Em bé tử vong vì bệnh viện trì hoãn điều trị do thiếu tiền hối lộ
Một cặp vợ chồng tại Ấn Độ vừa cáo buộc nhân viên một bệnh viện lớn thuộc sở hữu chính phủ đã có hành vi trì hoãn điều trị để đòi hối lộ dẫn đến cái chết của em bé 10 tháng tuổi con họ.
Người mẹ đau khổ vị 2 mất đưa con. (Nguồn: dailypakistan)
Theo AFP, vợ chồng chị Sumita và anh Shiv Dutt đã đưa con trai đang ốm đến bệnh viện Bahraich ở bang Uttar Pradesh hôm Chủ Nhật vừa qua. Tại đó, một y tá đã đòi họ đưa tiền để tiếp nhận hồ sơ ca bệnh của em bé. Sau đó, một nhân viên lau dọn tiếp tục đòi tiền họ để sắp xếp cho em bé được nằm ở một giường bệnh.
Trên sóng truyền hình Ấn Độ, cặp vợ chồng chia sẻ rằng họ không có lựa chọn nào khác ngoài trả tiền.
Chị Sumita Dutt cho biết hai ngày sau, một hộ lý lại tới vòi tiền để tiêm cho em bé. Do đã hết tiền, giữa hai người đã nổ ra một cuộc cãi vã, dẫn tới sự chậm trễ trong điều trị.
“Tôi đã nói với anh ta hãy cho tôi chút thời gian, và hứa sẽ đưa cho anh ta khoản tiền mà anh ta muốn,” chị Sumita vừa khóc vừa nói.
Trong nỗi đau đớn và tức giận vì mất con, anh Shiv cho biết nhân viên bệnh viện đã vòi tiền anh chị gần như là từ đầu đến cuối quá trình điều trị cho em bé. “Chỗ này chẳng thiếu những kẻ thích nhận hối lộ. Chúng tôi cảm thấy vô cùng phẫn uất.”
Bệnh viện Bahraich cho biết đã tiến hành một cuộc điều tra vì những cáo buộc đòi hối lộ này, nhưng phủ nhận trì hoãn điều trị cho em bé. Hiện chưa rõ lý do tử vong của em bé là gì.
Video đang HOT
“Không có sự trì hoãn nào trong việc tiêm kháng sinh cho em bé. Mỗi ngày chúng tôi đều có hai lượt tiêm vào buổi sáng và buổi tối,” OP Pandey, một bác sỹ cấp cao cho biết. Ông cũng nói thêm rằng nhân viên lau dọn trong vụ việc đã bị cho thôi việc, còn y tá thì bị thuyên chuyển công tác.
Hiện tượng đòi hối lộ và những khoản tiền ngoài luồng đang là một vấn đề nổi cộm trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Ấn Độ, nơi những bệnh viện của chính phủ luôn thiếu nguồn lực, buộc nhiều người dân, kể cả người nghèo phải tìm kiếm những dịch vụ đắt đỏ tại các bệnh viện tư.
Hồi tháng 6 vừa qua, một người đàn ông 75 tuổi đã tử vong sau khi bị từ chối nhập viện tại một bệnh viên ở thành phố Kolkata miền đông do không nộp khoản hối lộ 200 rupee (3USD) cho nhân viên bệnh viện.
Trước đó một tháng, một thiếu niên cũng đã tử vong vì cha cậu không đưa khoản tiền hối lộ 300 rupee cho một nhân viên bệnh viện nhà nước ở bang Tamil Nadu.
Theo Vietnam
Tống giam tướng, quân đội TQ không mạnh và sạch hơn
Tuy rất mạnh tay trong việc trừng phạt nhiều tướng lĩnh, nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi liệu Trung Quốc đã thực sự "nhổ tận gốc" nạn tham nhũng trong quân đội?
Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng vừa bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng
Việc phạt tù chung thân thượng tướng Quách Bá Hùng, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, quan chức quân sự cấp cao nhất Trung Quốc từng bị bỏ tù vì tội tham nhũng kể từ năm 1949, có thể đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Thế nhưng, cùng lúc, việc ông Quách bị kết án, cùng với sự sụp đổ của tướng Từ Tài Hậu (người qua đời vì bệnh ung thư năm 2015 trước khi trả lời về cáo buộc tham nhũng) đã để lộ những mâu thuẫn của hệ thống đảng-nhà nước điều hành quân đội tại Trung Quốc.
Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa từng được biết đến với lòng yêu nước và kỷ luật khắc nghiệt. Việc liên tục nhồi nhét tư tưởng đã khiến binh sĩ sẵn sàng cho gian khổ và hy sinh. Nhưng kể từ khi cải cách kinh tế, tham nhũng đã trở nên tràn lan.
Trường hợp của ông Quách chỉ là vụ án mới nhất trong một loạt các vụ truy tố các nhân vật quân sự cấp cao, một phần của chiến dịch dài hơi của ông Tập nhằm nhổ tận gốc nạn tham nhũng. Cho đến nay, 60 tướng lĩnh, đang phục vụ hoặc đã nghỉ hưu, đã bị vây bắt.
Cả ông Quách và ông Từ đều bị cáo buộc nhận "một khoản hối lộ đặc biệt lớn", phần lớn đến từ việc bán chức quyền. Hàng trăm cán bộ cấp cao của quân đội Trung Quốc bị đồn đại là có liên quan.
Ông Từ Tài Hậu qua đời trước khi kịp trả lời về các cáo buộc tham nhũng
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã cảnh báo rằng tham nhũng trong hàng ngũ đảng và quân đội trở nên quá phổ biến, có thể làm suy yếu chế độ và sức mạnh chiến tranh của Trung Quốc. Chiến dịch càn quét chống tham nhũng diễn ra vào thời điểm nước này đang tìm cách tăng cường sức mạnh trong các động thái bất hợp pháp trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Sự sụp đổ của ông Quách và ông Từ được xem như dấu hiệu thành công của chiến dịch chống tham nhũng. Thế nhưng, việc đánh giá chiến dịch không nên dựa trên số lượng "con hổ" bị bắt, mà phải dựa trên kết quả cuối cùng. Liệu chiến dịch có thể dẫn đến một cuộc "đại tu" hệ thống chính trị, nơi đang là một mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng hay không.
Tuy bộ máy tuyên truyền luôn khen ngợi thành tích chống tham nhũng, họ không đưa ra những câu hỏi thực sự ý nghĩa như: Tại sao hai tướng trên lại được thăng chức mặc dù rất "tồi tệ"? Ai là người thăng chức cho họ? Có gì sai trái trong hệ thống chính trị cho phép một đại dịch như vậy lây lan dữ dội mà không bị kiểm tra?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Không nên đánh giá thấp các thiệt hại do hai vị tướng trên gây ra. Vấn đề đầu tiên liên quan đến thẩm quyền của nhiều chỉ huy hiện tại, vì một số người được thăng quan tiến chức nhờ hối lộ chứ không phải tài năng. Một quan ngại khác là độ tin cậy của sự huấn luyện, hậu cần và thiết bị quân sự tại Trung Quốc. Thách thức nghiêm trọng nhất là tham nhũng đã phá hủy niềm tin của các sĩ quan và binh sĩ.
Sự hiện đại hóa nhanh chóng của quân đội Trung Quốc sẽ không thể đảm bảo Trung Quốc chiến thắng trong một cuộc chiến tranh, mà đạo đức và chất lượng của quân đội Trung Quốc với 2,3 triệu người mới là điều chủ chốt. Nếu các thành viên quân đội Trung Quốc quan tâm đến sự giàu có hơn là phục vụ đất nước, thì làm sao họ có thể liều mạng vì nước?
Vì vậy, câu hỏi đặt ra lúc này là liệu sự lãnh đạo tại Trung Quốc có đủ thực tế và dũng cảm để cải cách cơ bản, "đại tu" hệ thống chính trị và tái cơ cấu quân đội hay không.
Thách thức nghiêm trọng nhất là tham nhũng đã phá hủy niềm tin của các sĩ quan và binh sĩ Trung Quốc
Theo Danviet
Indonesia tôn vinh cảnh sát thà nhặt rác chứ không nhận hối lộ Một cảnh sát Indonesia đã được tôn vinh trong lễ kỷ niệm ngày cảnh sát quốc gia bởi thành tích chưa bao giờ nhận hối lộ trong suốt 40 năm làm nghề. Thay vào đó, ông đã chọn cách đi nhặt rác ngoài giờ làm việc để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Ông Seladi là cảnh sát làm việc tại phòng...