Em gái đang phỏng vấn xin việc bị chị gái đánh ghen tới tấp vì “lên giường” với anh rể
Người em gái đang ngồi phỏng vấn xin việc thì bị chị gái lao vào đánh đập thậm tệ, nguyên nhân bắt nguồn từ một người đàn ông.
Chuyện tranh cãi giữa những người anh chị em trong cùng một nhà không phải hiếm, tuy nhiên mới đây, câu chuyện 2 chị em xô xát và đánh nhau vì một người đàn ông đã nhận được sự chú ý lớn của cộng đồng mạng Ấn Độ. Một người phụ nữ đã xông vào tấn công em gái mình sau khi phát hiện cô ấy “lên giường” với chồng mình.
Theo tờ India Times đưa tin, sự việc xảy ra tại Ấn Độ. Vào hôm 11/9 vừa qua, một người chứng kiến vụ việc này có tên Dallas đã đăng tải một đoạn clip về vụ đánh ghen giữa 2 chị em gái này lên mạng xã hội Twitter, nhanh chóng gẫy “bão” dân mạng.
Đoạn clip cho thấy người em gái đang ngồi trong văn phòng để thực hiện buổi phỏng vấn xin việc với nhà tuyển dụng. Đột nhiên, người chị gái từ đâu xông vào phòng khiến những người xung quanh không hiểu chuyện gì xảy ra, cũng không kịp ngăn cản.
Thấy em gái đang ngồi phỏng vấn, người chị lập tức chạy tới kéo ngã xuống đất rồi liên tục đánh đập và tát thậm tệ vào mặt và người cô em. Quá bất ngờ, người em chỉ biết nằm co ro dưới đất chịu đựng, lấy tay đỡ mặt và đầu để không bị tấn công bởi những đòn đau của người chị. Trong lúc những người xung quanh không hiểu chuyện gì đang xảy ra, 2 chị em này vẫn tiếp tục xô xát lẫn nhau, thậm chí còn chửi rủa nhau bằng những lời lẽ nặng nề.
Sợ chị gái gây chuyện, người em chỉ biết ngồi nép vào một góc phòng. Sau khi đã đánh ghen để xả giận, người chị gái liền hét vào mặt em mình rồi rời đi trong sự tức giận và nóng nảy. Những người xung quanh cũng nhanh chóng lại gần cô em gái để hỏi han và an ủi.
Hóa ra, nguyên nhân khiến người chị gái nhẫn tâm đánh đập và tấn công em gái mình là do cô phát hiện em gái đã “lên giường” với anh rể. Chuyện phát hiện chồng ngoại tình đã là một cú đả kích lớn, lại thêm “tiểu tam” chính là em gái ruột của mình, người chị gái không thể giữ được bình tĩnh, vì vậy mới bất chấp xông vào buổi phỏng vấn xin việc của em gái để đánh ghen.
Đoạn clip đến nay đã thu hút hơn 4,3 triệu lượt xem, hơn 60.000 lượt thích cùng hàng chục nghìn bình luận và chia sẻ. Cư dân mạng có nhiều tranh cãi trái chiều về vụ đánh ghen hy hữu này, có người chỉ trích hành động của người chị gái, cũng có người bênh vực cô vì cô ấy rõ ràng là nạn nhân:
“Thiếu gì đàn ông để yêu, tại sao lại yêu đúng anh rể của mình cơ chứ. Nếu tôi là người chị gái, tôi cũng sẽ không thể chịu đựng được mà làm ra những chuyện như thế”.
“Tại sao khi có vụ ngoại tình xảy ra, 2 người phụ nữ luôn đánh ghen với nhau mà không nghĩ rằng người đàn ông mới là người có lỗi lớn nhất và đáng bị tấn công nhất”.
Video đang HOT
“Dù người em gái có lỗi thì việc người chị gái xông vào giữa buổi phỏng vấn cũng là không nên”…
"Bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?" - 2 chàng trai được ở lại nhưng duy nhất 1 người được trọng dụng, còn được xem xét tăng lương!
Chàng trai này đã trả lời thế nào để nhà tuyển dụng đồng ý với mức lương của mình?
Những câu hỏi phỏng vấn xin việc trông có vẻ đơn giản nhất, lại thường là câu khiến chúng ta vấp ngã nhiều nhất.
Một trong số đó là "Bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?" - Phải trả lời làm sao để nhà tuyển dụng không thấy mình tự cao với mức lương đề ra, mà cũng để bản thân vui vẻ đón nhận lương ở công ty mới. Lương luôn là vấn đề nhạy cảm, và ở phía nhà tuyển dụng lẫn nhân sự đều không muốn mình bị thiệt ở khâu này.
Mới đây, một nhà tuyển dụng đã chia sẻ câu chuyện phỏng vấn của mình và nhận được nhiều sự chú ý. Anh tên là Phạm Dũng, được bạn là trưởng phỏng nhân sự mời tới dự buổi phỏng vấn tại 1 công ty chuyên gia công cơ khí.
Đứng trước 2 ứng viên cuối cùng, chỉ cần câu hỏi "Bạn đề nghị mức lương bao nhiêu?" , công ty đã tìm ra được người nào xứng đáng để nhận việc.
Ảnh minh họa
Cụ thể, anh Phạm Dũng chia sẻ:
- Người thứ nhất , một anh bạn có 3 năm kinh nghiệm trong nghề. Chuyên môn tốt, phong thái khá đĩnh đạc và tự tin. Với câu hỏi trên, cậu ấy trả lời:
"Trước khi ứng tuyển em có tìm hiểu về công ty và được biết mức lương dành cho vị trí của mình là từ 10-12 triệu đồng, đây chưa phải mức lương mong muốn của em, nhưng em nhận thấy lĩnh vực hoạt động và văn hóa công ty phù hợp chuyên môn của mình vì vậy em quyết tâm ứng tuyển với hy vọng tìm được công việc phù hợp. Mức lương em muốn nhận là 10 triệu đồng nhưng kèm theo đó em muốn một cam kết nâng lương cụ thể nếu em hoàn thành tốt công việc"
- Người thứ 2 : Bạn trẻ tầm sinh năm 1999, vừa mới ra trường. Sau một hồi trả lời các câu hỏi về chuyên môn, đánh giá rằng có năng lực tốt nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm. Cậu bạn này trả lời như sau:
"Lương đối với em không quan trọng lắm, quan trọng là được học hỏi, rèn luyện và cống hiến cho sự phát triển của công ty blah blah blah...".
Ảnh minh họa
Cuối buổi phỏng vấn, anh Phạm Dũng đã chia sẻ suy nghĩ về 2 kiểu trả lời phía trên:
- Với người thứ nhất : Nhà tuyển dụng đánh giá cao câu trả lời này vì thể hiện được 4 điều:
" Có sự tìm hiểu kỹ càng về nhà tuyển dụng ("Trước khi ứng tuyển em có tìm hiểu về công ty...")
Tham vọng và có trí tiến thủ ("...đây chưa phải mức lương mong muốn của em...")
Khéo léo, sự cầu thị ( "...lĩnh vực hoạt động và văn hóa công ty phù hợp chuyên môn của mình...")
Khôn ngoan và trưởng thành ("...một cam kết nâng lương cụ thể...")".
- Còn với người thứ 2 , HR lại cho rằng đó là hình ảnh của đa số anh em KỸ SƯ TRẺ.
"Cậu này thành thật nhưng hơi khờ. Nhà tuyển dụng sẽ không có thiện cảm với những người không đi làm vì tiền, bởi nó là một dấu hiệu của sự chưa trưởng thành. Nếu tiền đối với bạn không quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ suy ra công việc đối với bạn cũng không quan trọng luôn, đơn giản vì mục tiêu lớn nhất của công việc là kiếm tiền.
Cứ so sánh thế này xem. Giữa một ông bố mỗi ngày phải chạy lo miệng ăn cho hai đứa con nhỏ và một anh sinh viên mới tốt nghiệp "tiền chả là cái đinh gì hết", ai sẽ làm việc chăm chỉ hơn?
Hơn nữa, trong mắt nhà tuyển dụng, những người trả lời theo kiểu trên thường là những người không có năng lực, hoặc không tự tin vào khả năng của họ, hoặc không biết được khả năng của họ đến đâu. Không có một doanh nghiệp nào muốn biến công ty của họ thành nơi thực tập miễn phí cho những người như thế cả".
Ảnh minh họa
Anh cũng tâm sự thêm, dù không ấn tượng với người thứ 2 nhưng vẫn để cho cậu bạn có thêm cơ hội thử sức mình, cùng đồng hành với công ty để biết được năng lực thế nào. Tuy vậy, chắc chắn mức lương khởi đầu của 2 người sẽ khác:
"Người đầu tiên có mức lương 10 triệu đồng, 1 tháng thử việc, kèm 1 cam kết nâng lương nếu hoàn thành KPI của mình.
Người thứ hai sẽ nhận mức lương 7 triệu kèm thời gian thử việc 2 tháng.
Do đó, anh em kỹ sư trẻ ạ, dẫu mục tiêu của anh em là học hỏi, rèn luyện kinh nghiệm (đây là một mục tiêu chính đáng), anh em vẫn phải quan tâm đến lương bổng nếu muốn tìm được việc làm. Anh em phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng, anh em tự tin vào giá trị của mình thông qua mức lương mà anh em đề nghị" .
Ảnh minh họa
Mỗi nhà tuyển dụng lại có cách tuyển người khác nhau phù hợp với văn hóa công ty. Đa phần ứng viên lẫn nhà tuyển dụng đều đồng tình với ý kiến của anh Phạm Dũng: Ứng viên nên biết được giá trị lao động của bản thân để đề ra mức lương phù hợp.
Bạn phải xác định rõ giá trị lao động của mình, thay vì nói chung chung " tôi muốn cống hiến abc cho công ty, làm việc vì văn hóa hợp này nọ" , kể cả khi mới ra trường và bạn cũng chỉ mong tích lũy được kinh nghiệm.
Còn bạn, bạn thường trả lời thế nào khi gặp câu hỏi "Bạn đề nghị mức lương bao nhiêu"?
Màn đánh ghen rùm beng ở trung tâm thương mại, cô gái dùng cả cốc nước "đập thẳng mặt" kẻ thứ ba sau lời nói ngông cuồng! Những tưởng kẻ thứ ba cũng bị lừa, ai ngờ câu trả lời đầy ngông cuồng của cô ả đã dẫn đến "cơn điên" của nhân vật bạn gái chính thức. Những câu chuyện đánh ghen bao giờ cũng gây được sự chú ý lớn của tất cả mọi người. Đây là một cách thức giải quyết vấn đề nhiều cô gái chọn...