Elon Musk và Jeff Bezos tranh giành không gian cho vệ tinh
Công ty SpaceX của Elon Musk muốn hạ độ cao quỹ đạo vệ tinh Starlink, nhưng Amazon của Jeff Bezos phản đối vì lo ngại va chạm.
SpaceX khơi mào “cuộc chiến” mới khi muốn vệ tinh của mình hạ độ cao quỹ đạo, giúp hệ thống Internet Starlink cải thiện tốc độ băng thông và giảm nguy cơ bị các mảnh vỡ trong không gian va phải.
Elon Musk (phải) và Jeff Bezos đều đang có tham vọng phủ sóng Internet vệ tinh.
Công ty của Musk hiện đã phóng lên 1.025 trong tổng số 12.000 vệ tinh dự kiến. Ông cho biết, khoảng 2.800 vệ tinh sẽ hạ độ cao quỹ đạo để đảm bảo yêu cầu.
Tuy nhiên, theo Amazon, quỹ đạo mới của Starlink sẽ gây nhiễu tín hiệu và gây nguy cơ va chạm với Kuiper – dự án Internet vệ tinh trị giá 10 tỷ USD của Amazon. Công ty của Bezos dự kiến triển khai tổng cộng 3.236 vệ tinh, nhưng chưa có chiếc nào được phóng lên quỹ đạo.
“Chúng tôi đã thiết kế vệ tinh Kuiper để tránh đụng chạm đến Starlink và bây giờ SpaceX lại muốn thay đổi mọi thứ”, đại diện Amazon cho biết.
Ngày 26/1, Musk chỉ trích sự phản đối của Amazon trên Twitter. Ông cho rằng công ty này cố tình ngăn cản Starlink – một dự án đã đưa vào thử nghiệm đại trà, trong khi hệ thống của Amazon “phải vài năm nữa mới hoạt động”.
Video đang HOT
Trong văn bản đệ trình lên chính phủ tuần trước, SpaceX nói đã lường trước việc Amazon ngăn cản các yêu cầu. Công ty cũng phàn nàn Amazon “được quyền chiếm quỹ đạo thấp nhưng lại không hề phóng lên bất cứ vệ tinh nào”.
Đáp lại, Amazon cho rằng yêu cầu của SpaceX sẽ để lại nhiều hệ lụy. “Những thay đổi đó không chỉ tạo ra các vụ va chạm trong không gian, mà còn làm tăng nhiễu sóng vô tuyến. Nó cũng sẽ cản trở sự cạnh tranh giữa các hệ thống vệ tinh trong tương lai”, đại diện Amazon nói. “Rõ ràng, SpaceX muốn ngăn chặn sự cạnh tranh ngay từ đầu, chứ không phải là hành động vì lợi ích đại chúng”.
Theo các chuyên gia, khu vực tầng thấp là nơi phù hợp nhất cho vệ tinh phát sóng Internet, vì phóng vệ tinh lên quỹ đạo này dễ dàng hơn, đồng thời khả năng phát sóng và băng thông mạng cũng cao hơn.
Trong quá khứ, hiếm có vụ va chạm vệ tinh nào nghiêm trọng. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng khi những công ty như SpaceX, Amazon hay OneWeb (Anh) chạy đua phóng vệ tinh lên quỹ đạo, nguy cơ xảy ra tai nạn có thể cao hơn.
Năm ngoái, SpaceX yêu cầu FCC cho phép họ di chuyển 2.824 vệ tinh xuống quỹ đạo thấp hơn, từ 1.100 – 1.300 km xuống còn 540 – 570 km, với vùng đệm 30 km. Amazon khi đó cũng phản đối, bởi các vệ tinh Kuiper đang hoạt động ở độ cao 590 km với vùng đệm là 9 km.
Các nhà khoa học từ lâu lo ngại các vụ va chạm trong không gian có thể tạo ra một phản ứng dây chuyền, gọi là “phản ứng Kessler”. Trong đó, nguy cơ nghiêm trọng nhất của nó là làm hỏng các mạng lưới thông tin liên lạc trên Trái đất do các mảnh vỡ văng vào hệ thống vệ tinh hiện có. Năm 2019, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) buộc phải bắn hạ động cơ đẩy một vệ tinh của mình để tránh rủi ro. Khi đó, thiết bị của ESA đang có xu hướng đâm vào một vệ tinh của Starlink.
Elon Musk lại công khai chọc giận Bezos: Cáo buộc Amazon cản trở sự phát triển của Starlink
Ông chủ hãng SpaceX đã "nã pháo" vào công ty con của Amazon, cáo buộc gây cản trở việc triển khai chuỗi Internet vệ tinh của mình.
Hai người đàn ông giàu nhất hành tinh đang tranh cãi trước các cơ quan quản lý liên bang về các dự án internet vệ tinh khổng lồ mà công ty của họ đang phát triển.
Và hôm qua 26/1, Giám đốc điều hành SpaceX, Elon Musk, đã đăng trên Twitter với nội dung thuyết phục các quan chức của Ủy ban Truyền thông Liên bang rằng nên cho phép SpaceX di chuyển một số vệ tinh Starlink của mình xuống độ cao thấp hơn so với kế hoạch ban đầu.
Amazon của Jeff Bezos nằm trong số các công ty phản đối yêu cầu của SpaceX, với lý do rằng việc sửa đổi sẽ ảnh hưởng đến các vệ tinh khác.
Đáp trả, Musk cho biết trong một dòng tweet: "Đối với hệ thống vệ tinh của Amazon, hệ thống vệ tinh này chỉ có thể được đưa vào sử dụng tối đa trong vài năm, nó không vì lợi ích công cộng mà cản trở việc triển khai mạng Starlink."
Dòng tweet đầy tính "gây hấn" của Elon Musk.
Amazon cũng trả lời bình luận của Musk trong một tuyên bố sau đó rằng: "Sự thật rất đơn giản. Chúng tôi đã thiết kế hệ thống Kuiper để tránh sự can thiệp của Starlink và bây giờ SpaceX muốn thay đổi thiết kế hệ thống của mình. Những thay đổi đó không chỉ tạo ra môi trường nguy hiểm hơn cho các vụ va chạm trong không gian mà còn làm tăng nhiễu sóng vô tuyến cho khách hàng. Bất chấp những gì SpaceX đăng trên Twitter, những thay đổi được đề xuất của SpaceX sẽ cản trở sự cạnh tranh giữa các hệ thống vệ tinh".
Starlink là kế hoạch của SpaceX nhằm xây dựng một mạng lưới internet kết nối với khoảng 12.000 vệ tinh, được thiết kế để cung cấp internet tốc độ cao đến mọi nơi trên Trái đất. Với hơn 1.000 vệ tinh trên quỹ đạo hiện nay, SpaceX đã bắt đầu chương trình thử nghiệm công khai vào tháng 10 năm ngoái. Dịch vụ ban đầu có giá 99 USD một tháng, bên cạnh chi phí trả trước 499 USD để đặt hàng Bộ phụ kiện Starlink, bao gồm thiết bị đầu cuối cho người dùng và bộ định tuyến Wi-Fi để kết nối với vệ tinh.
Trong khi đó, Amazon đang phát triển mạng internet vệ tinh của riêng mình có tên là Project Kuiper. Hãng có kế hoạch phóng 3.236 vệ tinh internet vào quỹ đạo thấp của Trái đất - một hệ thống sẽ cạnh tranh với Starlink. Mặc dù Amazon vào tháng 12 năm ngoái đã vượt qua một cột mốc quan trọng về phần cứng ban đầu cho các ăng-ten cần để kết nối với mạng, công ty vẫn chưa bắt đầu sản xuất hoặc phóng vệ tinh của mình.
Hai tỷ phú hàng đầu thế giới đang tranh cãi nảy lửa về hệ thống internet vệ tinh.
Bình luận trên của Elon Musk được đưa ra sau khi Giám đốc SpaceX David Goldman nói chuyện với các quan chức FCC vào cuối tuần trước để thảo luận về đề xuất của công ty về việc di chuyển một số vệ tinh Starlink xuống độ cao thấp hơn.
Trong một bài thuyết trình với FCC, Goldman nhấn mạnh rằng đại diện của Amazon đã có "30 cuộc họp để phản đối SpaceX" nhưng "không có cuộc họp nào để ủy quyền cho hệ thống của riêng mình", cho rằng gã khổng lồ công nghệ đang cố gắng "kìm hãm sự cạnh tranh".
Vào tháng 12 năm ngoái, đại diện của Amazon đã nói chuyện với chủ tịch FCC Ajit Pai về yêu cầu của SpaceX để sửa đổi các kế hoạch trong hệ thống Starlink của họ. Amazon đã yêu cầu FCC giới hạn vệ tinh của SpaceX ở độ cao tối thiểu là 580 km cho đến khi cơ quan quản lý "đánh giá đầy đủ hồ sơ chi tiết về những lo ngại gây nhiễu đáng kể" mà Amazon tin rằng việc thay đổi nói trên sẽ gây ra.
Các dự án internet không gian yêu cầu phòng rất nhiều vệ tinh lên quỹ đạo thấp của Trái đất.
"SpaceX đã chỉ ra rằng nó có khả năng vận hành hệ thống của mình mà không vượt quá 580 km và chưa chứng minh được lý do tại sao một điều kiện như vậy lại không có hiệu lực ngay lập tức", cố vấn của Amazon, Mariah Dodson Shuman, viết trong một lá thư gửi FCC.
Mạng lưới vệ tinh của cả hai công ty trên đại diện cho các dự án đầy tham vọng, bởi cả hai cho biết hệ thống mạng vệ tinh của họ sẽ tốn khoảng 10 tỷ USD hoặc hơn để xây dựng. Nhưng ban lãnh đạo SpaceX ước tính rằng Starlink có thể mang lại 30 tỷ USD mỗi năm, hoặc gấp hơn 10 lần doanh thu hàng năm từ mảng kinh doanh tên lửa của mình.
Cuộc đua Internet vệ tinh của Elon Musk và Jeff Bezos Elon Musk chiếm ưu thế trong cuộc đua Internet vệ tinh, nhưng Jeff Bezos cũng đang đầu tư hàng chục tỷ USD để cạnh tranh thị phần. Kelly, nữ nhà văn Mỹ vừa mua một trang trại nhỏ ở Oregon, nơi có khung cảnh đẹp, giá cả phải chăng, chỉ cách thành phố 30 phút lái xe. Tất cả đều rất lý tưởng...