Email sắp “tuyệt chủng”?
Ở thuở sơ khai của kỷ nguyên mạng, đã có lúc người ta lầm tưởng “email là Internet” bởi sự phổ biến của nó và sự đồng hành của nó với kết nối mạng. Nhưng hiện tại, email đang bị lãng quên một cách nhanh chóng. Phải chăng, ngày tàn của email đang đến?
Email là một phương thức liên lạc mang tính “chính thống” .
Dave McClure thức dậy sau hồi chuông báo thức reo lảnh lót. Theo thói quen, anh với tay lấy chiếc iPhone và mở ngay ứng dụng Facebook và sau đó là Twitter để cập nhật những tin tức mới nhất về bạn bè, đồng nghiệp hay những tin tức về công việc, xã hội, thế giới mà họ chia sẻ trên mạng xã hội… rồi sau đó mới đi đánh răng, rửa mặt.
Theo tiết lộ của Dave, nhân viên của một hãng công nghệ trẻ mới nổi ở thung lũng Silicon, thói quen kiểm tra email vào mỗi buổi sáng đã biến mất kể từ ngày Facebook và Twitter xuất hiện.
Những ngày gần đây, thế giới mạng liên tục nhận được những báo cáo nêu lên một thực trạng rằng giới trẻ và những tín đồ của công nghệ “đang không thèm nhớ đến email” nữa bởi bên cạnh họ đã xuất hiện vô số những hình thức giao tiếp, liên lạc khác nhanh chóng hơn, tiện lợi hơn khi trào lưu mạng xã hội, tin nhắn tức thời (chat) và SMS di động bùng nổ…
Nhưng sự thực là email sẽ không thể hay chí ít là chưa thể biến mất khỏi đời sống công nghệ của con người ở thế kỷ 21 mà nó sẽ “ít nổi” hơn và hòa mình vào các phương thức liên lạc khác để làm mới mình. Theo các nghiên cứu và khảo sát mà các chuyên gia của MarketTools thực hiện, sức sống của email vẫn còn khá mạnh mẽ.
Trước hết, không khó để mọi người nhận ra rằng email vẫn là một trong những công cụ rất quan trọng trong môi trường công việc. Nghiên cứu của MarketTool thông qua khảo sát những người dùng ở độ tuổi từ 18-24 cho thấy, 96% số nhân viên của các doanh nghiệp vẫn mong muốn và thường xuyên sử dụng email trong công việc. Tỷ lệ này là gần như không đổi so với thời điểm 5 năm trước đây, thời kỳ mà các mạng xã hội vẫn chỉ ở mức độ “manh nha”.
Chưa hết, có tới 53% số người dùng email khẳng định đây là phương thức giao tiếp hiệu quả nhất với các đồng nghiệp. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn cả hình thức gặp mặt trực tiếp hay tin nhắn tức thời (với tỷ lệ 49% và 42%).
Video đang HOT
Còn với giao tiếp cá nhân thì sao? “Ngày nay, mọi người sử dụng rất nhiều hình thức giao tiếp, liên lạc khác nhau nhưng email vẫn không vắng bóng mà chúng tồn tại song hành cùng nhau”, Joachim De Lombaert, chuyên gia của hãng nghiên cứu thị trường Gartner nhận xét.
Nhưng khi công nghệ ngày càng phát triển, không ai có thể phủ nhận rằng các hình thức liên lạc hiện đại như VoIP, hội thảo truyền hình qua Internet… đang ngày càng có một vai trò quan trọng hơn đối với các cá nhân hay doanh nghiệp. Có điều, cũng giống như email không thể “giết chết” điện thoại, video không thể giết chết radio… các hình thức giao tiếp mới sẽ không thể khiến email trở nên tuyệt chủng.
Vậy email sẽ đứng ở đâu trong đời sống hiện đại? Sẽ không có một phương thức nào “thống trị” như email đã từng làm cách đây một thập kỷ mà người dùng sẽ lựa chọn một cách linh hoạt các công cụ khác nhau. Nếu cần có câu trả lời nhanh, họ sẽ bấm điện thoại hay gửi SMS, nếu muốn chia sẻ thông tin với nhiều người, họ sẽ dùng mạng xã hội còn với một thông điệp dài và mang tính “chính thống” hơn, mọi người sẽ cần đến email.
Không chỉ có vậy, nhiều chuyên gia lại cho rằng email sẽ có một vai trò ngày càng lớn trong kỷ nguyên mới. Khi thế giới có ngày càng nhiều phương thức liên lạc, nhu cầu phải có một công cụ để “hội tụ” chúng với nhau ngày càng lớn và sẽ không có loại hình nào tỏ ra phù hợp hơn email.
Điều này thể hiện ở tỷ lệ 55% số người dùng hiện đại bày tỏ mong muốn có một phương thức giao tiếp mới có khả năng kết nối tất cả email, lịch làm việc, mạng xã hội, SMS hay tin nhắn tức thời vào một “cổng giao tiếp” chung.
Theo Bưu Điện VN
Chuột máy tính sẽ 'tuyệt chủng' trong tương lai gần
Trải qua các hình thái, từ chuột bi, chuột quang đến chuột không dây, chuột tàng hình..., rất có thể trong tương lai không xa, chuột máy tính sẽ "tuyệt chủng" do sự phát triển của công nghệ cảm ứng và điều khiển bằng giọng nói.
Hôm qua (27/4) là ngày kỷ niệm 30 năm chuột máy tính đầu tiên được đưa vào sử dụng. Cùng điểm qua lịch sử hình thành và phát triển của thiết bị quan trọng này, và đưa ra những dự đoán về tương lai của chuột máy tính.
Lịch sử hình thành
Năm 1963, Douglas Engelbart cùng cộng sự là Bill English thuộc Viện nghiên cứu Stanford, Hoa Kỳ đã phát minh ra chuột máy tính ở dạng sơ khai. Tuy nhiên, phải đến tháng 4/2011, con chuột máy tính đầu tiên mới được xuất xưởng như một bộ phận của máy tính và hướng tới người dùng cá nhân. Thiết bị có tên là Xerox 8010 Star Information System.
Tuy nhiên, nó dường như vẫn chưa được thế giới công nhận cho đến khi máy tính Apple MacIntosh xuất hiện, và sau đó là sự phát triển rực rỡ của Microsoft cùng hệ điều hành Windows. Qua nhiều năm phát triển, chuột máy tính cũng dần thay đổi, giúp mang lại nhiều tiện ích hơn cho người dùng.
Chuột bi (chuột cơ học)
Năm 1972, Bill English phát triển chuột bi đầu tiên khi đang làm việc cho Xerox PARC. Chuột bi dùng một quả bi ở chính giữa có thể xoay theo bất kỳ hướng nào. Bên cạnh đó là hai thanh cuộn có thể lăn tự do đặt vuông góc với nhau. Một thanh cuộn phát hiện chuyển động tiến-lùi của quả bi, còn thanh kia phát hiện chuyển động trái-phải. Loại chuột này đã từng chiếm ưu thế tuyệt đối trong suốt một thời gian dài bởi sự tiện dụng, cho đến khi chuột quang ra đời.
Chuột quang
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, chuột bi dần bị thay thế bởi chuột quang, và gần đây là chuột laser. Chuột quang có nhiều ưu điểm so với chuột bi, như độ chính xác cao hơn, không cần bảo dưỡng nhiều. Nguyên tắc hoạt động của chuột quang là sử dụng một đầu phát tia sáng, qua đó phát hiện chuyển động khi chuột tương tác với mặt phẳng bên dưới, thay vì phát hiện chuyển động từ bên trong như chuột cơ học.
Chuột không khí
Gần đây, các nhà sản xuất đã cho ra đời loại chuột sử dụng công nghệ hồi chuyển, còn được gọi là "chuột không khí". Loại chuột này sử dụng một bộ cảm biến đặc biệt để xác định chuyển động của tay người dùng, qua đó truyền tới con trỏ trên màn hình. Nhờ đó, nó có thể hoạt động mà không cần dựa vào một mặt phẳng nào hết. Loại chuột này thường dưới dạng không dây và được đánh giá là có nhiều ưu điểm như tiết kiệm điện năng hơn chuột quang, độ nhạy cao hơn, nhẹ hơn và cũng dễ dùng hơn.
Chuột tàng hình
Tiếp theo sự phát triển của chuột không khí, một công nghệ mới có tên là "Mouseless" hay còn gọi là chuột tàng hình đã được giới thiệu. Công nghệ này sử dụng một thiết bị phát ra một chùm tia laser hồng ngoại và camera siêu nhạy sẽ được "nhúng" trực tiếp vào máy tính. Khi người dùng khum lòng bàn tay lại giống như thể họ đang cầm một con chuột máy tính bình thường, thiết bị đó sẽ tự động hiểu rằng người dùng muốn sử dụng chức năng chuột và kích hoạt chế độ điều khiển.
Và ..."tuyệt chủng"
Chúng ta đang bước vào thời kỳ "hậu PC", điều đó cũng đồng nghĩa với việc PC và chuột máy tính sẽ không còn phổ biến nữa. Ngày nay, điện thoại thông minh và máy tính bảng, những thiết bị sử dụng công nghệ cảm ứng cho phép người dùng thực hiện mọi thao tác phức tạp một cách thoải mái nhất. Ngoài ra, công nghệ điều khiển bằng giọng nói cũng đang đạt được những thành tựu hết sức đáng nghi nhận. Do đó, các chuyên gia dự đoán, ngày mà chuột máy tính "tuyệt chủng" sẽ không còn xa nữa.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Máy vi tính sẽ tuyệt chủng như khủng long Doanh số bán laptop và các sản phẩm tương tự ở Nga năm qua tăng 50% trong khi doanh số của PC giảm 10%. Cùng với laptop và netbook, những PC dạng tablet cũng vươn lên, chia sẻ thị trường. Theo phân tích của công ty GfK vào cuối năm qua, Nga đã bán ra 4,4 triệu notebook và tablet, trị giá 3...