Em bé bỏng một nửa cơ thể
Bé trai 13 tuổi ở Đồng Nai chiên đậu hũ bị lửa từ chảo dầu bùng lên làm bỏng nửa thân người trên.
Ảnh minh họa
Bé được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai trưa 13/3, vết bỏng rộng toàn bộ vùng mặt, cổ, ngực, bụng, sau lưng và hai cánh tay, cẳng tay.
Bác sĩ Vũ Công Tầm, Trưởng Khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức, cho biết bệnh nhi được cách ly điều trị đặc biệt tại khoa. Tất cả quần áo, drap giường, phòng ốc đều được vô trùng nghiêm ngặt. Các bác sĩ truyền dịch để chống sốc, mất nước, dùng kháng sinh phổ rộng chống nhiễm trùng.
Sau 2 tuần, các vết bỏng khô, không có dấu hiệu rỉ rịch và nhiễm trùng. Ngày 16/4, da bệnh nhi khô sạch, vết bỏng hồi phục tốt.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Tầm, đây là trường hợp điều trị bỏng nặng với diện tích lớn đầu tiên tại bệnh viện. Trước đó những trường hợp bỏng từ độ 2 với diện tích trên 20% cơ thể phải chuyển viện lên tuyến trên.
Hầu hết các ca bỏng nặng phải phẫu thuật cắt lọc da 1-2 lần, có thể cần ghép da.
“Bệnh nhân này may mắn hồi phục tốt, không bỏng đường hô hấp, không cần cắt lọc, ghép da”, bác sĩ Tầm cho biết.
Lê Phương
Cứu sống bé sơ sinh nhẹ cân thủng dạ dày kèm dị tật tắc tá tràng
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa phẫu thuật kép thành công, cứu sống bé sơ sinh sinh non nhẹ cân, được đánh giá là "ngoạn mục".
Sau ca phẫu thuật kép, sức khoẻ bệnh nhi đã dần ổn định và có thể xuất viện trong vài ngày tới - Ảnh: Công Kỳ
Ngày 14-4, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho hay vừa phẫu thuật thành công cho bé trai sơ sinh nhẹ cân bị thủng dạ dày kèm dị tật tắc tá tràng bẩm sinh.
Trước đó, thai phụ N.T.H. (quê Thanh Hoá, trú tại TP Biên Hoà) sinh con khi đang mang thai 33,5 tuần, nặng 2,1kg (nhẹ cân).
Sau sinh 3 ngày, bé giảm bú, ọc sữa nên được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai điều trị. Tại đây, các bác sĩ đã thăm khám, làm các xét nghiệm và chẩn đoán bé bị thủng đường tiêu hoá, chỉ định mổ khẩn cấp.
Quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện ổ bụng của bệnh nhi chứa rất nhiều sữa mới lẫn sữa cũ đã vón cục, nhuốm màu vàng giống phân, cùng nhiều già mạc. Thành ruột non viêm sưng do ngâm trong ổ bụng chứa nhiều chất dơ cùng chất tiết axit dạ dày. Ngoài ra, dạ dày của bệnh nhi có một vết rách lớn, đường kính 4cm.
Kíp mổ đã hút sữa và dịch viêm trong khoang bụng, rửa sạch ổ bụng, cắt lọc mép rách dạ dày khâu lại vết rách... cho bệnh nhi.
Sau khi hoàn tất, kíp mổ kiểm tra lại thì phát hiện dạ dày căng hơi, nghi bị nghẹt lối ra. Lúc này, bác sĩ phát hiện bệnh nhi mắc thêm dị tật tắc tá tràng bẩm sinh đoạn thứ II type 3A (ruột mất liên tục kiểu 2 đầu tận là túi cùng).
"Cuộc phẫu thuật chuyển qua tình hướng phức tạp, hơn bởi ca mổ khá dài cho một bé sơ sinh, môi trường phẫu thuật xấu do viêm phúc mạc. Tuy nhiên, buộc phải thực hiện tiếp lần phẫu thuật thứ 2, nối đoạn tá bị đứt lại với nhau theo kiểu Kimura. Và sau hơn 3 giờ nỗ lực, ca mổ đã kết thúc tốt đẹp", bác sĩ Vũ Công Tầm, trưởng khoa phẫu thuật gây mê - hồi sức, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai chia sẻ.
Theo bác sĩ Tầm, đây là một ca sống sót "ngoạn mục", bởi đường tiêu hóa của bệnh nhi có nhiều miệng nối, đặc biệt vị trí tá tràng khó phẫu thuật mà dễ bị xì rò, ca mổ kéo dài. Bé sinh non, nhẹ cân, ổ bụng nhiễm bẩn do thức ăn và dịch tiêu hoá nên giai đoạn hồi sức sau mỗ được tiên đoán nhiều "sóng gió".
Bằng các biện pháp hồi sức tích cực với kháng sinh liều cao, nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần, cung cấp năng lượng, hỗ trợ hô hấp, giường nôi có sưởi ấm..., bệnh nhi dần dần hồi phục. Đến nay, bệnh nhi đã ổn định, bú được sữa, tiêu hoá tốt và có thể xuất viện trong vài ngày tới.
A LỘC
8 bệnh mùa hè, bạn chớ nên coi thường! Mùa hè là mùa nóng, khiến bạn đổ mồ hôi nhiều và buộc phải 'sống chung' với cái nóng. Ngộ độc thực phẩm, cơ thể mất nước, sốc nhiệt, ban nhiệt, vàng da, bỏng nắng, bệnh thủy đậu, nhiễm trùng chân... là những bệnh mà bạn cần chú ý đề phòng trong mùa hè nhé! - Ảnh minh họa: Shutterstock Sau đây là...