Ericsson chuẩn bị sẵn 1,2 tỉ USD cho cuộc điều tra của Mỹ
Theo nhà sản xuất thiết bị viễn thông di động Erisson, kết quả kinh doanh quý 3/2019 của họ sẽ bị ảnh hưởng vì đã chuẩn bị trích ra hơn 1,2 tỉ USD để đối phó với kết quả cuộc điều tra của Mỹ sắp tới.
Ericsson chuẩn bị mất khoảng 1,2 tỉ USD ngay trước khi tổng kết kinh doanh quý 3/2019
Theo Reuters, Ericsson chia sẻ trong một thông cáo báo chí: Các cuộc điều tra của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ cùng Bộ Tư pháp nước này cho thấy, có vấn đề liên quan đến sự tuân thủ của hãng với Đạo luật chống tham nhũng tại nước ngoài ( FCPA) của Mỹ.
Hãng viễn thông Thụy Điển cho hay, họ ước tính mức phạt có thể lên tới 1 tỉ USD, cùng với các chi phí liên quan, để giải quyết các cuộc điều tra. Họ cũng xác nhận, quá trình tìm kiếm giải pháp chung vẫn đang tiếp diễn.
Video đang HOT
Trong quá trình điều tra, Erisson đã bị xác định vi phạm các quy tắc đạo đức và FCPA, hãng thừa nhận thêm rằng các vi phạm này là kết quả xuất phát từ nhiều thiếu sót, bao gồm cả việc công ty không phản ứng với các cảnh báo đỏ và kiểm soát nội bộ lỏng lẻo.
Theo Thanh Niên
Huawei có 50 hợp đồng thương mại 5G giữa căng thẳng Mỹ - Trung
Tại Huawei Connect 2019, công ty này dự đoán các hệ thống 5G sẽ bắt đầu mang lại lợi nhuận trong năm tới khi Trung Quốc bắt đầu triển khai các dịch vụ liên quan.
Ông Ken Hu, Phó chủ tịch Huawei thông báo ở sự kiện Huawei Connect 2019 rằng họ đã đạt được hơn 50 hợp đồng thương mại 5G mặc cho các cáo buộc gián điệp từ Mỹ và đồng minh.
Ông cho biết các dự án 5G của Huawei đang được tăng tốc triển khai, đặc biệt tại châu Á, tuy các dự án này vẫn phải chờ đợi một thời gian trước khi có lợi nhuận đáng kể.
Ông Ken Hu không nhắc nhiều đến 5G tại Huawei Connect 2019, nhưng ông vẫn dự đoán về một tương lai lạc quan.
"Chúng ta sẽ thấy kết quả rõ hơn vào giữa năm 2020 khi nhóm dự án thương mại 5G đầu tiên ở Trung Quốc hoàn thành giai đoạn 1", ông Ken Hu trả lời Reuters tại sự kiện.
Theo thống kê từ chính Huawei, công ty này đã bán ra hơn 200.000 trạm thu phát 5G, lắp đặt tại 50 thành phố trên toàn thế giới, trong đó có 28 thành phố tại châu Âu.
Forbes cho rằng lượng bán ra thực tế vào khoảng 168.000 trạm thu phát.
Cả hai đều là con số khổng lồ nếu so với 11.210 trạm bán ra bởi SoftBank tại Nhật, hay 30.000 trạm do Shanxi của Trung Quốc.
Theo một số báo cáo từ tháng 7, Nokia chỉ mới có 45 hợp đồng thiết bị 5G thương mại trên toàn cầu, Ericsson cũng có 24 hợp đồng với các nhà mạng tại Mỹ và châu Âu.
Tuy nhiên, chưa thể nói Huawei đang đứng đầu thị trường bởi rất nhiều đối thủ của họ không công bố con số chính thức. Theo Android Authority, những trạm này có thể chủ yếu chỉ đặt ở Trung Quốc bởi 5G chưa hoàn toàn khả dụng trên toàn cầu.
Thực tế, thị trường 5G nội địa đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi Washington đang cấm các công ty Mỹ tự ý giao dịch linh kiện, công nghệ với Trung Quốc do các nghi ngại an ninh.
CEO Nhậm Chính Phi trong một bài phỏng vấn với The Economist cho biết hãng này sẵn sàng bán các công nghệ 5G của Huawei, gồm cả các bằng sáng chế, mã lập trình, bản mẫu... cho các công ty châu Âu để giải đáp các trăn trở từ Mỹ.
Tại Huawei Connect 2019, ông Ken Hu một lần nữa thể hiện ý định đó. "Bằng cách cho phép các công ty khác mua lại công nghệ, chúng tôi tin các lo lắng sẽ được giải quyết", ông Ken Hu nói với báo giới, "khách hàng và cả ngành công nghệ sẽ có lợi khi cạnh tranh tăng cao, và đó là điều chúng tôi muốn thấy".
Theo Zing
'Hạ bệ' Facebook: Nhiệm vụ bất khả thi cho FTC Joseph Simons- Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) kể từ khi nhậm chức đã luôn có những động thái mạnh mẽ nhằm bảo vệ người tiêu dùng Mỹ trước những hành vi thiếu tôn trọng quyền riêng tư người dùng của Facebook. Kế hoạch chia tách gã khổng lồ công nghệ... Tòa nhà FTC. Joseph J. Simons giữ chức...