùa xuân như T1 chỉ có vị trí thứ 2 thì thật đáng báo động.
T1 dù vô địch LCK mùa xuân nhưng chỉ được xếp là team đứng 2 thế giới mà thôi
BXH cụ thể của ESPN:
1. Top Esports
2. T1
3. G2 Esports
4. Royal Never Give Up
5. JD Gaming
6. DragonX
7. Cloud9
8. Fnatic
9. Rogue
10. FunPlus Phoenix
Với những đại diện Trung Quốc, chúng ta dễ dàng nhận ra Invictus Gaming đã bật bãi khỏi top10 những team mạnh nhất, thậm chí ĐKVĐ thế giới – Funplus Phoenix chỉ đứng vị trí thứ 10 mà thôi. Sự trượt dốc không phanh và lối chơi có phần “thích đi feed” của TheShy đang khiến cho IG trở nên mỏng manh và yếu đuối hơn rất nhiều.
KDA tệ hại của TheShy tại giải Trung – Hàn Đại Chiến khiến anh chàng nhận biệt danh không mấy hay ho là “thích đi feed”
Về khu vực LCK, vấn đề không nằm ở một vài đội tuyển cụ thể mà nằm ở tư duy và hệ thống lối chơi của khu vực này. Năm nay đã là năm 2020 rồi và bạn không thể chơi kiểm soát một cách hoàn hảo nữa, nếu bạn có thể làm được thì đối thủ cũng không cho phép bạn làm vậy. Vì thế sự chắc chắn của người Hàn dần chuyển thành sự bảo thủ và họ dần bị những khu vực khác vượt mặt. T1 và Faker vẫn xuất sắc đó nhưng từng đó là chưa đủ để họ tìm lại vinh quang của quá khứ.
Faker vẫn chơi cực kì ổn định nhưng sự lỗi thời về mặt chiến thuật của LCK đã khiến cho cả khu vực này tụt lại so với LPL
Điều khiến cho G2 Esports có được vị trí thứ 3 trong BXH này có lẽ nằm ở việc họ đã bớt “tấu hài” đi và thi đấu nghiêm túc hơn trong tuần vừa rồi và có được những chiến thắng thuyết phục. Có lẽ họ cần một chút thời gian để làm quen lại với hệ thống Caps đi mid còn Perkz chơi xạ thủ, khi đội tuyển này trở lại với trạng thái mạnh nhất của mình, thật khó có team nào ở Châu Âu cản được họ.
LEC có lẽ đã không đủ tầm để chơi với G2 Esports rồi
Những vấn đề mà Faker và T1 cần giải quyết ở giai đoạn mùa hè để trở lại vị thế top 1 thế giới
Faker vẫn là tuyển thủ xuất sắc, T1 vẫn là đội tuyển hàng đầu nhưng họ vẫn có những vấn đề cần giải quyết để trở lại đỉnh cao của LMHT thế giới.
Sự trưởng thành của Canna
Canna có thể nói là tuyển thủ mới thi đấu tốt nhất của T1 ở giải mùa xuân. Anh chàng không cho thấy rằng mình bị thua thiệt quá nhiều so với đối thủ, trái lại cậu nhóc sinh năm 2000 này càng đánh càng hay và khiến người ta yên tâm ở vị trí đường trên. Nếu giữ được phong độ như này, chuyện Canna trở thành vị trí đường trên số 1 Hàn Quốc chỉ còn sớm hay muộn mà thôi. Tuy nhiên, câu chuyện của Canna không chỉ dừng ở khuôn khổ LCK được.
Canna cần có thêm kinh nghiêm khi đối đầu với những dị nhân bên ngoài khuôn khổ LCK
Tính riêng ở vị trí đường trên, Trung Quốc đang có quá nhiều người chơi giỏi, đa dạng từ an toàn như Gimgoon, Zoom hay đột biến như 369, The Shy. Đó còn chưa kể tới những "dị nhân" từ Châu Âu như Wunder hay Bwipo với thừa độ quái và bài dị. Vì thế để T1 đi xa hơn và chạm tới chức vô địch thế giới, Canna với kỹ năng cao không thôi là chưa đủ, anh còn phải có tâm lý vững vàng để đối phó với mọi tình huống đột biến khi gặp phải những cái tên kể trên.
Cuzz cần đánh chủ động hơn nữa
Không biết là vô tình hay hữu ý mà nhiều người chơi đi rừng vốn có lối chơi cực kì hổ báo về T1 (trước đây là SKT T1) đều "hóa mèo" hết và chuyển sang lối chơi kiểm soát. Trước đây chúng ta từng có Peanut, mới nhất thì có Clid và Cuzz đã và đang đi theo con đường này, từ chỗ rất thích "va chạm" ở đầu game, họ dần dần trở thành những "thợ" ăn Rồng, ăn Sứ Giả Khe Nứt mất rồi.
Cuzz ngày xưa tìm cách băng tận trụ 2 tiêu diệt đối thủ, Cuzz bây giờ làm mọi cách để ăn mục tiêu
Đương nhiên yếu tố chiến thuật là một phần nhưng meta hiện tại của đấu trường chuyên nghiệp không cho phép các đội có thể kiểm soát tuyệt đối được. Vị trí đi rừng cần gây ra đột biến lớn như những pha gank bất ngờ, di chuyển khác với thông thường để mở ra cơ hội chiến thắng rõ ràng cho team. Có lẽ ban huấn luyện của T1 nên tạo điều kiện để Cuzz tự do hơn nữa, thi đấu phóng khoáng hơn nữa chăng.
Tới lúc Cuzz trở về bản ngã trước đây?
Dừng ngay lối tư duy "chơi để không thua"
Cách đây ít ngày, BLV, cựu tuyển thủ CloudTemplar đã có một buổi livestream cực kì dài chỉ để nói về nguyên nhân thất bại của T1 nói riêng và các đội Hàn Quốc nói chung tại giải Trung - Hàn Đại Chiến. Một trong những ý kiến "đắt" nhất của anh đó là: "Thay vì ép đối thủ đánh lỗi, chúng ta lại lại chơi theo kiểu chúng ta sẽ thắng nếu không mắc sai lầm. Nói cách khác thì LCK chơi để không thua chứ không phải để thắng".
T1 và Faker đã không thể vượt qua vòng bảng giải Trung - Hàn Đại Chiến vừa rồi
Chính điều này là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới sự thất bại của các team Hàn Quốc nói chung chứ không riêng gì T1 trong những năm vừa qua, họ quá tập trung vào bảo thân mình và không nghiên cứu kỹ đối thủ. Kết quả là bị đánh bại ở những trận đấu quyết định chỉ vì không ngờ đối thủ sẽ thi đấu đột biến như vậy, 2 thất bạn trước G2 Esports tại bán kết MSI 2019 và CKTG 2019 là minh chứng rõ nhất cho điều này.
Các bạn còn nhớ một mình Pyke của G2 Esports đã phá nát đội hình tưởng như hoàn hảo của SKT T1 chứ
Vì thế vấn đề lớn nhất mà T1 cần cải thiện bây giờ chính là tư duy tiếp cận trận đấu. LMHT không giống như một bài thi nơi bạn không trả lời sai là bạn có điểm tốt, dù bạn có đánh hoàn hảo nhưng đối thủ với cách chơi đột biến và trên cơ bạn. SKT T1 trước kia từng tiên phong trong lối chơi kiểm soát của người Hàn, không có lý do gì họ không trở thành lá cờ đầu trong việc đổi mới tư duy và chơi đột biến hơn cả.
Xếp hạng trước thềm các giải đấu mùa hè - LPL độc tôn top1, VCS 'đội sổ' trong các khu vực độc lập VCS đã có cơ hội để vượt qua cái bóng của khu vực LMS cũ nhưng rất tiếc chúng ta vẫn chưa đủ đẳng cấp. 1. Trung Quốc Cái đáng sợ của khu vực LPL không phải là họ mạnh như thế nào mà là sự đồng đều của các đội tuyển. Cách đây khoảng nửa năm, sau khi xem Funplus Phoenix vô...