‘Em đang bận ngoại tình nhé!’
Chị biết, chị đã động lòng. Nhưng tha thứ ư, chị còn phải xem anh đối xử thế nào và có thật lòng hối cải hay không?
Chị không ngại miệng nói câu ấy khi có điện thoại của chồng và cũng chẳng ngần ngại thú nhận với chồng việc chị đang ngoại tình. Đó là cách duy nhất chị làm để trả thù người chồng phụ bạc của mình để hả hê cơn tức giận dù chị không muốn chút nào.
Nhưng sức chịu đựng của con người cũng chỉ có giới hạn nhất định và đến nước này, chị đã vượt qua ngưỡng ấy. Bao nhiêu năm sống với nhau, chồng chị không có lấy một sự hối cải, một lời xin lỗi ăn năn, thậm chí chỉ là giả dối để nói với chị. Nếu như người ta thật lòng xin lỗi, nếu như người ta thú nhận bị cám dỗ, vì gia đình, chị có thể tha thứ. Nhưng không, dù chị chẳng phạm phải sai lầm gì nhưng anh ta tài tình tới mức, biến chị thành người đàn bà lăng nhăng trong mắt người khác, nhất là bạn bè và người thân của chị.
Những kịch bản được dựng sẵn, họ tin vào lời nói của anh ta, tin rằng anh ta đang thực sự bị phản bội và cắm sừng. Người đàn ông ấy có đáng để chị yêu thương không? Vậy mà trước giờ chị tin tưởng, chân thành. Đó là cái cớ để anh ta dễ bề đi với những người đàn bà khác và chẳng màng tới chị. Nhưng chẳng ai bảo anh ta sai, họ cho rằng, chính chị là nguyên do của sự việc này. Tới nước này, chị chẳng cần gì nữa. Chị quyết định “ông ăn chả thì bà ăn nem”.
Những kịch bản được dựng sẵn, họ tin vào lời nói của anh ta, tin rằng anh ta đang thực sự bị phản bội và cắm sừng. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Nếu đã mang tiếng ngoại tình và bị người đời nhìn bằng con mắt khác, với người chồng như thế, chị chẳng cần gì nữa. Chị chấp nhận &’có tiếng thì phải có miếng’ nên cũng tính chuyện ngoại tình. Tính đi tính lại nhiều lần, và lần này chị quyết định, không thể khuất phục gã chồng ấy. Thà như thế còn hơn chị phải chịu nhục cả đời, để cho anh ta biết được, kẻ bị cắm sừng thật sự là thế nào.
Chị đi tối ngày, chẳng cần cơm nước cho chồng con. Hai người sống cùng mà như ly thân. Chị cũng muốn dừng lại lắm, nhưng anh ta có coi chị là gì đâu, việc gì chị phải làm tội làm tình.
Những ngày tháng qua, anh ta tự túc một mình, ăn ngủ không ai để ý. Chị đi đâu, làm gì anh ta không biết. Nhưng dường như “cá đã cắn câu”, anh ta bắt đầu thấy khó chịu, bức xúc vì sự vui vẻ của chị. Vì cái anh ta mong đợi chính là sự đau khổ của chị chứ không phải nụ cười ấy. Anh ta thường trực ở nhà ngóng chị về và đưa ra những câu tra hỏi bất thường, khó hiểu. Trả thù lại chồng, chị không nói, không rằng, chị mặc kệ anh ta làm gì thì làm, để cho cái cục tức của anh ta lên tới tận đầu đi.
Tại sao không đứng trên lập trường của nhau để thông cảm và thấu hiểu, tại sao cứ phải hành hạ nhau như thế. (ảnh minh họa)
Chị tiếp tục cuộc sống của mình dù chẳng vui vẻ gì nhưng chị cứ cố tỏ ra như thế. Dù lần này, gia đình chị tan vỡ, chị cũng bằng lòng. Với một người như anh ta, chị không có gì phải nuối tiếc. Nhưng lạ thay, sự cố chấp của chị đã có tác dụng. Khi chị đang bên người tình, anh ta gọi điện nhắn tin liên tục, mong chị về với gia đình và hứa hẹn sẽ không làm gì có lỗi với chị nữa. Chị không thể tin được con người ấy vì anh ta đã sai lầm quá nhiều rồi, đâu thể dễ dàng như thế. Chị hằn giọng, tỉnh bơ: “Em đang bận ngoại tình” khi nghe điện thoại của anh ta và cúp máy.
Tối ấy về nhà, chị thấy mâm cơm sẵn sàng, anh ta thì ôm con nhỏ đang ngủ trên ghế sofa. Nhìn cảnh tượng ấy chị bỗng nhớ về những năm về trước, ngày tháng còn yêu nhau mặn nồng. Anh cũng chiều chị như thế, chuẩn bị cho chị những thứ chị thích. Có chút động lòng và có nước mắt trên khuôn mặt chị. Ai bắt chị phải làm điều này. Ai khiến anh trở thành người như thế? Tại sao đã yêu nhau còn phản bội nhau. Tại sao không đứng trên lập trường của nhau để thông cảm và thấu hiểu, tại sao cứ phải hành hạ nhau như thế. Sống với người mình yêu thương, vun vén cho gia đình đã mệt lắm rồi, tại sao anh cứ thích hành chị, tại sao anh tham lam, quên đi tình nghĩa cũ. Con người sao cứ phải làm khổ nhau tới vậy.
Chị biết, chị đã động lòng. Nhưng tha thứ ư, chị còn phải xem anh đối xử thế nào và có thật lòng hối cải hay không?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Khoảng lặng tái tê
"Gọi ngay cho trưởng phòng sắp xếp người khác đi công tác thay, còn cô không đi đâu hết"
"Gọi ngay cho trưởng phòng sắp xếp người khác đi công tác thay, còn cô không đi đâu hết". Đẩy chiếc điện thoại về phía vợ, Trung nói như ra lệnh. Thùy còn chưa kịp phản ứng gì, Trung lại thao thao bất tuyệt: "Người ta thu nhập mươi mười lăm triệu một tháng thì đã đành, đằng này lương ba cọc ba đồng, nuôi thân còn chưa đủ mà hết xuống cơ sở lại họp hành, giờ còn đi công tác xa hàng tuần nữa. Chẳng lẽ lại bắt ở nhà trông con...".
Trước thái độ coi thường của Trung, Thùy cương quyết: " Đành rằng công việc bảo đảm đời sống vật chất cho mỗi cá nhân song nó không đơn thuần chỉ có vậy mà còn là niềm đam mê, là lý tưởng sống. Anh đừng ích kỷ, chỉ biết coi trọng nghề nghiệp của bản thân, chẳng đếm xỉa tới tâm tư của vợ mình". Tức tối đập tay xuống bàn, Trung quát lên: "Cô học ở đâu cái thói ương ngạnh, cãi lại chồng vậy? Cơm mà ăn không đủ no thì xem cô có còn mơ mộng hão huyền tới đam mê với chả lý tưởng không?".
Nỗi buồn chồng gia trưởng, độc đoán của Thùy càng nhân lên gấp bội khi mẹ chồng chứng kiến tất cả sự việc song thay vì đứng ra phân giải ai đúng, ai sai, bà lại lựa lúc chỉ có hai mẹ con nhỏ nhẹ khuyên nàng dâu nên nghe theo sự sắp đặt của chồng cho yên cửa ấm nhà. Bà bảo Trung giống hệt tính cách bố, luôn tự cho mình quyền làm chủ gia đình, vợ con phải có nghĩa vụ phục tùng. Cả cuộc đời sống với ông, bà luôn đặt chữ "nhẫn" lên hàng đầu. Ngay cả khi ấm ức tới mức phải cắn răng kìm nén những giọt nước mắt tủi hờn vào bà cũng không dám làm trái ý chồng. Nếu một trong hai người không biết cư xử, không biết kiềm chế bản thân để hóa giải mâu thuẫn thì rất khó tạo dựng được cuộc sống hạnh phúc...
Hạnh phúc đôi lứa chỉ thực sự trọn vẹn khi được xây dựng trên nền tảng của sự bình đẳng và tôn trọng từ hai phía (Ảnh minh họa)
Thùy cảm nhận sự chân thành trong lời khuyên của mẹ chồng. Là người phụ nữ hiền hậu, chất phác, thương con dâu như con gái, bà tâm sự cùng Thủy bằng tất cả sự trải nghiệm và đồng cảm. Tuy nhiên, Thùy không thể đi vào "vết xe đổ" của mẹ chồng bị tư tưởng "trọng nam khinh nữ" chi phối quá nặng nề, đằng đẵng suốt một đời âm thầm sống như cái bóng trong nhà, không làm chủ cuộc sống của bản thân, không dám đấu tranh cho sự đúng, sai...
Thùy đã từng băn khoăn tự hỏi, tại sao mẹ chồng lại nhẫn nhục cam chịu một cách vô điều kiện suốt cả cuộc đời để rồi không chỉ bị chồng coi thường mà ngay cả những đứa con cũng lấn lướt, thiếu tôn trọng mẹ. Chứng kiến Trung và những người con khác nói năng, cư xử, thậm chí là sai khiến mẹ như kẻ ăn người ở, Thùy không khỏi xót xa, thương cảm. Đáp lại câu hỏi của nàng dâu: "Mẹ có thực sự thanh thản và hạnh phúc không khi phải gồng mình lên chỉ vì tâm niệm giữ hòa khí trong gia đình" là tiếng thở dài, ánh mắt trĩu nặng ưu tư của bà và sau đó là khoảng lặng đến tái tê nhức nhối. Thùy chợt hiểu ra sự bình yên trong gia đình nhà chồng thực chất chỉ là vỏ bọc bên ngoài...
Hạnh phúc đôi lứa chỉ thực sự trọn vẹn khi được xây dựng trên nền tảng của sự bình đẳng và tôn trọng từ hai phía. Thùy không đành lòng nhẫn nhục cam chịu để Trung lấn lướt. Nhất định cô sẽ khéo léo, tế nhị tìm cách thức tỉnh chồng dù biết để cảm hóa được một người đầu óc nặng nề thói gia trưởng, độc đoán như Trung không dễ dàng và không thể thực hiện ngay trong một sớm, một chiều.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đoản khúc một tình yêu Đã nhiều lần trong đời tôi tự hỏi tình yêu là gì mà có sức mạnh lớn đến như vậy, người ta hạnh phúc vì tình yêu nhưng cũng đau khổ vì tình yêu. Trải qua hai mối tình nhưng tôi vẫn không bao giờ có thể hiểu hết được tình yêu là gì, chỉ biết sống, biết trao đi tất cả những...