EP tăng mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính
Với 352 phiếu thuận, 326 phiếu chống và 18 phiếu trắng, Nghị viện châu Âu (EP) thông qua mục tiêu giảm ít nhất 60% lượng phát thải khí nhà kính ở Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2030, cao hơn 5% so với mục tiêu giảm phát thải do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đề xuất mục tiêu giảm 55% lượng khí thải nhà kính của EU vào năm 2030 so với mức của năm 1990, trong khi mục tiêu giảm hiện nay được đặt ở mức 40%.
Việc thông qua mục tiêu trên sẽ mở ra con đường thảo luận với các nước thành viên trong EU. Theo dự thảo đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh tới diễn ra vào hai ngày 15 đến 16-10, các lãnh đạo EU dự kiến thảo luận về đề xuất của EC liên quan đến mục tiêu 2030 và các biện pháp cần thiết để đạt được điều này, trước khi xem xét lại vấn đề vào tháng 12.
Đức cải thiện với Nga, tôn trọng lịch sử Thế chiến 2
Người đứng đầu Bundestag Wolfgang Schauble cho rằng, Mỹ đã không còn là siêu cường duy nhất trên thế giới và Đức cần cải thiện quan hệ với Nga.
Video đang HOT
Trong cuộc phỏng vấn tờ Deutsche Welle mới đây, người đứng đầu Bundestag (Quốc hội Đức) Wolfgang Schauble đã cho rằng, Mỹ mất dần vị thế siêu cường số 1 của mình trong thế giới hiện đại.
Điều người Đức cần làm hiện nay là cải thiện các quan hệ với Nga dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng các yêu cầu của Nga cũng như lịch sử thế giới.
Đức kỳ vọng cải thiện quan hệ với Nga trong tương lai gần.
"Chúng ta cần thiết lập quan hệ hợp tác bình đẳng và chặt chẽ hơn với Nga. Trong những năm tháng quyết định, rõ ràng ở Mỹ không nhận thức được điều này và không làm được điều gì. Chúng ta cần nỗ lực đi tới hợp tác chặt chẽ hơn với Nga, tôn trọng đầy đủ lịch sử và các yêu cầu của họ" - ông Schauble nói.
Việc Đức xem xét lại bối cảnh thế giới hiện nay và đánh giá cao vị thế của Nga đã cho thấy tư tưởng có phần thay đổi của họ trong tình hình mới.
Từ khi ông Donald Trump làm Tổng thống Mỹ với các chính sách kinh tế, thuế quan gay gắt, quan hệ giữa Mỹ và Đức đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng thông qua các cuộc đối đầu trong nhiều vấn đề bao gồm cả từ thương mại đến quân sự, quốc phòng và cả sự lựa chọn hợp tác với Trung Quốc. Trong tình thế đó, Nga vẫn là những đối tác tôn trọng sự hợp tác bình đẳng với phía Đức.
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, những công lao của lực lượng Hồng quân Liên Xô đã được các thế hệ người Đức ghi nhớ.
Hồi tháng 9/2019, Nghị viện châu Âu dưới sự lãnh đạo luân phiên của Ba Lan, đã thống nhất thông qua một nghị quyết liên quan tới những nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ 2, trong đó nêu rõ, Hiệp ước Molotov-Ribbentrop là một thỏa thuận bí mật của Đức Quốc xã và Liên Xô, mở đường cho cuộc đổ máu ở Ba Lan. Do đó, Liên Xô có cùng lỗi với Đức Quốc xã vì đã gây ra Chiến tranh Thế giới Thứ 2.
Trong lúc Nga nỗ lực để bác bỏ các cáo buộc của châu Âu mà đứng đầu là Ba Lan hòng đổ lỗi cho Liên Xô khởi động cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 thì phía Đức cũng đã lên tiếng để minh oan cho Nga.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas và nhà sử học Andreas Wirsching đã có một bài báo với tựa đề "Không có chính trị nào mà không có lịch sử" đã yêu cầu nhiều người từ bỏ các nỗ lực tìm ra "thủ phạm mới" của Thế chiến Thứ 2.
Ngoại trưởng Đức thậm chí đã nhấn mạnh rằng, nước Đức nhận mọi trách nhiệm về việc đã gây nên Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Theo đó, bài báo có đoạn: "Những nỗ lực viết lại lịch sử theo cách đáng xấu hổ nhất trong vài tháng qua đòi hỏi chúng tôi phải đưa ra một tuyên bố rõ ràng vì thực tế là sự thật lịch sử không thể thay đổi: chính nước Đức đã bắt đầu Thế chiến Thứ 2 với cuộc tấn công vào Ba Lan, và chính Đức phải chịu trách nhiệm về nạn Diệt chủng người Do Thái.
Bất cứ ai gieo rắc nghi ngờ về điều này, và cố gắng buộc tội các dân tộc khác trong sự kiện này, là hành xử sai trái với các nạn nhân của cuộc chiến. Họ lợi dụng lịch sử và chia rẽ châu Âu".
Gần đây, đã có ngày càng nhiều các quan điểm của giới chức và nghị sĩ Đức ủng hộ cải thiện quan hệ với Nga. Đặc biệt là việc ủng hộ hoàn thành dự án năng lượng đường ống Nord Stream-2 chạy dưới biển Baltic. Bất chấp các vấn đề căng thẳng song phương, Đức vẫn duy trì quan điểm không ngăn cản dự án Nord Stream-2 được hoàn thành.
Đây có lẽ là một dự án kinh tế mang màu sắc chính trị từ khi các thế lực nước ngoài cố gắng tô màu cho chúng, ép Berlin phải thực hiện những yêu sách mà họ đưa ra. May thay, tính chính trị của dự án không thể hiện ở phía Nga, Moscow đã khẳng định, họ sẽ tự bỏ tiền để hoàn thành dự án nếu Mỹ kiên quyết áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nord Stream-2 và các đối tác của nó.
Đức đề xuất cơ chế pháp lý về việc nhận hỗ trợ tài chính của EU Ngày 28/9, Đức đã đề xuất một cơ chế pháp lý có điều kiện để tiếp cận các quỹ của EU, bao gồm cả quỹ phục hồi kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Đồng euro tại Lille, Pháp. Ảnh: AFP/ TTXVN Theo hãng tin Reuters (Vương quốc Anh), Đức - nước đang giữ chức Chủ...