Ericsson tìm cách chặn nhập khẩu thiết bị của Apple
Ericsson và Apple đang leo thang cuộc chiến liên quan đến bằng sáng chế viễn thông, bao gồm cả 5G.
Theo Bloomberg, hãng viễn thông đa quốc gia của Thụy Điển đã đệ đơn khiếu nại thương mại, nhằm tìm cách chặn nhập khẩu các thiết bị của Apple. Điều này làm leo thang một cuộc chiến pháp lý và cho thấy cuộc đàm phán cấp phép giữa hai bên về công nghệ viễn thông 5G đang không có hiệu quả.
Ngay cả trước khi thỏa thuận cấp phép năm 2015 của Ericsson và Apple hết hạn, hai công ty đã kiện cáo lẫn nhau
Trong đơn khiếu nại gửi lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ tại Washington, Ericsson nhắm vào một loạt sản phẩm của Apple, bao gồm iPhone, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, loa thông minh và máy nghe nhạc kỹ thuật số, mà hãng này cho rằng vi phạm một số bằng sáng chế của mình. Ericsson cũng đệ đơn kiện hôm 17.1 tại một tòa án quận ở bang Texas, cáo buộc các thiết bị của Apple đang sử dụng phát minh được cấp bằng sáng chế của Ericsson mà không trả tiền.
Video đang HOT
Ngay cả trước khi thỏa thuận cấp phép năm 2015 của Ericsson và Apple hết hạn, hai công ty đã kiện cáo lẫn nhau. Tháng 10.2021, Ericsson kiện Apple, nói rằng hãng công nghệ Mỹ có thái độ “đạo đức giả” trong các cuộc đàm phán. Apple đáp trả bằng vụ kiện vào tháng 12.2021, tuyên bố Ericsson đang sử dụng chiến thuật “strong arm” (dùng sức mạnh để gây sức ép, bắt đối phương làm điều mình muốn) trong các cuộc đàm phán.
“Vì thỏa thuận trước đó đã hết hạn, và chúng tôi không thể đạt được thỏa thuận về các điều khoản cũng như phạm vi của giấy phép mới, nên Apple đang sử dụng công nghệ của chúng tôi mà không có giấy phép”, người phát ngôn của Ericsson Mikaela Idermark viết trong một tuyên bố qua email.
Ericsson đang dựa vào lịch sử lâu đời của mình trong lĩnh vực viễn thông và vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghệ truyền thông, phát trực tuyến cho điện thoại cùng các thiết bị khác. Theo hồ sơ các vụ kiện, Ericsson từng bán chiếc điện thoại đầu tiên vào năm 1878. Hãng viễn thông có trụ sở tại Stockholm (Thụy Điển) cũng đóng vai trò quan trọng trong các bảng thiết lập tiêu chuẩn và bằng sáng chế, bao gồm những lĩnh vực như chuyển vùng, tín hiệu và truyền thông tin hệ thống.
Nội dung hồ sơ khiếu nại cho biết, một số bằng sáng chế liên quan đến vụ kiện là phần thiết yếu của tiêu chuẩn ngành về viễn thông, bao gồm cả 5G. Ericsson nói rằng họ tuân thủ yêu cầu do hội đồng đặt ra, cấp phép bằng sáng chế theo các điều khoản công bằng và hợp lý, nhưng Apple đã “có chủ ý và cố ý” trong việc sử dụng những phát minh này mà không trả tiền.
Trong đơn kiện được đệ trình vào tháng 12.2021, Apple cho rằng Ericsson là người chơi nhỏ hơn khi nói đến thế hệ truyền thông di động mới nhất, nhưng vẫn đang yêu cầu “giá nhãn dán” là 5 USD cho mỗi thiết bị như thể Ericsson vẫn là người đóng góp nhiều nhất cho các tiêu chuẩn của ngành. Apple cho biết “luôn sẵn sàng trả một mức giá hợp lý cho công nghệ được sử dụng trong các sản phẩm của chúng tôi”. Nhà sản xuất iPhone đã yêu cầu một tòa án đưa ra “mức giá hợp lý” toàn cầu cho tiêu chuẩn thiết yếu về bằng sáng chế của Ericsson.
“Ericsson từ chối đàm phán các điều khoản công bằng để gia hạn thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế, thay vào đó đã kiện chúng tôi trên toàn thế giới để lấy tiền bản quyền quá mức. Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ mình trước chiến thuật của họ”, Apple nói.
Ericsson kiện Apple vi phạm 12 bằng sáng chế 5G
Apple đang bị Ericsson kiện vì tiếp tục sử dụng các bằng sáng chế 5G của công ty Thụy Điển trên iPhone, sau khi hợp đồng cấp phép hết hạn.
Theo AppleInsider, hai vụ kiện nhằm vào Apple đã được Ericsson đệ trình với tổng cộng 12 bằng sáng chế riêng biệt. Vụ kiện được đưa ra sau khi các cuộc đàm phán kéo dài với Apple chưa thể kết thúc trước khi thỏa thuận cấp phép trước đó của công ty hết hạn.
Báo cáo cho biết vụ kiện đã được nộp tại tòa án Quận Tây của Texas và ít nhất tại một khu vực không xác định bên ngoài Mỹ.
Ericsson và Apple lại "rủ nhau" ra tòa
Ericsson cho biết, "Apple lần đầu tiên được cấp phép cho các bằng sáng chế thiết yếu 2G và 3G của Ericsson vào năm 2008 khi hãng phát hành chiếc iPhone đầu tiên. Vào năm 2015, Apple và Ericsson đã thực hiện một giấy phép chéo toàn cầu khác, bao gồm các bằng sáng chế của cả hai bên liên quan đến các tiêu chuẩn mạng 2G, 3G và 4G. Khi giấy phép đó hết hạn, Apple không còn được cấp phép cho các bằng sáng chế thiết yếu của Ericsson nữa".
Đơn kiện đầu tiên bao gồm 4 bằng sáng chế, trong đó có bằng sáng chế "355" liên quan đến "truyền thông tin hệ thống trên kênh chia sẻ tải về". Trong khi đó, đơn kiện thứ hai bao gồm 8 bằng sáng chế, trong đó bằng sáng chế "454" liên quan đến chuyển vùng mạng WAN và LAN.
Các vụ kiện này không thể được đưa ra cho đến khi giấy phép hết hạn, nhưng chúng không phải là biện pháp pháp lý đầu tiên mà Apple hoặc Ericsson sử dụng. Vào tháng 10.2021, Ericsson khởi kiện Apple với mục đích ngăn công ty nộp một vụ kiện bất ngờ nhằm cố gắng làm giảm giá trị các bằng sáng chế bằng cách cho rằng chúng không cần thiết. Sau đó Apple kiện Ericsson vào tháng 12.2021, cáo buộc công ty đang sử dụng "chiến thuật mạnh tay" trong các cuộc đàm phán về bằng sáng chế của mình.
Những cuộc chiến pháp lý này tương tự như một loạt vụ kiện mà cả hai công ty đã trải qua vào năm 2015. Sau đó, các vụ kiện đã được giải quyết bằng một thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế mới, và đó chính là thỏa thuận đã hết hạn để mở ra cuộc chiến mới này.
Sức ép từ Mỹ vẫn quá lớn, Huawei có thể sắp phải bán bộ phận kinh doanh máy chủ Các lệnh trừng phạt khiến Huawei tiếp tục gặp khó khăn trong việc mua bộ vi xử lý từ các nhà sản xuất chip của Mỹ. Huawei được cho là đang tiến hành các cuộc đàm phán nâng cao để bán bớt mảng kinh doanh máy chủ của mình, sau khi họ gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung các bộ...