“Em ơi đợi anh về…”
Chuyện này có vẻ “xưa” quá, nói ra bây giờ không biết các chị em có bĩu môi, nguýt háy không, nhưng quả thật, đối với cánh đàn ông, có một chốn bình yên cuối đường về mưa gió là một điều tuyệt vời. Nghĩ lại, sao ngày xưa phụ nữ chờ chồng được đến thế, đến hóa thành đá vọng phu, mà bây giờ vợ chỉ chờ chồng có một tí, chồng mới về muộn bữa cơm mà đã thấy mặt mày nặng như đá, rồi thì tra hỏi, trách móc nỉ non không thể chịu nổi…
Anh đã về, dù… muộn hơn lời hứa
Bao nhiêu lần chồng về nhà đúng giờ, đúng bữa, hình như các bà vợ đều quên sạch. Nhưng một hai lần về trễ, thể nào cũng bị các chị các bà nhớ đến… thiên thu. Những lý do về muộn của cánh đàn ông thường chẳng mấy khi được phụ nữ tin. Lời chưa nói đã thành lời nói dối, nên nhiều ông chọn cách “im lặng là vàng”. Về muộn vì đường sá. Về muộn vì bên bàn nhậu hôm nay thằng bạn vô mấy chai lừng xừng rồi bỗng kể một câu chuyện buồn hơn nước mắt, cả đám ngồi yên, tên nào cũng thấy bỏ về giờ đó thật bất nhã. Về muộn vì cuộc trao đổi hợp đồng không suôn sẻ như dự kiến. Về muộn vì tới giờ chót bỗng sinh thêm một đối tác mới, cần phải thắt chặt thêm quan hệ chút… Lý do gì đối với các bà các chị cũng chẳng có ký lô nào. Cái màn tra hỏi, khóc lóc, hờn dỗi, mặt nặng mày nhẹ vẫn là chung cuộc.
Sao không nhìn vào kết quả cuối cùng, có tính tích cực rất cao: anh đã về, dù có… muộn hơn lời hứa chút ít. Đâu phải mọi thứ trên đời chỉ còn giá trị khi đúng giờ răm rắp. Đã chờ đợi, xin chờ đợi đến cùng, chờ đợi để yêu thương, để chăm sóc – đúng như dự định ban đầu của các bà vợ đừng chờ để mà đay nghiến, cấu nhéo. Cái công lao đợi chờ ấy, chỉ cần mềm mại đi một chút thôi, là đã có thể “cho đời chút ơn”, khiến người ta suy nghĩ, khiến người ta nhớ, thương.
Cảnh cãi vã lời qua tiếng lại khi ông chồng vừa mới về đến nhà không phải hiếm. Kỳ lạ là bà vợ nào cũng thấy, cũng hiểu cảnh đó không nên diễn ra, nhưng nó lại vẫn cứ diễn ra ngoài ý muốn. Giữa một kẻ đã không còn nghe nổi một lời nào, và một dòng thác từ ngữ, tuôn ra ào ào từ kẻ kia, hẳn không thể có một kết thúc nào tốt đẹp. Hãy chấp nhận sự trở về của anh, bởi suy cho cùng, ngôi nhà là của chung. Anh trở về với ngôi nhà của chúng mình, như một biểu hiện của lòng yêu thương gắn bó với gia đình mình. Nếu em tỉnh táo hơn một chút, em có thể thấy: anh có quyền trở về, bởi vì đó cũng là ngôi nhà của anh. “Quyền về nhà” là một quyền mà em không thể xâm phạm bằng những lời gai góc như kiểu “Giỏi thì đi luôn đi!”, “Sao không đi luôn cho rồi, về đây làm gì!”…
Ảnh: P.Huy
Khi vợ ra tay làm… luật
Xã hội được điều hành bởi luật pháp, mỗi gia đình cũng có những quy tắc cần được tôn trọng. Luật pháp dựa trên lòng dân, những quy tắc của vợ chồng đặt ra cũng phải hướng đến sự thoải mái, yêu thương và làm thăng hoa đời sống gia đình. Song, thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Nhiều chị em đã tự mình đặt ra “luật” bất kể khả năng thực thi của chồng, và rồi chính họ tự làm khổ mình vì chồng thường xuyên phạm luật.
Video đang HOT
Thủy lấy chồng làm lập trình viên. Anh chàng của cô có thể lập trình rất chính xác cho những phần mềm mà anh và nhóm cộng sự cùng phát triển, nhưng trong đời sống riêng, anh là người thường xuyên trễ hẹn với vợ. Giật mình rời mắt khỏi màn hình công ty là đã 9g, 10g tối. Dăm ba bữa chỉ được có một lần về nhà sớm, lắm lúc chàng rời mắt khỏi “em” laptop cũng đã hơn 1giờ sáng! Thủy nổi tiếng kiên nhẫn với chồng, nhưng sau khi cô sinh đứa con đầu lòng, áp lực của gia đình và công việc khiến cô nhiều lúc phát điên. Tối hậu thư: chậm nhất 6g chiều anh phải có mặt ở nhà, phụ cô chăm sóc con và cơm nước. Tất nhiên là anh chàng chẳng mấy khi về đúng giờ này, khiến “bản tình ca muộn màng” của Thủy phát sinh thêm một điệp khúc mới: đã quy định rồi, sao ngày nào anh cũng về trễ hết trơn vậy?…
Cái tin vợ chồng Tiến, My chia tay không làm những người quen biết ngạc nhiên, bởi tình hình căng thẳng hằng ngày đã cho thấy họ không thể sống chung dưới một mái nhà. My cổ điển trong cách sống, tỉ mỉ, cẩn thận nuôi con nhỏ, từ giờ giấc cho con bú đến giờ ăn bột, giờ uống nước cam… đều được cô lên lịch chi tiết trên tấm bảng con treo đầu giường bé. Trong khi Tiến thì ngược lại, sống thoải mái và hết lòng vì bạn. Nửa đêm, chỉ cần một cú điện thoại là Tiến vớ lấy áo: “Bạn anh ở Hà Nội mới vào”. Nhiều hôm My ôm con ngồi chờ chồng đến sáng. Sợ nước mắt và những lời trách móc của vợ, Tiến không về mà đi thẳng đến cơ quan làm việc luôn. My ôm con về nhà mẹ, Tiến được thể đi chơi thả giàn. Một lần quá giận, cô đến thẳng bàn nhậu, hỏi chồng: “Bây giờ anh có về nhà không, nói một tiếng cuối cùng cho mẹ con tôi biết?”. Trước mặt bạn bè, dĩ nhiên là Tiến nói không. My cầm ly bia trên bàn hất luôn vào mặt Tiến, quay lưng về nhà bồng con đi thẳng. Hơn tháng sau, họ chính thức ly dị.
Khi các bà vợ ra tay… làm luật, khả năng là các bộ luật thường khắt khe nhiều hơn mức cần thiết. Lách luật không được, các ông bèn chọn cách sống… trên luật, hoặc lơ luôn, coi như luật đặt ra cho ai chứ không phải cho mình. Buồn bã, tức giận, thất vọng vì càng ra luật tình trạng phạm luật càng tăng, chính các bà các chị đã tự tăng thêm stress cho mình mà không biết.
Sức mạnh của sự chờ đợi
Em vẫn chờ đợi anh, dù có chuyện gì xảy ra, dù có ai nói gì đi nữa, dù thời gian trôi qua, dù anh trở về không còn nguyên vẹn… Sự chờ đợi ấy có vẻ như chỉ xảy ra trong những câu chuyện tình dang dở, trong những huyền thoại của… ngày xưa.
Có người vợ nào khẳng định với chồng, xây dựng cho chồng một niềm tin mạnh mẽ, rằng mình vẫn đợi, dù bất cứ chuyện gì xảy ra?
Đợi chờ cũng là một sức mạnh đáng kể. Hãy đợi người đàn ông của gia đình trở về nhà, bởi chính sự chờ đợi của người đàn bà là một phần quan trọng trong sức sống của ngôi nhà đó. Khi mệt mỏi, thậm chí khi có lỡ bước sa chân ở đâu đó, nếu biết vẫn còn có người chờ đợi, người ta vẫn còn lối để quay về. Hơn cả sự chờ đợi giản đơn, đó còn là niềm tin, là sự xác tín về tính bền vững của gia đình. Nếu người vợ nói lời chờ đợi và thực sự đợi chờ, gia đình sẽ trở thành một mục tiêu sinh động, ấm áp, mà tất cả những đấng mày râu đều muốn quay về.
Nói đó là con đường về, bởi cuối đường có ngôi nhà, có ánh lửa, có tình yêu và sự tha thứ của em. Còn nếu không có những bóng dáng ấy cuối con đường, sẽ không còn “đường về” nữa, mà đó là một lối đi đến một nơi khác, xa lạ. Ý nghĩ cuối con đường không còn ai chờ đợi mình là một ý nghĩ kinh khủng, có thể đẩy con người ta vào những nẻo xa vời, lầm đường lạc lối. Nếu có sự chờ đợi, sẽ có sự trở về, với điều kiện đó là đợi chờ thực sự, chứ không phải đợi chờ để đay nghiến, chì chiết lẫn nhau. Nếu đặt một câu hỏi với các bà vợ: không đợi chồng, chị sẽ làm gì khác? Câu trả lời đôi khi khá bất ngờ: cũng chẳng biết làm gì khác hơn ngoài… đợi. Vậy mà vẫn có người chuẩn bị hàng lô hàng lốc những lời trách móc, nặng nhẹ, chỉ chờ chồng về đến cửa là ào ào thác đổ, bất kể bao nhiêu phần trăm trong đó vô được tai này ra ở tai kia.
Em ơi, đợi anh về… Nhiều khi niềm mong ước tha thiết đó bật lên trong tâm trí anh. Những khi hơi lỡ đà, những khi hơi quá đáng, sự chờ đợi dịu dàng và kiên nhẫn của em sẽ khiến ngôi nhà của chúng ta trở thành mục tiêu duy nhất, sẽ gột rửa khỏi anh những bụi bặm lỗi lầm
Theo PNO
Tự trách mình đã buông thả
Tôi không biết có nên nhận lời kết hôn với anh không, bây giờ trong tâm trí tôi rất hoang mang và mệt mỏi, tự trách mình hư hỏng để rồi bây giờ tôi không thể quyết định được con đường mình đi có đúng không
Tôi không tin tưởng ai nên không biết chia sẻ cùng ai về vấn đề này, tình cờ đọc được mục tâm sự này nên muốn trải lòng mình cho nhẹ nhõm.
Tôi có một mối tình đầu rất đẹp và trong sáng trong vòng mấy năm, sau đó vì thời gian xa cách, vì ước mơ mỗi người mỗi khác nên chúng tôi đã chia tay nhau. Thời gian ấy tôi rất buồn và đau khổ, đó là cú sốc lớn nhất trong cuộc đời tôi trong suốt nhữnh tháng năm tôi đã lớn lên.
Trong khoảng thời gian chia tay tôi cũng có rất nhiều người theo đuổi nhưng tôi không mở lòng với ai, tôi cố gắng đi làm cho quên hết nỗi buồn này, không cần lựa chọn, xin được việc gì là tôi cứ thế mà làm cho thời gian trôi nhanh đi để tôi có thể trở lại cuộc sống bình thường. Tôi vừa học vừa đi làm và vừa rơi nước mắt, tháng ngày qua đi tôi đã nguôi ngoai phần nào.
Sau đó tôi gặp anh, người làm cùng công ty tôi, cũng là người yêu tôi hiện tại. Lần gặp anh đầu tiên trong lòng tôi đã có suy nghĩ "Có khi người đàn ông này là người yêu của mình sau này", không ngờ sau đó là sự thật.
Một người trong công ty cũng thích tôi, hôm đó anh ấy rủ tôi đi cafe và rủ cả anh nữa, nhưng tôi không thích người kia mà là thích anh và anh cũng thế, và chúng tôi bắt đầu quen nhau từ đó.
Tôi không muốn quan hệ trước hôn nhân, điều đó tôi hoàn toàn không thích và không muốn xảy ra, anh luôn đòi hỏi chuyện đó nhưng tôi cương quyết quan điểm của mình. Sau một năm quen nhau, chúng tôi đi chơi rất vui vẻ nhưng về mặt tình cảm tôi cảm thấy không sâu sắc và không muốn lấy anh làm chồng.
Có đôi lúc tôi cương quyết chia tay nhưng anh lại năn nỉ cho anh một cơ hội như thế này như thế kia, tôi lại mềm lòng lại quay lại và chúng tôi đã có quan hệ bên ngoài với nhau, anh là người đầu tiên với tôi nên tôi rất mù mờ hay nói cách khác là tôi không để ý đến chuyện đó nên ít hiểu biết về các bệnh lây lan qua đường tình dục.
Tôi muốn một tình yêu đơn giản trong sáng nhưng nó không có như tôi nghĩ... (Ảnh minh họa)
Mặc dù chỉ quan hệ bên ngoài nhưng tôi bị mắc bệnh sùi mào gà, cầm tờ xét nghiệm trên tay tôi không tin vào mắt mình... Khoảng trời trong tôi sụp đổ tất cả, tôi ân hận, tôi trách móc bản thân nhưng rồi thì sao chứ, tôi cũng đã mắc bệnh rồi, tuy chỉ bị nhẹ nhưng nó ám ảnh tôi đến cuối cuộc đời.
Tôi nói anh đi xét nghiệm nhưng anh không bị gì cả, trước khi quen tôi anh cũng có quan hệ với bạn gái cũ, chỉ có mình tôi bị, tôi không biết nguyên nhân do đâu cả. Nhưng anh tin tưởng tôi chỉ có mình anh, anh muốn kết hôn với tôi. Nhưng từ khi tôi bị bệnh cũng là lúc tôi chán ngán, tôi không muốn quen anh nữa, tôi không muốn anh là chồng tôi nữa nên tôi không muốn tiếp tục, nhưng đâu phải tình cảm nói dứt là dứt được.
Từ ngày tôi bị bệnh này tôi chán ngán tất cả, cứ để cuộc đời ra sao thì ra. Bạn bè tôi hầu hết đã quan hệ tình dục, tụi nó hay kể về nhiều vấn đề riêng tư cho tôi nghe, nhưng tại sao tôi ở bên anh tôi không có cảm xúc như lời người khác kể, tôi chỉ muốn đơn giản là đi chơi cùng nhau rồi về và đừng bàn gì tới chuyện đó nhưng bạn trai tôi thì luôn đòi hỏi, tôi mệt mỏi vì điều đó, tôi muốn một tình yêu đơn giản trong sáng nhưng nó không có như tôi nghĩ nhưng tôi vẫn phải yêu anh vì tôi bị bệnh, tôi không thể đến được với ai nữa cả.
Anh có lúc cũng ép tôi là không cho anh tức là tôi không yêu anh, nói tôi để dành cho người khác nói anh theo tôi không nổi nữa vì nhu cầu của đàn ông. Chúng tôi cãi nhau cũng vì chuyện đó nhưng tôi cương quyết không chịu, nhiều lần mọi việc cũng qua đi và vẫn bên nhau cho tới bây giờ. Nhưng rồi một hôm tôi quyết định làm chuyện đó với anh để xem tôi có cảm giác gì không, theo như lời bạn bè kể thì có lẽ tôi bị mất cảm giác, tôi sợ lấy anh nhưng tôi không muốn chuyện đó còn anh luôn đòi hỏi chúng tôi sẽ không sống được với nhau.
Sau lần đó lại thêm một chuyện tôi không thể rời bỏ anh nữa, chuyện đã vậy bắt buộc tôi phải lấy anh thôi, mặc dù tôi cũng yêu anh nhưng theo cảm giác của tôi thì tôi vẫn không muốn lấy anh làm chồng vì có cái gì đó làm tôi không tin tưởng. Tôi không biết tôi bị bệnh gì nữa, tôi không muốn chuyện đó, tôi chỉ muốn ở bên nhau mà không xảy ra chuyện đó thôi, liệu tôi có bị bệnh gì không hay do tôi chưa muốn anh làm chồng nên tôi như vậy.
Nếu cứ như vậy làm sao tôi sống được thoải mái khi lấy anh. Tôi mệt mỏi quá, còn biết bao hoài bão tôi muốn làm, vì chuyện này mà tôi chán nản quá. Giờ đây tôi ngồi tự trách mình đã sống buông thả quá nên ra thế này đây. Nếu tôi không lấy anh sau này không có ai chấp nhận được cái quá khứ ghê tởm của tôi.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Mất em... vì tôi là người khuyết tật Vì tự ti mình là người khuyết tật nên tôi đã cố tình nói những lời xúc phạm, đay nghiến người yêu mình để cô ấy rời xa tôi... Tôi là một người khuyết tật... nhưng người khuyết tật như tôi cũng có quyền yêu và được yêu. Và tôi cũng đã có một tình yêu như thế! Ngày đó tôi là một...