Em dâu phải vay từng đồng chữa bệnh cho con, chị chồng vay 3 cây vàng lúc trả lật lọng còn 2 cây mà vẫn mắng xơi xơi là ích kỷ!
Nhưng điều khiến Thương buồn nhất chính là thái độ của chồng cô. Anh chẳng những không bênh vợ mà còn chỉ tay về phía vợ mình mắng mỏ.
Ngày lấy Chiến, hai vợ chồng cô được đằng nội – đằng ngoại trao cho tất cả hơn 3 cây vàng. Sau đám cưới, chưa tiêu đến số vàng này, Thương dự định bán vàng đi rồi đem hết tiền gửi ngân hàng lấy lãi.
Còn đang toan tính như vậy thì chị Loan – chị gái của Chiến đã đến nhà cô, ngọt nhạt với hai vợ chồng đòi vay số vàng đó. Chị nói đang thiếu ít tiền để xây nhà, thấy vợ chồng Thương vẫn chưa cần đến nên muốn vay.
Ban đầu Thương cũng do dự lắm, bởi cô nghe nhiều chuyện lùm xùm xung quanh việc cho người nhà vay vàng rồi. Bạn bè, rồi những người chị em thân thiết của cô cũng khuyên không nên cho vay, bởi dễ mất tình cảm anh em lắm. Nhưng rồi chồng Thương lại bảo vợ: “Ôi dào, người nhà chứ ai mà tính toán thiệt hơn. Nhà chị giờ xây nhà mới cần vay, mình có mà không cho vay người ta lại cười cho à”.
Nghĩ đi nghĩ lại Thương đồng ý cho chị chồng vay. Ngày cầm số vàng về, chị Loan đó cười tươi như hoa, hứa hẹn đủ kiểu: “Xây nhà xong rồi chồng chị đi làm sẽ trả cho cậu mợ. Vay vàng trả vàng. Hai em cứ yên tâm”.
Chị chồng đến nhà Thương nói ngọt nhạt để vay tiền dù cô không muốn cho vay. (Ảnh minh họa)
Chị chồng hứa hẹn vậy nhưng đã hơn 4 năm trôi qua chẳng thấy đả động đến việc trả vàng. Nếu nói gia đình anh chị đang hoàn cảnh chưa có điều kiện dư giả để trả cho nhà Thương thì cô cũng không tính toán. Nhưng đây nhà chị Loan đã xây xong nhà, mua cả ô tô đi cả năm trời rồi. Thương bực lắm nhưng mỗi lần đả động đến việc đòi lại số vàng đó thì Chiến lại gạt đi. Anh liên tục bảo rằng bao giờ có việc cần đến thì đòi lại cũng chưa muộn.
Và chuyện không may đã xảy đến với vợ chồng Thương. Bé con nhà chị bị bệnh nặng, cần rất nhiều tiền chữa trị. Đã thế lại rơi đúng vào đợt dịch, công việc của 2 vợ chồng cùng không ra sao nên chẳng có tiền chạy chữa. Thương phải đi vay khắp mọi nơi từ bạn bè cho đến người thân ở đằng ngoại cũng chẳng đủ tiền chữa trị cho con.
Video đang HOT
Nghĩ đến số vàng từng cho chị chồng vay, Thương giục chồng mình đòi. Nhưng anh cứ ậm ừ rồi chẳng mở lời. Cuối cùng chính Thương phải gọi điện cho chị chồng để nhắc về số vàng đó.
Ban đầu khi nghe Thương nhắc về số vàng, chị chồng còn có giọng điệu sửng sốt :”Vàng nào, mợ định hỏi vàng nào thế”. Nhưng khi cô nhắc đến tờ giấy thỏa thuận vay nợ thì chị Loan kia mới vỗ đầu như sực nhớ ra: “Ừ nhỉ, em không nhắc là chị quên đó. Được rồi cậu mợ cứ yên tâm. Mai, ngày kia là vợ chồng tôi mang xuống trả”.
Ấy vậy mà hơn 1 tuần sau chị chồng mới xuống nhà Thương. Nhưng chị không trả vàng mà lại đem đến 1 cục tiền. Điều khiến Thương bức xúc ở đây đó là chị trả tiền theo giá vàng vay của 4 năm trước. Khi ấy vàng mới có 38 triệu đồng/chỉ, giờ đã lên đến 58 triệu đồng/chỉ rồi. 3 cây vàng kia giờ chỉ đáng gần 2 cây.
Đòi lại vàng khi chị chồng vay, Thương uất hận đến tận cổ vì chị ta lật lọng, đã thế còn mắng cô ích kỷ. (ảnh minh họa)
Bực quá, Thương mới hỏi chị chồng: “Sao hồi vay chị bảo với vợ chồng em là vay vàng trả vàng mà”.
Thì chị chồng cười nịnh bợ: “Ôi dào cậu mợ đằng nào chả bán đi. Chị trả luôn tiền có phải hơn không. Chị trả đầy đủ có thiếu gì đâu”.
Thương thẳng thừng: “Ngày xưa chị nói một đằng bây giờ lại một nẻo. Mà chị giả tiền thì phải quy ra giá bây giờ chứ lại quy về giá của 4 năm trước. Cho chị vay những 3 cây mà giờ nhận về có 2 cây thì sao em không bực hả chị”.
Chỉ nói có thế mà chị chồng Thương xồn xồn lên: “Đấy cậu xem vợ cậu ích kỷ như thế nào. Người ta có hoàn cảnh thì mới đi vay. Không đồng cảm với chị thì thôi đằng này còn đòi tính lãi. Người nhà chứ có phải người dưng đâu. Cô muốn thì cầm số tiền này mà cho vay nặng lãi. Cô chú làm ăn thì phải xuề xòa ra lộc mới đến, tính toán như vậy thì thất đức lắm”.
Thương định phản pháo thì Chiến lại ngăn lại: “Chị em với nhau, thôi mình tính toán làm gì”. Nhưng cô uất nghẹn đến cổ rồi. Vợ chồng cô đòi vàng về để chữa trị cho con chứ có phải làm ăn đâu mà chị chồng nỡ lòng nói vậy?
Thương gay gắt: “Chị nói thế mà nghe được à? Vợ chồng em cũng khó khăn mới hỏi đến số vàng đó. Sống khôn như chị thì quê em nhiều lắm nhưng giờ người ta đeo rọ mõm vào hết rồi”.
Cô đang nói vậy thì ăn cái tát đến choáng váng từ chồng. Anh chỉ thẳng tay vào mặt cô mắng: “Mày đểu cáng nó vừa thôi. Tao đã bảo có người trong nhà rồi thì không tính toán mà mày còn ăn nói vậy à”.
Nước mắt Thương giàn giụa: “Cũng vì anh cả nể nên tôi mới cho vay. Giờ con ốm tôi muốn đòi lại cũng không được à? Lúc nào anh cũng nhún nhường rồi thiệt thòi rơi hết lên đầu vợ con. Anh xem con ốm đằng nội có ai ngó ngàng cho vay tiền hay hỏi thăm con anh không? Hay là con này phải chìa mặt khắp nơi mượn tiền”.
Thấy tình hình có vẻ căng, chị chồng Thương ngọt nhạt: “Thôi thôi chuyện trong nhà thì cô chú khép cửa bảo nhau, làm ầm ĩ lên làm gì rồi hàng xóm người ta cười cho”. Thế rồi chị ta chuồn luôn.
Thương cũng chẳng buồn tính toán nữa, nhưng cô rút ra bài học xương máu là không bao giờ cho vay nữa. Bị chỉ trích là ích kỷ cũng được, nhỏ nhen cũng được. Vì đằng nào cũng bị mang tiếng rồi. Chị chồng cô giờ đi đến đâu cũng rêu rao: “Cái con Thương á, tử tế cái gì, cho anh chị vay vàng mà còn tính lãi”…
Giỗ bố, các chị chồng giao "dâu trưởng lo", đến lúc về ăn nhìn mâm cỗ tất cả đều "đứng hình", tuyên bố chắc nịch của cô sau đó mới đáng nói
"Bố mẹ làm chục mâm hay vài ba mâm cũng chỉ một mình em lo liệu. Mấy chị chồng toàn bấm đúng giờ ăn mới về...", nàng dâu kể.
"Dâu trưởng", chỉ nghe 2 từ này thôi phụ nữ đã thấy áp lực với đủ những trọng trách trên vai. Đặc biệt khi nhà có công việc hay giỗ lễ, dâu trưởng chắc chắn không được phép vắng mặt. Trong ngày hôm ấy, họ cũng bị "xoay" tới "hết hơi" mà chưa chắc đã làm hài lòng được tất cả nhà chồng.
Mới đây một nàng dâu trưởng cũng vào mạng xã hội chia sẻ chuyện làm dâu quá áp lực của mình với nội dung như sau: "Chồng em là út nhưng lại thành trưởng vì trên anh chỉ có 3 người chị gái. Ngày trước bố mẹ anh đẻ cố được anh để lo chuyện hương khói tiên tổ. Ông bà hiền lành, hiểu chuyện nhưng mấy người con gái chán lắm. Khi nhà có công việc thì họ coi em là dâu trưởng, phải tự đứng ra lo toan gánh vác hết. Ngày thường về chơi, họ lại coi em là em út theo đúng kiểu 'làm em ăn thèm vác nặng', các chị là lớn bảo gì em cũng phải nghe, phải làm. Một tháng đôi ba lần họ đưa chồng con về chơi, em khốn khổ phục vụ cơm nước.
Bài chia sẻ của nàng dâu
Mệt nhất là mỗi lần giỗ chạp là em cứ xoay như chong chóng lo việc. Bố mẹ làm chục mâm hay vài ba mâm cũng chỉ một mình em lo liệu. Mấy chị chồng toàn bấm đúng giờ ăn mới về. Nhiều lần bố mẹ chồng em lên tiếng góp ý nhưng họ bảo: 'Việc giỗ lễ, cỗ bàn dâu trưởng phải lo. Chúng con phận gái đi lấy chồng, về chỉ là khách'. Cứ vin vào cớ ấy, chẳng bao giờ các chị chồng tham gia giúp đỡ cho em dù chỉ là việc nhỏ.
Cách đây vài tháng em bị sốt vi rút phải nằm viện mất một tuần. Cuối tuần đó nhà lại có giỗ, tuy sức khỏe cũng bình phục lại nhiều nhưng em vẫn mệt. Mẹ chồng biết ý, bà gọi 3 cô con gái dặn hôm giỗ ông thì về sớm làm đỡ em dâu. Thế mà ngày hôm sau vẫn 11h trưa các chị chồng em mới kéo đông đủ chồng con về. Mỗi nhà 4 người, như mọi khi là sẽ xếp thành 2 mâm, cộng với nhà em nữa là 3 mâm tròn. Lần nào thắp hương xong mọi người cũng phải ngồi chờ 3 nhà đó tới mới bắt đầu ăn.
Tuy nhiên lần này các chị chồng em về tới cửa đều ngạc nhiên vì thấy cả nhà đã ngồi ăn uống vui vẻ, quan trọng hơn là chỉ có 1 mâm cỗ duy nhất. Họ tưởng bố mẹ phần cỗ riêng cho nên giục em dâu sắp mâm nhưng em bảo: 'Nay em chỉ làm có 1 mâm cỗ thắp hương các cụ, xong là xin lộc xuống ăn đây rồi, làm gì còn nữa mà dọn thêm ạ. Hôm trước mẹ chẳng dặn các chị về sớm làm cơm cùng em, còn muộn thì thôi khỏi ăn. Em thấy mẹ dặn thế nên làm theo'.
Được mẹ chồng ủng hộ phía sau, em mạnh dạn nói không ngại ngần gì cả: 'Các chị bảo dâu là chủ, gái chỉ là khách thì nay tiện em nói rõ quan điểm của mình. Những ngày nhà có công có việc, em chỉ muốn chị em trong nhà quây quần lại cùng nhau nấu nướng, 1 là làm cơm thắp hương tổ tiên, 2 là mọi người được dịp quây quần đỡ đần nhau chứ em không có ý mời khách khứa gì. Nếu các chị tự nhận mình là khách, em nói thẳng là không mời'.
Mẹ chồng em để con dâu nói xong, bà cũng đứng dậy góp thêm lời: 'Em dâu các con nói đúng đó. Cùng là chị em trong nhà, những ngày có việc phải tập trung lại mà làm tránh một người bị vất vả, những người khác nhàn thân chỉ ngồi ăn với chơi là không được. Còn nếu các con tự cho mình là khách thì ngay cả bố mẹ cũng không mời các con về đâu'.
Ảnh minh họa
Cả 3 chị chồng em đứng thần mặt không nói lại được lời nào. Hôm ấy mẹ chồng em cương quyết không để con dâu nấu nhiều cỗ, bảo để bà dạy cho các chị ấy 1 bài học, lần sau còn biết trách nhiệm của một người làm con trong nhà. Quả nhiên đến đám giỗ sau, không cần ông bà gọi 3 chị ấy đều tự giác về sớm lo cỗ bàn cơm nước với em dâu".
Đây thật sự là một tình huống không phải quá hiếm trong cuộc sống làm dâu của chị em phụ nữ. Thực tế, bất cứ ai đi làm dâu cũng đều mong có thể xây dựng được một mối quan hệ thật tốt với anh em nhà chồng nhưng cũng phải tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể để có cách ứng xử cho hợp lý khiến đôi bên hiểu và biết nhìn nhau để sống. Giống câu chuyện của nàng dâu trong câu chuyện trên là một ví dụ.
Anh chị chồng hùa vào chê bai mâm cơm rồi tuyên bố "nữ công gia chánh 1 điểm", tôi có hành động khiến họ câm nín Sau lần ra mắt đó, tôi quyết định chia tay luôn với Khánh. Bởi tôi biết, có lấy nhau về cũng khó mà sống vui vẻ với anh chị chồng trái tính như vậy. Tôi vừa chia tay chồng "sẽ cưới" mọi người. Lý do cũng chả to tát gì, vì anh chị chồng chê bai tôi vụng về. Mà không phải họ...