Em bé chập chững tập đi, ông nội đi theo cầm dao chặt phía sau, hành động gây tò mò bắt nguồn từ phong tục trong đám tang
Đoạn video khiến cho mọi người cảm thấy thú vị, đồng thời càng tò mò hơn vì sao nhiều người vẫn tiếp tục thực hiện phong tục dân gian này.
Thời gian gần đây, một đoạn video ghi lại cảnh em bé đang chập chững tập đi đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Cụ thể, một cư dân mạng sống tại Thành Đô, Tứ Xuyên, cho biết con trai nhỏ của cô đang trong giai đoạn tập đi và đã chập chững bước được những bước chân đầu tiên. Thấy cháu bắt đầu bước đi, ông nội đã vào bếp lấy một con dao lớn và thực hiện một hành động rất kỳ lạ. Hễ cháu trai bước một bước, người ông đi theo phía sau dùng dao chém ngang chém dọc dưới chân cậu bé.
Một số người cho biết, đây là phong tục dân gian gọi là “cắt dây vấp ngã”, thường được lưu truyền ở vùng nông thôn hoặc được nhiều người lớn tuổi tin tưởng thực hiện khi các cháu trong nhà đến tuổi tập đi.
Theo quan niệm dân gian, khi đứa trẻ bắt đầu học đi, người lớn trong nhà sẽ phải dùng dao đi phía sau để cắt dây vấp ngã, có người sẽ chặt ngay giữa hai chân của trẻ. Hành động này được tin rằng sẽ giúp cho đứa trẻ mau biết đi, di chuyển được vững vàng hơn, tránh bị vấp té và cũng tượng trưng cho cuộc sống sau này của trẻ có thể thuận buồm xuôi gió, chỉ có bước tiến không bước lùi.
Ở nhiều vùng nông thôn, bất cứ trẻ em nào đến tuổi tập đi đều được cắt dây vấp ngã. Một số người trẻ tuổi hiện nay vẫn thực hiện “nghi lễ” nhỏ cho con mình theo yêu cầu của ông bà, nhưng ít người biết rằng, việc làm này có liên hệ mật thiết với một việc làm trong đám tang.
Sau khi một người chết đi, người thân trong nhà sẽ dùng một sợi dây để buộc hai chân của người quá cố trước khi cho vào quan tài. Sợi dây này được gọi là “dây vấp ngã”. Phong tục này vẫn còn phổ biến tại các vùng nông thôn ở Vân Nam.
Lý do họ phải cột chân người chết là vì lo sợ trong quá trình tổ chức tang lễ, nếu vô tình có con mèo nhảy qua quan tài hoặc một con chó chạy phía dưới quan tài thì sẽ khiến cho người quá cố bật dậy. Trong trường hợp người quá cố bật dậy thì họ sẽ bị vướng dây cột ở chân và hạn chế cử động.
Cũng vì lý do này, ở nông thôn cũng có tục canh quan tài. Thông thường con trai cả của người quá cố sẽ ngồi bên cạnh linh cữu để trông coi trong những ngày tổ chức tang, tuyệt đối không cho các loại động vật đến gần quan tài để tránh việc thi thể bật dậy và loại trừ những việc sơ suất khác.
Sợi dây vấp ngã sẽ được cột vào chân người chết và không được cởi ra cho đến khi quan tài được niêm phong. Tuy nhiên, mọi người quan niệm rằng khi người quá cố được đầu thai, dưới chân họ vẫn còn vướng sợi dây vấp ngã, ảnh hưởng đến hoạt động của họ ở kiếp sau. Vì vậy mới nảy sinh ra phong tục cắt dây vấp ngã cho trẻ mới tập đi.
Video đang HOT
Câu chuyện 14 nghìn like lấy nước mắt cộng đồng mạng: Quyết định liều lĩnh của cô gái 18 tuổi và "lãi lớn" bất ngờ
Cứ như thế tình yêu giữa họ nảy nở trong 1 hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Cô gái tuổi 18 với bao mộng ước phơi phới quyết đồng hành cùng người đàn ông khuyết tật.
Người ta vẫn nói về sự kì diệu của tình yêu, rằng yêu là chưa nói đã hiểu, là dùng ánh nhìn cũng trở thành phương tiện giao tiếp, là có thể bỏ cả bầu trời trước mắt để đổi lấy cái nắm tay yên bình.
Người ta bảo, đôi lứa phải trải qua sóng gió, thử thách thì mới hiểu được hết về tình yêu, về độ nông sâu thực sự trong lòng nhau. Vậy còn việc lựa chọn ở vạch xuất phát? Bạn có dám đi ngược đám đông khi mọi thứ chỉ mới bắt đầu?
Đó là câu chuyện lấy được nước mắt nhiều người của Thanh Hoa và Minh Chí. Câu chuyện hành trình tình yêu được Hoa đăng tải trong 1 cuộc thi trên nhóm Yêu bếp.
Bài đăng của Hoa tham gia cuộc thi trên diễn đàn Yêu bếp
Chân ái đến từ hoàn cảnh bất ngờ: Mọi thứ có thể khiếm khuyết nhưng yêu thương mãi luôn trọn vẹn
Không phải bỗng nhiên mà Hoa gọi Chí bằng 2 từ "tri kỉ". Có lẽ nó còn ý nghĩa và thiêng liêng hơn cả 1 tiếng chồng.
Hoa chia sẻ: "Năm ấy, nghe tin anh trai bạn thân tai nạn nặng phải cưa một chân, mình đích thân ra thăm, ai ngờ rằng đó lại là ngày cọc tìm tới trâu.
Lúc mình ra thăm anh ấy là vừa thi Đại học xong. Trước đó mình và bạn mình chỉ hay trò chuyện với nhau về gia đình, bạn mình có hay kể về các anh trai. Vì nhà ở khá xa nhau nên chưa bao giờ mình qua nhà chơi, chưa gặp anh ấy bao giờ trước đó. Rồi lần đầu gặp nhau, mình hơi bị say nụ cười của anh một chút, nhưng tự trấn tĩnh rất nhanh.
Chí sau cuộc phẫu thuật vẫn giữ nụ cười rạng rỡ
Hai đứa trò chuyện cũng tự nhiên, rồi mình hỏi anh: Anh có linh cảm gì về vụ tai nạn không?. Anh bảo: Anh có xem vân tay, trên vân tay anh cũng thể hiện đấy. Thế là mình đứng dậy sang chỗ anh, anh mở bàn tay ra cho mình xem, mình thấy tay anh đẹp quá (đẹp kiểu rất manly luôn), lại say part 2".
Cứ như thế tình yêu giữa họ nảy nở trong 1 hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Cô gái tuổi 18 với bao mộng ước phơi phới quyết đồng hành cùng người đàn ông khuyết tật.
4 năm yêu nhau, Hoa chứng kiến biết bao sự nỗ lực vươn lên của anh. Chỉ sau vài ba tháng tai nạn phải cưa chân, anh đã tự tập đi bằng chân giả, tự tập đi bộ một mình, tự đi xe máy, đi nhiều quá mà trầy xước sưng mọng hết cả mỏm cụt chân. Cô xót xa lại động viên anh: "Đúng là có Chí thì nên (anh tên Chí)".
"Anh kể có hôm anh đang bước vào cổng trường mà hụt chân ngã mất một lúc anh mới đứng dậy được. Ban đầu anh ngại lắm nhưng nhiều lần dần anh quen, rồi hôm con xe cup thời cổ anh đang đi tự chết máy khi về ga, anh bị ngã xuống đường phải tự xoay sở đứng dậy dắt xe vào vỉa hè đi sửa. Có người quay lại bảo anh say rượu à? Anh chỉ mỉm cười cho qua...
Vợ chồng Hoa luôn hài lòng với hạnh phúc hiện tại
Năm cuối anh làm đồ án, có hôm trưa về muộn anh chẳng kịp nấu nướng gì, ăn uống qua loa để chiều lên trường tiếp. Mình thương quá, mấy sáng hôm sau đi học về trước bắt xe buýt hơn chục cây số sang nấu cơm cho anh, để sẵn trong phòng trọ rồi lại về để chiều đi học. Một năm sau, hai đứa vui mừng khôn xiết vì anh được tốt nghiệp đại học. Ra trường, anh đi làm cho một công ty xây dựng trên Hà Nội. Vốn tính hiền lành, chịu khó, không thích sự đông đúc bon chen xô bồ nơi thành thị, anh lên kế hoạch về quê lập nghiệp.
Bố mẹ ở quê với nhiều suy nghĩ lo lắng, không ủng hộ việc anh thành lập công ty riêng, nhưng anh vẫn tự xoay sở. Khi anh về, chỉ với vỏn vẹn 30 triệu đồng trong tay tích góp một năm trước, anh mua máy tính và thuê văn phòng để làm việc ở quê".
Dần dần, không chỉ riêng Hoa và người trong vùng cũng yêu mến hình ảnh anh chàng giám đốc kiêm kĩ sư trẻ, đi xe ba bánh, vai đeo túi chéo và luôn nở nụ cười thật tươi.
Quyết định bước ngoặt của cô sinh viên mới ra trường
Hoa đã biết rõ về hoàn cảnh của Chí, bản thân cô là con út trong nhà, người con duy nhất được mẹ cho học Đại học trong 3 anh em. Bố Hoa mất sớm, một mình mẹ tần tảo nuôi các anh em cô trưởng thành.
Hoa không giấu nổi xúc động trong ngày trọng đại
May mắn đã mỉm cười với Chí khi việc kinh doanh của anh thành công ngay trên quê hương. Anh vội vã cầu hôn cô bạn gái nhân hậu. Nhưng điều Hoa đắn đo nhất là mình đi học chưa giúp gì được cho mẹ nay lại lấy chồng khi vừa tốt nghiệp Đại học.
Cô trải lòng: "Mình đem những trăn trở này tâm sự hết với anh, anh cũng hiểu và thông cảm. Anh nói: Báo hiếu cha mẹ là chuyện cả đời, nên khi lấy nhau, em vẫn có thể làm được.
Nghe anh nói vậy mình thực sự rất yên tâm. Mình quyết định lấy anh chỉ vì mình yêu anh, yêu sự lạc quan và bình yên khi bên anh, anh tâm lí tình cảm, lại chiều mình".
Món quà mà Chí tặng vợ con sau 3 năm kết hôn
Bố Hoa mất lúc cô 4 tuổi, nhưng cô vẫn còn tài sản lớn nhất là người mẹ mạnh mẽ, tâm lí tuyệt vời, người chị thấu hiểu và anh trai đầy yêu thương. Không ai ngăn cản cô tiến tới hôn nhân với Chí. Mọi người chỉ khuyên cô suy nghĩ thật kĩ xem có thực sự gánh vác và chịu trách nhiệm được với cuộc sống của mình khi lấy anh không.
Lúc đó, hàng xóm lại còn thắc mắc: "Con chị giỏi giang xinh xắn, đâu đến nỗi nào mà lại trao con gái cho người khuyết tật?" . Mẹ Hoa trả lời: "Con yêu con chọn, sướng khổ con chịu, làm sao mẹ gánh chịu được cho con!".
Dù bước vào hôn nhân có đôi lần sóng gió, mâu thuẫn nhỏ nhặt nhưng kết quả luôn là: "Hai đứa vào phòng ôm nhau khóc nức nở như trẻ con, không hiểu sao chuyện này lại xảy ra rồi xin lỗi nhau. Từ khi mình chuyển ra ở riêng, mỗi lần mình có điều gì ức chế với chồng, mình đều gọi anh xuống bàn nói chuyện nghiêm túc vì mình nghĩ chỉ có giao tiếp mới giải quyết được mâu thuẫn trong hòa bình. Sau vụ việc, mình lắng nghe anh giải thích, anh lắng nghe mình kể lể mà không được xen vào. Sau cuộc hội thoại, anh thường là người xin lỗi và kèm theo câu: Nhưng em... từ nay".
Sau những cố gắng nỗ lực của chàng trai tên Chí, sau những yêu thương bao dung của Hoa, họ đã tạo ra 1 tổ ấm hạnh phúc được xây bằng nền móng tình yêu. Đâu phải quyết định nào đi ngược số đông cũng là liều lĩnh, chỉ cần chân thành, lấy chồng có lãi là đây chứ đâu xa!
Thử thách mùa hè: "Gửi Tim Thương Mến" là chiến dịch cộng đồng của nhóm YÊU BẾP (Esheep Kitchen Family) mang tính xã hội giúp thay đổi cách nhìn của cộng đồng về khái niệm: "Hạnh phúc gia đình".
Trong đó "hạnh phúc" không hạn hẹp là các quy chuẩn do xã hội định hình, mà bản chất của hạnh phúc gia đình là sự gắn kết tinh thần, tình cảm của mỗi thành viên - với mọi hình thái gia đình khác nhau.
Ngoài ra, thử thách này còn là cơ hội để mọi người chia sẻ các hoạt động hàng ngày cùng gia đình hay những ký ức, kỉ niệm cùng những người thân yêu để từ đó cảm thấy gắn bó và yêu thương gia đình hơn, đồng thời góp phần lan tỏa những thông điệp tích cực tới cộng đồng.
Em bé chập chững tập đi bị ngã dúi dụi làm ai nấy xót xa, nhưng thái đọ của ông bố khiến dân mạng người khen kẻ chê Có nhiều luồng ý kiến đã nổ ra sau khi xem đoạn clip này. Ảnh minh họa Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip thu hút sự chú ý của các ông bố, bà mẹ. Trong clip, cô bé khoảng chừng 1 tuổi đang đi cùng bố thì bất ngờ loạng choạng, cả cơ thể đổ nhào về phía...