EP chưa thể thông qua gói hỗ trợ Ukraine trị giá 18 tỷ euro
Ngày 24/11, Nghị viện châu Âu (EP) đã chấp thuận gói hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu (EU) dành cho Ukraine trong năm 2023 với trị giá 18 tỷ euro (18,7 tỷ USD).
Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn chưa được thông qua do vấp phải sự phản đối của Hungary.
Người dân tại Mariupol, Ukraine, ngày 12/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Hungary khẳng định nước này không chấp nhận việc EU cùng đi vay để đóng góp cho gói viện trợ Ukraine. Thay vào đó, Budapest có kế hoạch hỗ trợ song phương cho nước này. Hôm 23/11, Hungary cũng thông báo sẽ viện trợ 187 triệu euro (gần 195 triệu USD) cho Ukraine, tương đương 1% số tiền mà EU muốn huy động.
Video đang HOT
Quan chức ngân sách hàng đầu của EU cho rằng Hungary ngăn cản kế hoạch viện trợ của khối cho Ukraine nhằm tạo sức ép buộc liên minh này giải ngân hàng tỷ euro cho Budapest, trong đó có 5,8 tỷ euro (6,04 tỷ USD) từ quỹ phục hồi hậu COVID-19.
Trong nghị quyết được thông qua cùng ngày, các nghị sĩ EP đã kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) không thay đổi quan điểm trước sức ép của quốc gia Trung Âu này.
Ukraine đang gấp rút tìm kiếm hàng tỷ USD viện trợ tài chính khẩn cấp vào năm tới khi nước này phải chật vật vượt qua tình trạng suy thoái kinh tế do tác động của cuộc xung đột hiện nay với Nga. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính chính quyền Kiev sẽ cần khoảng 3 – 4 tỷ euro mỗi tháng trong năm 2023 nhằm nỗ lực duy trì các hoạt động của Chính phủ Ukraine khi tình hình xung đột có thể vẫn tiếp diễn.
Kể từ đầu năm 2022 đến nay, EU đã viện trợ cho Ukraine 6,5 tỷ euro (6,77 tỷ USD). EU hy vọng rằng khoản hỗ trợ của liên minh này cùng các khoản đóng góp của Mỹ và các nhà tài trợ quốc tế lớn khác sẽ giúp đạt được các mức viện trợ cần thiết dành cho Ukraine.
EU tuyên bố đã thay thế hoàn toàn khí đốt của Nga
Liên minh châu Âu (EU) đã thay thế hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga bằng khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) và khí đốt từ các nhà cung cấp khác đáng tin cậy.
Theo đài RT (Nga), tuyên bố trên do Cao ủy phụ trách năng lượng của EU Kadri Simson đưa ra trong phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu hôm 23/11. Khối này đang thảo luận về đề xuất áp giá trần khí đốt Nga để kiểm soát chi phí năng lượng cao ngất ngưởng đối với người tiêu dùng.
"Đa dạng hoá, giảm nhu cầu, chính sách lưu trữ chung và kế hoạch #Repower đang tạo ra sự khác biệt. Nhưng chúng ta vẫn phải cảnh giác", ông Simson nói. REPowerEUlàkế hoạch do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất vào trung tuần tháng 5 vừa qua. Kế hoạch này đặt mục tiêu tiết kiệm năng lượng nhằm ứng phó với những khó khăn và tình trạng gián đoạn thị trường năng lượng do cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine.
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời các chuyên gia cho biết EU đã tăng cường nỗ mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ để thay thế khí đốt của Nga. Theo Ủy ban châu Âu, từ tháng 1 đến tháng 8, tổng khối lượng nhập khẩu khí đốt từ Nga, bao gồm cả LNG, đã giảm 39 tỷ m3. Trong cùng thời gian, lượng nhập khẩu LNG từ Mỹ đã tăng gần 80% so với mức hàng năm.
Năm 2021, Nga chiếm khoảng 45% lượng khí đốt nhập khẩu của EU. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Moskva đã cung cấp 155 tỷ m3 cho liên minh này, trong khi lượng khí đốt nhập khẩu năm nay dự kiến sẽ giảm hơn 1/3 con số đó, còn khoảng 60 tỷ m3.
Trong tháng này, các nhà phân tích từ Công ty nghiên cứu Kpler cảnh báo việc thay thế nguồn cung khí đốt Nga bằng LNG sẽ khiến chi phí năng lượng gia tăng đáng kể với EU. Không giống như khí đốt được cung cấp theo các hợp đồng dài hạn, LNG thường được mua trên thị trường giao ngay với mức giá cao hơn nhiều lần.
Việc EU tăng cường mua LNG cũng đã gây khó khăn cho các nước đang phát triển, vì những quốc gia này bị buộc phải cạnh tranh về giá với các quốc gia giàu có hơn.
EU và Mỹ tiếp tục viện trợ tài chính, kinh tế cho Ukraine Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 22/11 thông báo Liên minh châu Âu (EU) đã phân bổ thêm 2,5 tỷ euro (2,6 tỷ USD) để hỗ trợ Ukraine. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Ảnh: THX/TTXVN Thông báo nêu rõ: "EC đang giải ngân thêm 2,5 tỷ euro cho Ukraine. Bên cạnh...