Erdogan : Thổ Nhĩ Kỳ không lo về lệnh trừng phạt của Mỹ
Ông Erdogan tuyên bố đầy cứng rắn, đồng thời khẳng định Ankara sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự ở Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan – ảnh The National.
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ không lo lắng về các lệnh trừng phạt của Mỹ liên quan đến chiến dịch quân sự của nước ở miền Bắc Syria, hoạt động quân sự này sẽ tiếp tục cho đến khi đạt được mục tiêu, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp đặt chế độ trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ do tình hình ở phía đông bắc Syria, nơi Ankara phát động một cuộc tấn công chống lại các đơn vị vũ trang người Kurd – đồng minh của Mỹ.
Ông chủ Nhà Trắng Donald Trump đã mô tả một loạt các biện pháp trừng phạt có thể trong tương lai, bao gồm cả các biện pháp tài chính.
Hiện tại, trong danh sách trừng phạt có Bộ Quốc phòng và Bộ Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như người đứng đầu các bộ này và phó chủ tịch đảng cầm quyền Công lý và Phát triển ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Hoa Kỳ cũng tuyên bố tạm dừng đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về thỏa thuận thương mại và tăng thuế nhập khẩu đối với thép Thổ Nhĩ Kỳ lên 50%.
Hòa Bình
Theo baogiaothong
Ván bài cao tay của ông Putin khiến vết nứt quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ ngày một rộng
Tổng thống Nga Putin rất khôn ngoan trong "cuộc chơi" với người Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà lãnh đạo Nga hiểu ông Erdogan sẽ nghiêng về phía mình, xa lánh nhiều người ở Washington và bởi vậy các lựa chọn của ông Erdogan dần bị hạn chế.
Theo Foreign Policy, Thổ Nhĩ Kỳ dường như đang "qua mặt" Mỹ. Cùng với các chiêu bài, sự đe dọa và hăm dọa, ông Erdogan đã thuyết phục Mỹ đi đến thỏa thuận ở phía Đông Bắc Syria nhằm ngăn một cuộc tấn công từ người Kurd.
Tuy nhiên, nếu ông Erdogan thành công trong việc áp chế Washington, ngược lại Tổng thống Nga Putin lại có chiêu bài độc khắc chế nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdogan vừa mới có chuyến thăm Moscow và ở đây ông Putin đã chứng minh với Thổ Nhĩ Kỳ sức mạnh ấn tượng về quân sự với cả máy bay chiến đấu SU-35 và SU-57.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Nga Putin
Chuyến thăm Moscow của ông Erdogan diễn ra sau khi Moscow bàn giao lô hệ thống phòng thủ tân tiến S-400 đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara đã nhiều lần bị Mỹ cảnh báo rằng vũ khí này sẽ giúp người Nga có cơ hội giải mã công nghệ tàng hình của F-35, do đó gây nguy hiểm cho an ninh của toàn bộ máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ cũng như các nước NATO.
Trớ trêu thay, Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là người sẽ nhận được 100 chiếc F-35 trong tương lai mà còn đồng thời là nhà sản xuất máy bay. Washington, trong một động thái quan trọng đã trao cho Thổ Nhĩ Kỳ vai trò lớn trong việc sản xuất nhiều bộ phận của máy bay F-35, trong đó có thân máy bay. Và nhờ vậy, Ankara đã thu về nhiều tỷ USD tiền xuất khẩu và có được bí quyết công nghệ có giá trị trong ngành công nghiệp vũ khí, một mục tiêu được Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm từ lâu.
Không có gì đáng ngạc nhiên, việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết mua S-400 đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ đưa ra nhiều giải pháp trừng phạt quyết định mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ ngoài việc trục xuất nước này ra khỏi chương trình F-35.
Việc mua S-400 của Nga cũng khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải đánh đổi. Ngoài việc đánh mất cơ hội hiện đại hóa dàn máy bay chiến đấu già cỗi, Ankara cũng để lỡ cơ hội nhận được sự chuyển giao công nghệ và cơ hội kiếm hàng tỷ USD xuất khẩu.
Ông Erdogan dường như đã đúng khi người Mỹ khó có khả năng triển khai các mối đe dọa. Tuy nhiên, đây vẫn được đánh giá là một quyết định phi thường, bởi vì làm ấm lòng ông Putin, nghĩa là ông Erdogan đã phải đặt cược tương lai của ngành công nghiệp quốc phòng của mình vào những rủi ro.
Không chỉ mua S-400, Thổ Nhĩ Kỳ còn ngỏ ý muốn mua máy bay chiến đấu của Nga và điều này hẳn nhiên làm sâu thêm sự rạn nứt với Mỹ.
Dù ông Erdogan ngỏ ý sẵn sàng phá vỡ mối quan hệ quan trọng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy mối quan hệ ấm nồng với ông Putin, lãnh đạo Nga-Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bất hòa về tình hình Syria.
Nga, cùng với Iran, đã hậu thuẫn chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Không có gì khó hiểu khi chính quyền Syria luôn tăng cường lực lượng vào Idlib. Tháng trước, một đoàn xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực bị tấn công, rất có thể là từ máy bay do Nga sản xuất. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ nhẹ nhàng chỉ trích Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ đã hy vọng rằng tỉnh Idlib sẽ vẫn là một vùng đệm để ngăn dòng người tị nạn từ Syria tràn qua Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, tất cả các dấu hiệu cho thấy quân đội Syria sẽ tiến lên tấn công dẹp khủng bố ở khu vực này. Và Nga dường như đã rất biết cách nắn gân Thổ Nhĩ Kỳ khi nối lại việc đánh bom ở Idlib sau đó là lệnh ngừng tấn công vào khu vực này.
Ông Putin rất khôn ngoan trong "cuộc chơi" với người Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà lãnh đạo Nga hiểu ông Erdogan sẽ nghiêng về phía mình, xa lánh nhiều người ở Washington và bởi vậy các lựa chọn của ông Erdogan dần bị hạn chế.
Theo nguoiduatin
Tình cảnh "khó cứu" của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib: Ankara "gọi", Nga-Iran "không nhấc máy" Mặc dù đang là bộ ba định hình cuộc xung đột ở Syria, những ước muốn của Thổ Nhĩ Kỳ tại đây không được Nga và Iran lắn nghe. Nga-Iran đang ở bên đối lập với Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ sử dụng cuộc họp 3 bên sắp tới với Nga và Iran để kêu gọi lực lượng quân...