Em trai vợ kết hôn tôi mừng 30 triệu nhưng mẹ vợ lại bí mật trả lại, lời nhắn của bà khiến tôi rơi nước mắt
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn, nhà có 3 chị gái và tôi là con trai út.
Bố mẹ tôi làm nông, lại không phải là kiểu người tháo vát nên gia đình thuộc diện nghèo và chị em tôi phải lớn lên trong thiếu thốn. 3 chị gái tôi đều phải nghỉ học từ sớm để phụ giúp bố mẹ, tôi sau này may mắn được chú ruột giúp đỡ mới được tiếp tục đến trường.
Tôi nhận biết được cơ hội của mình nên đã luôn cố gắng học hành thật giỏi và đỗ được vào trường đại học mình yêu thích. Khi lên thành phố, tôi đã phải sống rất tiết kiệm và đi làm thêm từ sớm mới có thể hoàn thành được chương trình đại học. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, bố mẹ tôi không đồng ý cho tôi ở lại thành phố làm việc.
Theo ý định ban đầu của bố mẹ, tôi về tỉnh làm việc cho gần nhà, sau này lấy vợ sinh con và phải có trách nhiệm với gia đình, bố mẹ. Tôi từng kháng nghị nhưng bị bố mẹ mắng mỏ gay gắt, cuối cùng tôi đành chấp nhận và phải được một công việc trên thị xã cách nhà tôi 10 cây số.
Sau khi đi làm, nhiều người bạn nhiệt tình đã lần lượt giới thiệu tôi với một số cô gái nhưng đều không thành vì họ chê điều kiện gia đình tôi. Mãi sau này, khi tôi gặp Tâm An, chúng tôi quen biết, là bạn thân thiết và yêu nhau lúc nào không hay. Cô ấy cũng là cô gái duy nhất không chê tôi nghèo.
Nhà của Tâm An ở ngay thành phố nơi chúng tôi làm việc, cô ấy là chị cả và có một người em trai. Trước khi chính thức yêu nhau, tôi đã tâm sự thật với Tâm An và cả bố mẹ cô ấy về hoàn cảnh gia đình mình nhưng không ngờ họ không hề để tâm chuyện đó. Mẹ Tâm An còn nói một câu khiến tôi vô cùng cảm kích: ” Gia thế không quan trọng, chỉ cần cháu sống đúng với kỳ vọng của mình, luôn biết nỗ lực vươn lên thì tương lai sẽ có tất cả. Đừng xấu hổ về bản thân vì điều này”.
Tôi và Tâm An sau đó kết hôn trong suôn sẻ, hạnh phúc. Chúng tôi đã cùng nhau làm việc chăm chỉ và mọi thứ dần trở nên tốt đẹp hơn. Sau hơn 3 năm phấn đấu, chúng tôi còn mua được một căn nhà hai phòng ngủ bằng tiền thế chấp. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn so với những người khác, nhưng tôi hài lòng và cảm thấy mình chưa bao giờ hạnh phúc hơn.
Tuy nhiên chẳng bao lâu sau thì mâu thuẫn lại ập đến gia đình nhỏ của tôi. Mẹ tôi nói sẽ lên thị xã ở với chúng tôi, bà nói nhà tôi cũng là của bà, bà đã nuôi tôi lớn khôn nên giờ lên ở cùng cho con trai, con dâu phụng dưỡng, bà chán cảnh nghèo nàn tồi tàn ở nhà rồi. Thế nhưng vợ tôi lại kiên quyết không đồng ý. Tâm An nói rằng cô không quan tâm gia đình chúng tôi có tiền hay không, cô có thể tự mình làm việc chăm chỉ, nhưng cô chỉ muốn sống một cuộc sống thoải mái, không muốn sống chung với mẹ chồng.
Tôi hiểu và tôi cũng không có lý do gì để ép buộc cô ấy. Nhưng vừa nghe tin, mẹ tôi liền khóc lóc kể lể, chê trách vợ chồng tôi, thậm chí khi về nhà bà còn tìm cách treo cổ tự tử khiến ai nấy đều sợ hãi. Bố tôi và các chị gái khuyên giải thuyết phục các kiểu nhưng bà đều không nghe vì cho rằng mình vô phúc nên không thiết sống nữa. Không còn cách nào, cuối cùng bố tôi xua tay nói: “Yêu cầu của mẹ anh không quá đáng đâu, nếu thật sự không ở chung được thì mua một căn khác trên đó cho mẹ anh sống một mình!”.
Bất lực muốn khóc, làm sao tôi có tiền mua được căn nhà thứ hai bây giờ? Nợ mua căn nhà hiện tại chưa hết hẳn, tiền tiết kiệm hiện tại của 2 vợ chồng cũng chỉ có vỏn vẹn hơn 50 triệu, trong đó 2 vợ chồng đã thống nhất sẽ cho em trai vợ sắp kết hôn 30 triệu làm quà cưới.
Video đang HOT
Ngày em vợ kết hôn, tôi mừng phong bì 30 triệu, vợ chồng cậu ấy rất vui, thậm chí còn khen tôi là người đáng tin cậy. Tôi cố gắng hết sức để cười nhưng tim thì thắt lại, tôi không biết làm thế nào để thu xếp chuyện rối rắm ở nhà.
Lễ cưới kết thúc, khi vợ chồng tôi chuẩn bị ra về, mẹ vợ đã gọi tôi lại đưa cho một gói đồ nói là vài món bánh kẹo cưới. Về đến nhà, tôi bóc gói đồ ra định ăn thử kẹo cưới, không ngờ những gì nhìn thấy khiến tôi chết lặng.
Trong đó chỉ có 1 gói kẹo, còn lại là một tập tiền 30 triệu kèm tờ bức thư ngắn: ” Món quà này mẹ sẽ trả cho con, nhưng con cứ im lặng đừng nói cho ai biết. Hai con đã làm việc chăm chỉ nhưng mua nhà bây giờ thật sự rất khó! Con giữ lấy và cố gắng thu xếp việc nhà cho ổn thỏa”. Mắt tôi đỏ hoe vì cảm kích. Tại sao mẹ vợ tôi có thể hiểu tôi và thông cảm cho tôi nhưu thế mà mà chính bố mẹ đẻ của tôi lại không thể? Tôi thật sự quá bế tắc, tôi nên làm gì bây giờ?
Độc giả giấu tên
Chồng đưa bố mẹ và em trai đến sống cùng, vợ kiên quyết dứt áo ra đi
Câu chuyện xảy ra trong một gia đình ở Trung Quốc cho thấy sự thiếu phù hợp của việc miễn cưỡng mô hình "gia đình lớn" trong thời đại của các "gia đình hạt nhân", rất đáng suy ngẫm.
Ảnh minh họa: Sohu.
A Hạo sinh ra ở một làng quê nhỏ, điều kiện gia đình ở mức trung bình. Anh chăm chỉ học tập và tự lực lập thân ở một thành phố lớn, cuối cùng cũng kết hôn và có con.
Vợ A Hạo - Wenwen, cũng là người tự lập. Cô thích tính cách và sự chăm chỉ của A Hạo. Sau khi sinh con, cô vẫn tiếp tục đi làm chứ không từ bỏ công việc.
Một ngày nọ, A Hạo đột nhiên đưa cha mẹ và em trai của mình đến sống tại nhà của hai vợ chồng trên thành phố mà không bàn bạc với Wenwen.
Wenwen nghĩ rằng mình vừa sinh con nên chắc chồng đưa mọi người bên nhà đến để giúp chăm bé. Nhưng cô ấy đã hiểu nhầm suy nghĩ của chồng. Đêm đó, hai vợ chồng có một cuộc tranh cãi nhỏ.
A Hạo nói: "Em biết đấy, nhà anh ở vùng quê nhỏ không phát triển, không có thang máy, nhà ở tầng bốn, lên xuống cầu thang rất bất tiện cho bố mẹ. Thêm nữa, điều kiện bệnh viện không tốt. Anh muốn đón bố mẹ lên đây để tận hiếu thì có gì sai?".
Wenwen choáng váng. Hai vợ chồng trẻ còn chưa đủ vất vả hay sao, nay lại đang nuôi con nhỏ, đón cả nhà chồng lên làm sao mà trang trải được cuộc sống. Nhưng cô biết rằng A Hạo rất hiếu thảo, và điều kiện sống ở quê cũng là một vấn đề.
Wenwen nói: "Rồi sao em trai anh cũng ở đây? Anh định làm gì?".
Em trai của A Hạo nhỏ hơn anh mười tuổi. Cậu ấy đang học trung học, lực học trung bình, tính tình hơi nổi loạn. A Hạo nói: "Anh sẽ lo cho nó. Đừng lo lắng, sẽ không ảnh hưởng đến em và con. Giáo viên ở đây rất tốt, tốt hơn cho nó nếu nó chuyển trường đến đây. Trong tương lai, có thể gia đình còn phải dựa vào nó. Ngoài ra, cả nhà sống cùng nhau rất tốt mà".
Dù không hài lòng nhưng Wenwen vẫn chấp nhận sau khi nghĩ rằng gia đình chồng trông vẫn ổn. Nhưng hóa ra gia đình 6 người phức tạp hơn cô tưởng.
Khó khăn đầu tiên mà Wenwen gặp phải là nấu ăn. Chi phí ăn uống của 6 người bỗng chốc khiến chi phí hàng ngày tăng vọt. Cậu em chồng đang tuổi 17, sức ăn bằng hai người cộng lại. Chồng cô phải mua quần áo và giày dép cho em trai, trả học phí ở trường. Wenwen choáng váng vì những thứ phải lo.
Bên cạnh đó, giờ giấc sinh hoạt trong nhà cũng đảo lộn. Người già dậy sớm, sáng sớm bố mẹ chồng đã ra ngoài đi dạo, mười giờ về ăn, trưa không ăn, rồi ông bà ngủ đến bốn giờ chiều lại ăn bữa khác.
Có lẽ họ đã hình thành một thói quen như vậy từ khi họ sống nhàn rỗi ở quê, nhưng lịch trình của vợ chồng Wenwen ở đây không như vậy. Vợ chồng cô bận làm việc nên ngày chỉ ăn đúng ba bữa, sáng cũng cần dậy muộn hơn chút để có thể bắt đầu một ngày mới bận rộn mà không quá mệt mỏi.
Trong một ngày bếp sử dụng năm lần, rất lãng phí điện nước. Wenwen có đề xuất ông bà nấu ăn gộp một lần cho hai bữa, nhưng ông bà không đồng ý, cho rằng như vậy không quen.
Đối với những vấn đề cơm áo gạo tiền tầm thường thật khó mở lời, nhưng áp lực làm Wenwen ủ rũ. Không muốn làm bố mẹ chồng mếch lòng nên cô nói riêng với chồng rằng cô hy vọng anh ấy có thể tìm ra cách giải quyết những vấn đề này và tiết kiệm cho gia đình. Nhưng A Hạo không còn cách nào khác, chỉ bảo cô chịu đựng một thời gian.
Không ngờ cuộc nói chuyện của họ đã bị cậu em chồng nghe được. Cậu ấy đi kể với bố mẹ. Đêm hôm đó, bố chồng nổi giận, cho rằng con trai bất hiếu, không hiểu ơn nghĩa của cha mẹ, con dâu là đàn bà ăn nói bậy bạ, xúi giục chồng bất hiếu với cha mẹ.
Wenwen tức giận khóc vì sự vô lý của bố mẹ chồng. Cô chỉ lo chi tiêu trong gia đình chứ không có ý ghét bỏ họ. Thái độ của bố mẹ chồng khiến cô cảm thấy ớn lạnh, em chồng vừa ngu dốt vừa mách lẻo lại càng khiến cô tức giận hơn.
Ở giữa, A Hạo bối rối phân xử. Anh chỉ biết nói với bố mẹ rằng gia đình có nhiều khoản chi tiêu, hai vợ chồng anh sắp hết tiền nên mong cả nhà hãy tiết kiệm, đừng làm Wenwen căng thẳng. Còn với vợ, anh nói: "Bố mẹ già rồi, khó thay đổi trong thời gian ngắn, đừng chấp bố mẹ mà chuyện bé xé ra to".
Theo quan điểm của A Hạo, anh là chủ gia đình, và mọi người khác phải lắng nghe.
Wenwen ôm lấy con trai, lao ra khỏi cửa: "Em không được quyền động tới gia đình anh, chuyện bé xé ra to sao, có vẻ với anh, em và con là người thừa". Nói xong, cô bỏ về nhà bố mẹ đẻ.
Sau khi Wenwen rời đi, A Hạo cảm thấy trong lòng trống rỗng. Anh đã nghĩ đến chuyện báo hiếu cha mẹ và giữ nề nếp gia phong. Nhưng khi tự mình xoay xở những chuyện vặt vãnh này, anh ấy mới nhận ra rằng không hề dễ dàng đối với vợ. Càng xoay càng trở nên rắc rối.
Wenwen mới về nhà bố mẹ đẻ được một tuần, A Hạo đã không thể chịu được nữa. A Hạo mất kiên nhẫn với bố mẹ và đứa em trai không biết điều. A Hạo thu dọn hành lý, tự mình mua vé cho họ về quê.
Tối hôm đó, A Hạo đến đón vợ con ở nhà ngoại và hứa không bao giờ để chuyện này xảy ra nữa.
Con cái hiếu thảo với cha mẹ xưa nay là lẽ đương nhiên, là việc tốt nên làm. Nhưng biến việc báo hiếu trở thành nỗi ác cảm, gây mất lòng vợ thường là do đàn ông không hiểu mối quan hệ giữa con người với nhau có sự khác biệt, có gần gũi và xa cách, không phải mối quan hệ nào cũng muốn sao được vậy.
Gia đình nhỏ sau khi kết hôn là độc quyền. Kết hôn và bắt đầu một gia đình có nghĩa là hình thành một gia đình mới. Hai vợ chồng có vai trò hỗ trợ gia đình ấy, và những người khác phải lùi lại phía sau.
Chính vì vậy mà người xưa nói "lập gia đình, lập nghiệp", nghĩa là phải dành tâm trí cho gia đình nhỏ của chính mình và cuộc sống, sự nghiệp sau này của mình. Nên gần gũi người vợ/ chồng của mình hơn là cha mẹ, anh chị em.
Một gia đình nhỏ hình thành sau khi kết hôn, người vợ và người chồng đều có những việc riêng để làm trên con đường của họ. Trong câu chuyện trên, người chồng đón bố mẹ và em trai đến, tiêu tiền của hai vợ chồng, chiếm căn phòng của gia đình nhỏ, cản trở công việc, sự nghỉ ngơi bình thường của hai vợ chồng, điều này chắc chắn đã phá vỡ kế hoạch ban đầu cho sự phát triển của gia đình nhỏ.
Hơn nữa, con người hiện đại cần có không gian riêng, nên lối sống hỗn hợp kiểu này lại càng không còn phù hợp.
"Vợ tôi coi nhà như cái phòng trọ, thích thì về không thích thì đi" Người đàn ông 46 tuổi gửi đến chuyên mục một lá thư tâm sự. Anh muốn biết mình có khắt khe quá không hay chính vợ anh mới là người quá đáng. "Tôi năm nay 46 tuổi, đã kết hôn được 20 năm. Hiện tôi làm nghề tài xế, vợ làm việc trong một nhà máy vận tải gần nhà. Hơn một năm...