Em gái Trịnh Công Sơn: ‘Tôi đợi ngày này lâu rồi’
Nghe tin ca sĩ Khánh Ly có thể về VN biểu diễn, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh cho biết, chị rất vui và mong đợi ngày này từ lâu rồi.
Những ngày qua, báo chí ráo riết “săn tìm” người em gái út của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để có thể được chị bật mí phần nào mối quan hệ, tình thân của hai con người tri kỷ trong âm nhạc, “đến với nhau qua sự run rủi của định mệnh” (chữ của Khánh Ly). Phải mất một ngày, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh mới giãi bày tâm trạng của mình.
Trịnh Công Sơn cùng em gái Trịnh Vĩnh Trinh (trái) và Khánh Ly hồi trẻ.
Chị nói: “Cũng như nhiều người hâm mộ nhạc Trịnh, gia đình tôi rất vui khi biết Cục NTBD đã cấp phép cho chị Khánh Ly lần đầu tiên về VN biểu diễn. tôi và gia đình cũng đã gửi thư chúc mừng chị về việc này. Lúc sinh thời, anh Sơn cũng dự định cùng chị Khánh Ly thực hiện một số buổi biểu diễn tại VN cho cộng đồng. Bởi nhiều lý do, việc này đã không thực hiện được”.
- Theo chị, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly gắn bó thân thiết đến thế nào?
- Chị Khánh Ly đã gắn bó rất gần gũi ở một giai đoạn quan trọng trong dòng nhạc Trịnh trước 1975. Hiện nay, gia đình còn lưu giữ những cuộn băng cassette cho những buổi trình diễn tại quán Văn, Đại học Văn khoa thời đó. Giọng ca mộc mạc, chỉ với một guitar thùng, đơn giản như thế mà đã mang đến rất nhiều kỷ niệm cho Trinh và các anh chị em. Cả một thời lãng mạn, cả một thời dấn thân cho hòa bình, cho dân tộc Việt Nam!
Chị Khánh Ly từng đã nói: “Tôi được gần anh Sơn nhiều nên tôi được anh cắt nghĩa rõ ràng những nhạc phẩm của anh. Tôi thấy rõ, hiểu rõ được con người anh cũng giống như tác phẩm của anh vậy”. Và anh Sơn cũng đã từng nhận xét: “Khánh Ly hát cho một thời vừa lãng mạn vừa đau thương trong chiến tranh. Hay nhất”.
Video đang HOT
Nhưng có lẽ một điều quan trọng nhất về anh Sơn mà nhiều bạn bè rất tâm đắc khi nói về anh, đó là nhận xét của chị về anh Sơn: “Bởi vì ở ông Trịnh Công Sơn, điều vĩ đại nhất, vĩ đại hơn cả những tác phẩm của ông là nhân cách, nhân phẩm của ông”.
Tôi và gia đình vẫn thường xuyên liên lạc với chị Khánh Ly và cho chị biết các chương trình nhạc Trịnh hằng năm vào ngày giỗ của anh Sơn, dự án khu lưu niệmTrịnh Công Sơn tại Huế mà gia đình tôi đang thực hiện. Chị Khánh Ly cũng từng tâm sự với tôi: “Lúc nào anh chị cũng muốn về VN, để được tới mộ anh và mộ mẹ thắp một nén nhang. Đó là ước vọng cuối cùng trước khi giã từ cuộc sống vô thường này”.
- Thời bé, chị còn nhớ những kỷ niệm nào với chị Khánh Ly và Trịnh Công Sơn?
- Làm sao kể hết được những kỷ niệm của các anh chị em tôi với chị Khánh Ly! Riêng tôi ngay từ lúc còn bé đã được anh Sơn cho phép đi xem những buổi sinh hoạt, những buổi tập, những ngày trình diễn cho sinh viên, học sinh, nhất là ở Huế. Anh Sơn, chị Khánh Ly và tôi cũng đã có một CD với nhau ra mắt ở California với chủ đề Tôi ơi đừng tuyệt vọng gồm 10 ca khúc.
“Em theo đời cơm áo/ Mai ra phố xôn xao/ Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo…”. Tôi có cảm tưởng đó là một lời trách móc anh dành cho tôi. Rất dịu dàng như bản tính anh. Từ bao nhiêu năm nay, câu hát đó theo tôi như một vết thương. Đời cơm áo quả thật đã cho tôi lắm ê chề, khổ đau, nhưng những ngày yêu dấu bên anh và bạn bè chẳng bao giờ tôi quên… dù đời sống có làm tan vỡ, có làm chìm sâu những mơ ước của một đời người, thì trong trái tim bầm dập của tôi, những ngày tháng cũ vẫn là một điểm son, là một bám víu cuối cùng và duy nhất…(Khánh Ly viết về Trịnh Công Sơn)
Theo VTC
Hàng chục nghìn người đội mưa nghe nhạc Trịnh
Khán giả mộ điệu say sưa, đắm chìm trong những tình khúc của Trịnh Công Sơn dù trời lất phất mưa và có lúc nặng hạt trong đêm nhạc "Để gió cuốn đi 1 - Màu xanh trong lời gió", tối 31/3, tại hồ Bán Nguyệt, TP HCM.
Đêm nhạc do gia đình Trịnh Công Sơn phối hợp với các đơn vị tổ chức, kỷ niệm 11 năm ngày mất của nhạc sĩ. Các năm trước, đêm nhạc giỗ Trịnh thường được tổ chức tại khu du lịch Bình Quới. Tuy nhiên, không gian ấy không đủ để đáp ứng số lượng khán giả muốn thưởng thức nên năm nay ban tổ chức quyết định dời sang công viên rộng 7 ha tại khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, TP HCM.
Hoa đăng lung linh trong đêm tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng.
Chương trình mở đầu bằng hình ảnh lung linh của những ngọn hoa đăng, nhạc và nến của hàng chục nghìn người có mặt cùng nhau tưởng niệm người nhạc sĩ tài hoa của đất Việt. Tuy nhiên, thời tiết đêm qua gây trở ngại cho những người tham dự.
Ngay khi ca sĩ Lan Ngọc cất lên ca khúc Diễm xưa thì trời bắt đầu mưa lất phất, như đúng câu "Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ...". Nhiều khán giả tìm chỗ trú, còn lại thì lấy áo mưa, dù che cho nhau và tiếp tục thưởng thức nhạc Trịnh. Hơn 30 bài hát quen thuộc của cố nhạc sĩ được các ca sĩ, nhóm nhạc, dàn hợp xướng cất lên.
Nhóm It"s Time hát mộc, thể hiện nét tinh nghịch trong lời bài hát Con mắt còn lại. Hàng loạt ca khúc quen thuộc như: Lời mẹ ru, Phôi pha, Để gió cuốn đi, Mưa hồng, Rừng xưa đã khép, Như cánh vạc bay cho đến Này em có nhớ, Đường xa vạn dặm... được các ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, Xuân Phú, Lân Nhã, Thùy Dương, Đình Nguyên, Phạm Hương, Thụy Long, Ngọc Mai, Minh Anh, tam ca Đôrêmi, nhóm tứ ca MQV, Ban hợp xướng Nhạc viện TP HCM, saxophone Trần Mạnh Tuấn, Phạm Phương... thể hiện đầy cảm xúc.
Đức Tuấn chạy xuống sân khấu hát nhạc Trịnh cùng khán giả: Ảnh: Lý Võ Phú Hưng.
Sau những nốt nhạc trầm lắng, ca sĩ Đức Tuấn khiến chương trình thêm phần rộn rã với liên khúc thiếu nhi. Anh chạy xuống sân khấu, mời khán giả cùng hòa nhịp trong các bài: Mẹ đi vắng, Khăn quàng thắp sáng bình minh, Tiếng ve gọi hè, Tết suối hồng, Đời không già vì có chúng em, Như hòn bi xanh, Tuổi đời mênh mông...
Khán giả TP HCM chìm đắm vào tiếng kèn saxophone của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn. Giữa ánh đèn sân khấu rực rỡ, anh thể hiện khúc biến tấu đầy tình cảm trong Ru ta ngậm ngùi. Rồi, Trần Mạnh Tuấn tiếp tục cùng cây guitar Vĩnh Tâm kết nối một cách tài tình bài Như cánh vạc bay.
Trịnh Vĩnh Trinh - em gái Trịnh Công Sơn - thể hiện điêu luyện những nốt cao với bài hát Ru tình. Cô phát biểu: "Không còn gì cảm động bằng việc chúng ta cùng nhau chia sẻ khoảnh khắc này khi nhớ về anh Sơn. Tôi thay mặt gia đình cảm ơn tình cảm của mọi người dành cho chúng tôi trong suốt thời gian qua".
Sân khấu tại TP HCM được thiết kế ấn tượng với bãi cát, hồ sen, con đò, với rặng dừa, cánh cò và những con hạc giấy. Phông màn là bức phác họa chân dung nhạc sĩ họ Trịnh. Khán giả ngồi quây quần trên bãi cỏ ngay sát bên sân khấu để cùng nhau chia sẻ niềm đam mê và yêu thích nhạc Trịnh. Gần ba giờ diễn ra, nhưng khán giả vẫn còn tiếc nuối không muốn ra về.
Ca sĩ Đình Nguyên hát đầy tâm trạng trong đêm nhạc Trịnh. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng.
Trước đó, tại Hà Nội, đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề Cuối cùng cho một tình yêu diễn ra vào tối 30/3 tại rạp Công Nhân đã mang lại nhiều ấn tượng đẹp cho người nghe. Nhạc Trịnh vượt ra khỏi sự ngăn cách bó hẹp về địa lý để đến với những xứ sở xa xôi, làm biết bao tâm hồn xao động. Kyo York (người Mỹ) và Lee Kirby (người Anh) mang tới những âm sắc lạ cho đêm nhạc. Cả hai nói tiếng Việt chưa sõi nhưng giọng hát lại dào dạt cảm xúc. Ngoài ra, ca sĩ Ánh Tuyết, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và nghệ sĩ Thế Vinh cũng góp phần làm nên thành công của đêm nhạc Trịnh tại Hà Nội.
Ngày 1/4, nhà lưu niệm của Trịnh Công Sơn tại 47C Phạm Ngọc Thạch, TP HCM, mở cửa từ 7h - 16h để khán giả đến thắp hương, trò chuyện, đàn hát và xem lại những hình ảnh của ông lúc sinh thời và những hình ảnh trong đêm nhạc "Để gió cuốn đi 1 - Màu xanh trong lời gió" diễn ra đêm qua.
Theo VNE
Sau scandal "Đường cong", Uyên Linh và Thu Minh hát chung sân khấu Những thông tin mới nhất về chương trình kỉ niệm "10 năm nhớ Trịnh Công Sơn". Tại buổi gặp mặt này, ban tổ chức công bố một số thông tin về hai đêm diễn lớn bán vé của chương trình "10 năm nhớ Trịnh Công Sơn" là "Bóng núi" (tại TP HCM và Hà Nội). Kèm theo đó là 3 chương trình miễn...