Ép học sinh ăn chay, phụ huynh phản ứng
Trường tiểu học Xuân Phú (TP Huế) có cách “đổi món” kỳ quặc, gây phản ứng đối với nhiều phụ huynh, khi cho toàn bộ học sinh các lớp bán trú ăn chay suất trưa vào nhiều dịp lễ rằm, mồng một âm lịch.
Sáng 14/12, phụ huynh Trường tiểu học Xuân Phú (Huế) phản ánh đến cơ quan báo chí về việc con em họ phải ăn bún chay vào ngày rằm, mùng một âm lịch khi học bán trú tại cơ sở giáo dục này. Lần “trai giới” gần nhất của gần 200 học sinh Trường TH Xuân Phú là hôm 13/12, nhằm ngày mùng một tháng 11 âm lịch.
“Thấy cháu đi học về có dấu hiệu mỏi mệt, thèm ăn quà vặt một cách khác thường, tôi gặng hỏi mới biết, các cô bảo mẫu của trường cho ăn bún chay thay vào suất cơm trưa, nên rất chóng đói”, một phụ huynh cho biết.
Video đang HOT
Phụ huynh khác thắc mắc: “Thật vô lý. Khi đóng tiền ăn từng tháng, với mức trên dưới 350.000 đồng tùy theo thời gian học, tôi cứ nghĩ khẩu phần dinh dưỡng tối thiểu tại lớp phải thường xuyên có cá, thịt. Vậy mà vài dịp lễ rằm, mồng một gần đây, học sinh bán trú lại phải ăn chay, gồm bún kèm các thứ rau, củ, đậu phụ nấu thành canh. Họp phụ huynh tại trường đầu năm, chúng tôi không hề nghe phổ biến kiểu đổi món lạ lùng như thế này. Nếu có, chắc khó có ai chấp nhận. Khi nghe con em nói lại, mình mới biết”.
Theo hồ sơ lưu khẩu phần ăn dành cho các lớp bán trú trong học kỳ I năm học 2012- 2013, học sinh Trường TH Xuân Phú đã ba lần phải ăn chay vào các trưa 31/8, 14/11, 13/12, với khẩu phần chính là bún chay và đồ ăn chiều (bánh bao, bánh ngọt).
Những ngày “trai giới” kể trên đều ứng với lễ rằm, mùng một âm lịch. Khi được hỏi lý do học sinh phải ăn chay vào lễ rằm, mùng một (trùng ngày ăn chay của đạo hữu Phật giáo), bà Võ Thị Na, Hiệu trưởng Trường TH Xuân Phú, nói: “Nhà trường cho các cháu ăn chay không phải theo quan niệm tôn giáo, mà chỉ để đổi món”. Tuy nhiên, trước những thắc mắc về cách đổi món không giống ai của trường, bà Võ Thị Na thừa nhận: “Do một số cô bảo mẫu thích ăn chay, nên nấu chay cho các cháu ăn luôn”.
Liên quan vấn đề trên, ông Phan Nam, Trưởng phòng GD&ĐT TP Huế cho biết: “Trường cho học sinh ăn toàn là đồ chay, không nấu kèm với thịt, cá qua nhiều lần như thế không thể gọi là đổi món được.
Việc làm này của bảo mẫu không lẽ hiệu trưởng nhà trường không biết? Đây là việc làm hoàn toàn cố ý, trúng vào lễ rằm, mùng một âm lịch. Ăn chay như thế, mình là người lớn còn thấy khó chịu, huống hồ học sinh, các cháu chịu sao nổi. Phòng sẽ tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh ngay”.
Theo V.Nguyễn (Tiền Phong)
UBND TP Hà Nội yêu cầu kiểm tra việc Báo Lao Động nêu
Văn phòng UBND TP Hà Nội đã có công văn yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý vụ việc về bữa ăn học đường đã được nêu trên Lao động điện tử.
Nhiều học sinh phải chống đói bằng bữa ăn đường phố
Công văn ghi rõ: "Báo LĐĐT ngày 27.11.2012 có bài "Bữa ăn học đường, lớp bán trú: Vừa tự phát, vừa dần... teo tóp", nội dung phản ánh về bữa ăn đối với học sinh bán trú tại một số trường trên địa bàn thành phố.
Về việc này, đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Chủ tịch UBND Thành phố có ý kiến như sau: Giao UBND các quận, huyện, thị xã và ngành giáo dục đào tạo kiểm tra, xử lý sự việc Báo LĐĐT đã nêu theo quy định; trả lời Báo LĐĐT và báo cáo kết quả với UBND TP".
Trước đó, LĐĐT đã nêu thực trạng: Thực phẩm cung cấp cho học sinh mới chỉ dừng ở mức kiểm soát an toàn, vấn đề dinh dưỡng hợp lý vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tương tự, một khảo sát chuyên môn khác của Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam thì: "Những thực phẩm chế biến sẵn thường có độ đậm (muối) cao, ăn thường xuyên sẽ tạo thành thói quen ăn mặn gây thừa muối, là tác nhân gây tăng huyết áp, đặc biệt lưu ý ở trẻ thừa cân béo phì".
Bên cạnh đó, không chỉ thiếu hợp lý trong thành phần dinh dưỡng ở bữa ăn cũng như các loại thức ăn dành cho học sinh, mà theo tìm hiểu của PV, để được cung cấp các bữa ăn tại các trường bán trú, ngoài việc chịu tác động từ bão giá thì để được trở thành nhà cung cấp, hầu hết các đơn vị đều phải chiết khấu phần trăm lại cho trường nên thực tế các bữa ăn của các HS đã bị "teo tóp" dần khi phải "cõng" các khoản phụ phí...
Theo laodong
Bữa trưa chống bỏ học Trước tình trạng trường học xa nhà, học sinh miền núi chán học, bỏ học, năm học 2012-2013, tỉnh Khánh Hòa đã áp dụng nhiều biện pháp chống bỏ học. Trong đó có việc nấu cơm trưa, ăn cơm trưa tại trường tiểu học. Bà Hoàng Thị Lý - phó GĐ Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, cho biết, chương trình cho học sinh...