Em chồng bù lu bù loa bị ép làm việc quá sức, tôi thả nhẹ bằng chứng khiến “giặc bên Ngô” bẽ mặt trước cả nhà
Em chồng tôi đã lười làm, hay cãi láo còn dám đặt điều vu khống tôi dày vò, bắt nó làm việc quá sức. Thế nhưng tôi không dễ bị bắt nạt như vậy.
Nga là em chồng của tôi. Năm nay nó vào năm hai Đại học. Thực ra thì tôi cũng đoán trước được bố mẹ chồng và chồng sẽ đề nghị nó về chung cư sống cùng anh chị khi nó lên Hà Nội. Bố mẹ thì nghĩ như thế là đúng thôi, anh chị em quan tâm, chăm sóc nhau giữa nơi xứ người. Thành – chồng tôi thì đương nhiên tán thành, anh là anh ruột của con bé cơ mà. Duy chỉ có tôi không mấy thoải mái vì không hợp tính với Nga. Dù thế, tôi vẫn biết điều, luôn tỏ ra bằng mặt và vẫn vui vẻ đón nó về.
Cuộc sống của vợ chồng chúng tôi từ đây bắt đầu đảo lộn. Nếu như trước kia, tôi thuộc nằm lòng thói quen, sở thích của Thành nên đi chợ, nấu nướng dễ như trở bàn tay thì nay lại không. Tôi nấu món gì Nga cũng chê, nó bảo chị nấu nhạt như nước ốc. Thế rồi tự nó xuống bếp cầm lọ bột canh, nước mắm lên và thẳng tay dốc vào nồi canh.
Tôi tức quá, hét lên: “Em làm cái gì thế? Không biết phép tắc gì nữa à? Thấy nhạt thì tự bỏ vào tô của mình đi, em làm thế rồi ai ăn? Nhập gia tùy tục, sống đây phải biết theo mọi người chứ!”
Nó chẳng vừa, gân cổ lên cãi tôi: “Không phải do chị nấu ăn quá tệ à? Còn trách mắng cái gì? Thử hỏi anh Thành xem có thấy ngon không?”
Thành thì sững sờ trước thái độ của cả tôi và cô em gái. Sau cùng, anh mắng cả 2. Tối đó, trước khi đi ngủ, tưởng anh quay sang ôm tôi để an ủi, nào ngờ chốt 1 câu: “ Sao nãy thái độ em kì thế? Em hét lên với nó thế chẳng khác gì chấp nhặt, trẻ con vừa chứ!”
Tôi tức, hất tay anh ra rồi ngủ thẳng.
Chuyện về cô em chồng chưa hết. Nó lười 1 cách khủng khiếp. Nó đi học về là chỉ nằm ôm cái điện thoại, không hề đỡ đần, phụ giúp tôi chuyện gì. Tôi có nói thì Thành lại bênh em, tôi càng khó chịu hơn.
Nhưng tức nhất là quần áo của nó cũng chẳng chịu giặt, cứ thay xong vứt bừa ra từ nhà tắm, phòng khách cho tới phòng ngủ. Vì muốn đẹp cho ngôi nhà tôi lại tự nhủ thôi đi dọn. Có nhắc nó bao nhiêu lần, nó cũng chỉ giương mắt lên mà nhìn và mặc kệ.
(Ảnh minh họa)
Giá như nó chỉ sống bẩn, lười làm, cãi láo thôi tôi còn đỡ ghét. Đây nó còn học cái thói nói láo, đặt điều. Vài lần tôi bắt gặp nó lên facebook nói xấu tôi. Đương nhiên, 1 đứa sinh viên đại học như nó thì đủ thông minh để không viết thẳng là chị dâu, nhưng nó bóng gió thì ai cũng đoán được. Mà những thứ nó viết nào có đúng, toàn vu khống, bịa đặt.
Tôi tức lắm, hỏi Thành thì anh lại bảo tôi chấp nhặt, trẻ con. Tôi quyết sẽ không chịu đựng con bé này nữa. Thế nên nhân 1 ngày Thành và em gái về quê, tôi lén thuê người lắp camera trong nhà, tìm cách gom bằng chứng cho anh sáng mắt.
Video đang HOT
Cuộc sống sau đó của chúng tôi vẫn hay xảy ra mâu thuẫn như vậy, mẹ chồng vẫn hay gọi lên trách cứ tôi là nuôi con gái bà làm sao mà nó gầy rộc đi. Tôi chỉ cười, bảo: “Cô ấy giữ dáng không ăn đấy chứ mẹ. Con mà cho ăn uống hà khắc thì con trai mẹ đâu có béo tốt vậy đâu!”
Một tối thứ 6 nọ, tôi đang ung dung đắp mặt nạ, gọt hoa quả thì Thành sa sầm mặt, bảo: “Mẹ gọi này, em nghe đi. Mẹ bảo mai về có chuyện muốn nói đó!”
Tôi hơi hoảng, cầm điện thoại thì mẹ chồng như quát trong điện thoại:”Ngày mai anh chị về ngay. Không sống được cùng với em chồng thì cho nó ra riêng, sống chung mà hành nó như thế có chút nhân tính nào không?”
Hôm sau tôi về mới tá hỏa lý do vì cô em chồng thi trượt 5/8 môn của kỳ vừa rồi. Nào đã hết, nó còn khổ sở khóc lóc, mếu máo kể với mọi người rằng ở trên đó tôi ép nó làm việc như osin không có gian học hành. Và nó gầy gò, xanh xao vì làm lụng, áp lực tinh thần… Chao ôi, tôi mà không chung sống cùng, nhìn gương mặt sũng nước của nó chắc cũng thương lắm. Nhưng tiếc thay, tôi lại là người hiểu tất cả.
Bố mẹ chồng chưa kịp lên tiếng mắng, tôi đã đi mở TV, kết nối điện thoại với màn hình rộng. Sau đó, tôi nhẹ nhàng mở 1 vài đoạn clip quay được từ camera cho cả nhà xem rồi nói: “Đây, mọi người nhìn xem ai là người làm lụng, ai là người ngồi chơi. Đừng nói ăn may 1 ngày, con lưu giữ clip cả 1 tháng đó. Con cũng nhân đây nói thẳng, con không đồng ý cho cô ấy chung sống nữa nếu còn có cái thái độ hỗn láo với chị dâu, vô phép tắc và lười biếng như thế này!”
Bị tôi vạch mặt thẳng thừng, ai nấy đều sốc. Mẹ chồng lúc này lại quay sang tôi ngọt nhạt xin thứ lỗi vì con gái còn nhỏ dại. Tôi nói cần suy nghĩ rồi bắt xe quay lại Hà Nội tức thì.
Miss Mộng Mơ
Theo Helino
"Một triệu là quá nhiều, chồng tôi chỉ đáng giá 500 nghìn thôi"
Vừa bước vào nhà, thấy mẹ chồng đang ngồi xem ti vi, tôi liền nói: Mẹ ơi, chồng con, anh ấy đi làm "trai bao" mẹ ạ.
Khi nghe tôi nói câu đó, mẹ chồng tôi tái mặt giận dữ: "Con đang nói điên rồ cái gì thế?"
- Đúng là như thế, con vừa bắt quả tang anh ấy với một phụ nữ trong nhà nghỉ. Và đây là số tiền người phụ nữ kia trả con cho một lần cùng với anh ấy.
Tôi đặt tờ 500 nghìn lên bàn trước sự thảng thốt mẹ chồng...
Từ khi chưa cưới, bố mẹ chồng đã nói tôi không xứng với con trai họ. Họ nói anh đẹp trai, lại học vấn cao, anh thừa sức lấy một người vợ có điều kiện tốt chứ không phải một cô gái nhà quê chỉ học hết cấp 3 lên thành phố mưu sinh bằng việc suốt ngày cắm cúi làm đẹp cho người khác.
Khi đó, tôi là chuyên viên trang điểm cho một tiệm áo cưới khá nổi tiếng. Một lần anh cùng bạn đến cửa hàng tôi đặt lịch chụp ảnh cưới, và anh có số điện thoại của tôi.
Tôi biết mình xinh đẹp từ khi học cấp hai, rồi sau đó đạt giải nữ sinh thanh lịch ở trường cấp 3. Tôi biết mình xinh đẹp qua sự theo đuổi của nhiều chàng trai và lời trầm trồ của những người tôi gặp. Vậy nên tôi không dễ tán tỉnh, không dễ xiêu lòng vì kiêu ngạo. Nhưng một cô gái dù có xinh đẹp và kiêu ngạo đến đâu thì trước sự săn đón của một người đàn ông vừa đẹp trai, vừa ga-lăng lại có học và giàu cũng sẽ gục đổ. Anh đã từ từ bẻ đi những cái gai của một bông hồng, khiến tôi yêu anh đắm đuối.
Ngày tôi thông báo có bầu, anh không tỏ ra vui, cũng chẳng buồn. Anh nói để anh đưa tôi về giới thiệu với gia đình rồi đưa bố mẹ anh về quê tôi xin cưới. Hạnh phúc tưởng quá dễ dàng, ai ngờ đó là khởi nguồn cho nhiều đau khổ.
Bố mẹ anh, gia đình anh không ngại nói thẳng đến sự không "môn đăng hộ đối" về cả gia cảnh lẫn học vấn của tôi, mẹ anh quyết định hôm đám cưới chỉ dành bốn mâm cho khách mời bên ngoại. Mẹ chồng tôi từng nói: "Nếu không vì đứa cháu nội, còn lâu cô mới bước chân được qua cánh cổng nhà tôi".
Lúc đầu chỉ là bố mẹ anh coi thường tôi, dù tôi vẫn đi làm, kiếm được tiền để thừa sức lo cho bản thân. Dần dần, chồng tôi như bị bố mẹ mình "tẩy não", luôn nghĩ tôi may mắn lắm, diễm phúc lắm mới lấy được anh làm chồng. Thật may là chúng tôi ở riêng, nếu không cuộc sống sẽ ngột ngạt lắm.
Sau khi có con nhỏ, sự quan tâm tôi dành cho chồng không còn được như xưa. Vì vợ bận bịu, anh thường tìm vui bằng những cách khác. Việc anh lăng nhăng tán gái bên ngoài, không phải tôi không biết. Chỉ là tôi nghĩ, có gã đàn ông nào lại không từng như vậy, nhất là khi anh ta vừa có "mác" học thức, vừa đẹp trai lại rủng rỉnh tiền bạc như chồng tôi. Quan trọng, anh đừng để mọi chuyện đi quá xa là được.
Tôi từng nói với anh, sức chịu đựng của tôi thật ra rất kém. Tôi có thể không có chồng chứ không thể chung chồng với thiên hạ. Lúc đó anh ôm tôi cười như biết lỗi: Anh biết, cái gì với anh là quan trọng mà, vui chơi nhất định có điểm dừng.
Rồi tuần trước, một cô em làm chung trong ảnh viện áo cưới với tôi vừa gặp nơi cửa hàng đã thông báo "tin khẩn":
- Hôm nay chủ nhật, chắc chồng chị ở nhà chứ?
- Không, anh ấy nói phải đi hội thảo gì đó, sáng sớm chị phải gửi con bên ông bà nội để đi chụp ảnh cho khách đây.
- Hội thảo gì mà lại tổ chức trong nhà nghỉ nhỉ, còn đi cùng với một phụ nữ trông rất sang chảnh.
Dù chẳng muốn làm cái việc xấu hổ này, tôi cũng nhất định thà đau một lần rồi thôi. Tôi chạy xe đến nhà nghỉ đó, sau khi khéo léo hỏi để chắc chắn có anh ở đây, đứng chờ anh ấy dưới quầy lễ tân suốt hai giờ đồng hồ. Khi anh ấy khoác tay một phụ nữ bước xuống cầu thang. Người phụ nữ kia lả lơi cười, còn anh thì nhìn tôi tái mặt:
- Chị có biết, anh ấy là đàn ông đã có vợ không?
Người phụ nữ kia ngây người nhìn anh, rồi nhìn tôi.
- Anh ấy là chồng tôi, là thuộc sỡ hữu của tôi. Nếu chị muốn dùng thì ít nhất cũng phải bỏ tiền ra thuê chứ.
Chồng tôi cố hét thật nhỏ: "Em điên rồi, về nhà mình nói chuyện". Anh có vẻ mất bĩnh tĩnh nhưng người phụ nữ kia qua phút bối rồi xem ra đã hiểu tình hình. Chị mở ví, rút ra hai tờ 500 nghìn rồi nói: "Coi như tôi thuê chồng chị".
- Không nhiều đến thế đâu, chỉ 500 là đủ, anh ấy chỉ có giá thế thôi.
Tôi giật tờ 500 nghìn trên tay người phụ nữ kia rồi kiêu hãnh quay đi, thực ra thì chân tôi lúc đó ríu vào nhau như muốn ngã quỵ vì đau đớn.
Tôi đến nhà bố mẹ chồng đón con, đồng thời báo cho ông bà biết, chồng tôi đi làm "trai bao" và được người ta trả tiền. Mẹ chồng vừa tức giận, vừa xấu hổ đến tái mặt. Trước nay mẹ vốn không coi tôi ra gì, nay con trai bị con dâu "dìm" chắc là không chịu được.
- Mẹ, mẹ luôn nói, con may mắn vì lấy được một người chồng "trên cả tuyệt vời" như con trai mẹ. Thật ra thì con quá bất hạnh vì lấy phải một người chồng như anh ấy thì đúng hơn. Nhờ được mẹ dạy "đàn ông làm công to việc lớn, còn việc nhà là của đàn bà" nên anh ấy không biết làm một việc gì trong nhà, kể cả việc bỏ quần áo vào máy giặt. Nhờ được mẹ dạy "con có thể lấy được một người vợ tốt hơn" nên giờ xem ra anh ấy đang đi tìm vợ khác.
Mẹ luôn nói, con không xứng với anh ấy. Đúng là con không thể lăng nhăng như anh ấy, không thể bỏ bê gia đình, bỏ bê chồng con đi hú hí với nhân tình như anh ấy. Nói gì thì nói, vẫn là không bằng anh ấy được. Vậy nên con từ bỏ, để anh ấy tìm người xứng với anh ấy cho mẹ vui lòng.
Tôi dắt con ra khỏi nhà bố mẹ chồng. Ngôi nhà tôi đã đặt chân vào ra không biết bao lần, nhưng từ ngày mai chắc chắn sẽ dần trở nên xa lạ.
T. Hương
Theo Dân Trí
Thăm "vương quốc" hoa hồng ở Điện Bàn Ghé thăm "vương quốc" hoa hồng của Từ Hiếu (sinh năm 1984, ở khối phố Quảng Lăng 3, phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), chúng tôi bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của vườn hoa hồng ngoại kiêu sa, rực rỡ sắc màu trên vùng cát bỏng. Anh Hiếu bên khu trồng hoa hồng Mon Couer. Hành trình...