Elon Musk tấu hài trên Twitter, đăng meme ám chỉ danh tính cha đẻ Bitcoin Satoshi Nakamoto
14 năm sau khi đồng Bitcoin ra đời, danh tính người/nhóm sáng lập Bitcoin vẫn chỉ được gọi bằng mật danh Satoshi Nakamoto.
14 năm sau khi đồng Bitcoin ra đời, danh tính người/nhóm sáng lập Bitcoin vẫn chỉ được gọi bằng mật danh Satoshi Nakamoto. Đã nhiều người tuyên bố mình là cha đẻ của Bitcoin, nhiều cộng đồng chỉ mặt đặt tên nhiều những cá nhân có tiếng, nhưng tất cả đều chỉ là ứng cử viên tính tới thời điểm hiện tại.
Tượng Satoshi Nakamoto tại Budapest.
Người làm “chiếc” meme dưới đây lại có suy nghĩ khác. Satoshi Nakamoto khó có thể là một cá nhân xuất chúng, mà nỗ lực tạo nên công nghệ blockchain hậu thuẫn cho tiền mã hóa sẽ phải tới từ một nhóm các nhà sáng lập, cùng đề xuất ý tưởng và lập trình nên blockchain đầu tiên của Bitcoin.
Lập trình và công nghệ vẫn luôn là hai phạm trù song hành trong thời đại số. Người làm meme để mắt tới những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, và đặt câu hỏi: liệu Satoshi Nakamoto có phải là tên ghép từ nhiều cái tên khác?
Tấm ảnh bên dưới là câu trả lời.
Cha đẻ của đồng Bitcoin có thể là dự án hợp tác giữa các tập đoàn công nghệ có tiếng tăm khắp năm châu, bao gồm:
Samsung là tập đoàn công nghệ lớn nhất nhì thế giới với các sản phẩm trải khắp các gian hàng, từ đồ gia dụng cho tới thiết bị điện tử công nghệ cao như smartphone, laptop.
Video đang HOT
Toshiba, tập đoàn công nghệ lâu đời có trụ sở tại Nhật Bản, miền đất được cho là quê hương của Bitcoin.
Nakamichi, nhãn hiệu đồ điện tử gốc Nhật nay đã được bán lại cho Nimble Holdings của Trung Quốc.
Motorola, thương hiệu di động nổi tiếng nay đã thuộc quyền sở hữu của công ty công nghệ Lenovo.
Giả thuyết cho rằng Bitcoin là nỗ lực tìm kiếm giải pháp thanh toán mới, lập ra bởi các tập đoàn bán đồ công nghệ dường như hợp lý vô cùng. Nhưng có lẽ danh tính của Satoshi Nakamoto sẽ mãi là ẩn số, chỉ dừng lại ở những “chiếc meme” viral trên không gian ảo.
Việc công bố cá nhân/tổ chức sáng lập Bitcoin sẽ làm phai nhạt giá trị của đồng tiền số, vốn sinh ra đằng sau lớp màn nặc danh bí ẩn. Ấy cũng là lý do tại sao tất cả những người tự xưng là “cha đẻ của Bitcoin” đều nhận về những ánh nhìn ngờ hoặc.
Đồng tiền điện tử Bitcoin vẫn được cho là đồng tiền số đầu tiên còn biểu trưng cho ví dụ về một thị trường tài chính tự do, nơi những khoản tiền trao tay đều minh bạch. Đó là lý do giá Bitcoin tăng mạnh trong những năm gần đây. Ở thời điểm trên dưới một giờ sau tấm ảnh trên của Elon Musk được đăng tải, giá 1 Bitcoin là hơn 950 triệu VNĐ, hơn 41.000 USD.
Tài liệu quan trọng cần xem trước khi đầu tư vào các dự án tiền số
Sách trắng giúp nhà đầu tư tổng hợp thông tin về dự án. Tuy vậy, những dự án lừa đảo vẫn có thể "vẽ vời" lộ trình nhưng không làm đúng công bố.
Whitepaper (sách trắng) được xem là một trong những yếu tố giúp nhà đầu tư chọn lựa dự án. Tuy vậy, chuyên gia nhận định người dùng nên tìm hiểu và xác minh thông tin từ nhiều nguồn trước khi đầu tư.
Whitepaper là gì?
Whitepaper (sách trắng) được hiểu là một sổ thông tin về tổng quan của một dự án tiền số. Sách trắng sẽ giải thích những công nghệ, lộ trình phát triển nhằm mang đến cho người dùng quyết định đầu tư vào loại tiền số của dự án.
Whitepaper thường được nhiều người dùng tham khảo trước khi tham gia đầu tư vào một dự án bất kỳ.
Cụ thể, trong whitepaper, đội ngũ phát triển thường đề cập đến định nghĩa, lý do phát hành dự án, cơ chế hoạt động, lộ trình và các quỹ đầu tư đứng sau. Theo CoinMarketCap, sản xuất whitepaper là bước quan trọng để một dự án tiền số được công nhận.
Đồng thời, sách trắng còn giúp nhà đầu tư dễ dàng so sánh một dự án với các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực. Một trong những whitepaper nổi tiếng nhất là Bitcoin, hệ thống tiền mã hóa ngang hàng, được phát hành bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008.
Trong sách trắng của đồng Bitcoin, đội ngũ phát triển mô tả cách đồng tiền số này hoạt động trên mạng lưới, và thuật toán của đồng tiền này. Tuy vậy, một dự án tiền số vẫn có thể thay đổi whitepaper trong quá trình phát triển.
Trả lời PV, chuyên gia tiền mã hóa Nguyễn Hoàng Hưng cho biết ý tưởng về dự án có thể liên tục thay đổi để đáp ứng kịp với những thay đổi của thị trường.
"Người dùng chỉ nên xem sách trắng để tham khảo, các thông tin chỉ đúng vào thời điểm đó. Đồng thời, đội ngũ phát triển có thể dễ dàng sửa đổi whitepaper dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường, hoặc thực lực của họ", ông Hưng chia sẻ.
Đừng quá tin vào whitepaper
Gần đây, thị trường tiền số xuất hiện nhiều dự án lừa đảo, "bánh vẽ" whitepaper. Những dự án thiếu minh bạch gần đây có thể kể đến như CryptoBike hay Zuki Moba.
Với CryptoBike, tựa game này công bố trên sách trắng đội ngũ đứng sau là lập trình viên của Mỹ. Nhưng thực tế, trò chơi được phát triển bởi một nhóm người Việt trong vòng một tháng.
Vào cuối tháng 12/2021, Zuki Moba, trò chơi được đánh giá cao về chất lượng đồ họa và lối chơi, được streamer ViruSs (Đặng Tiến Hoàng) nhiều lần quảng bá, giới thiệu lộ những dấu hiệu bất thường trong vận hành.
Được quảng cáo là lối chơi được lấy cảm hứng từ trò ném tuyết của Nhật Bản, thực tế Zuki Moba là bản "Việt hóa", tích hợp thêm yếu tố NFT, blockchain để kiếm tiền của trò chơi PoPoWar đến từ Trung Quốc. Dự án có cách quản lý token bất thường với 95% lượng tiền số của trò chơi không bị khóa, có thể bị bán tháo bất kỳ lúc nào.
Bên cạnh đó, roadmap (lộ trình phát triển) của Zuki Moba cũng bị chỉnh sửa mà không được thông báo công khai. Dự án nhiều lần trễ hẹn thời gian ra mắt các công cụ, tính năng trong trò chơi dù game đã có sẵn.
Tựa game Zuki Moba được ViruSs quảng cáo có nhiều dấu hiệu bất thường.
Theo ông Hưng, tuy sách trắng là một yếu tố giúp người dùng tìm hiểu về một dự án nhưng người dùng không nên quá tin vào whitepaper.
"Hiện tại, sách trắng không còn quá quan trọng, đây chỉ là một trong những yếu tố để nhà đầu tư tham khảo dự án. Lý do là các dự án được 'vẽ' ra rất dễ trên giấy nhưng không làm đúng như công bố. Ngoài sách trắng người dùng cần tham khảo nhiều yếu tố như danh tính, kinh nghiệm của đội ngũ phát triển và các quỹ hậu thuẫn", ông Hưng cho biết.
Đồng quan điểm, quản trị viên của cộng đồng đầu tư tiền mã hóa tại TP.HCM, ông Đào Hoàng Vạn Lý cho rằng các yếu tố trên là những điểm sáng giúp nhà đầu tư có thể chọn lựa dự án.
"Về danh tính của đội ngũ phát triển, người dùng cần xác minh thông tin qua các nền tảng mạng xã hội như Twitter hay Facebook. Với các quỹ hậu thuẫn, người dùng có thể kiểm chứng thông qua những bài đăng trên Twitter chính thức của các quỹ đó. Hoạt động thường thấy là những bài retweet về dự án mà quỹ đó đã rót vốn vào", ông Lý trả lời PV.
Elon Musk nghĩ rằng mình biết danh tính Satoshi Nakamoto, cha đẻ của Bitcoin Cho tới giờ, danh tính của Satoshi Nakamoto vẫn còn bí ẩn. Trong buổi phỏng vấn qua podcast với Lex Fridman - một nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo có tiếng, Elon Musk đưa ra rất nhiều nhận xét về xu hướng công nghệ hiện đại, bao gồm tiền mã hóa, những đồng đang dẫn đầu thị trường, và thậm chí ......