Elon Musk mua Twitter: Từ trò đùa đến thương vụ 44 tỷ USD
Ban đầu, Twitter và Ban cố vấn không dám chắc Elon Musk nghiêm túc đến đâu khi đề nghị mua lại công ty.
Mức giá đề nghị 54,20 USD/cổ phiếu của Elon Musk dành cho Twitter vào ngày 14/4 có chứa con số “420″, tiếng lóng nổi tiếng chỉ việc hút cần sa. Những tài liệu mà ông nộp lên nhà chức trách được ký vào ngày 20/4.
Năm 2018, con số 420 cũng được tỷ phú nhắc đến trong một tin tweet nói đang cân nhắc đưa Tesla thành công ty tư nhân với giá 420 USD/cổ phiếu. Tin tweet này đã khiến ông và Tesla mỗi bên phải nộp phạt 20 triệu USD cho Ủy ban Hối đoái và Chứng khoán Mỹ (SEC).
Theo người giàu nhất hành tinh, ông ra giá 420 USD vì mới biết về từ lóng “420″ trong giới hút cần và nghĩ rằng bạn gái của mình sẽ thấy nó rất thú vị. Ông thừa nhận đây không phải lý do hợp lý để ra giá.
Dù vậy, những cuộc thảo luận với Twitter sau đó trở nên nghiêm túc hơn khi các cố vấn của công ty, bao gồm những chuyên gia ngân hàng tại Goldman Sachs, JPMorgan Chase và Allen & Co, bắt đầu đào bới tài liệu đảm bảo tài chính cho đề nghị 44 tỷ USD của ông Musk.
Nhiều ngân hàng lớn của Phố Wall, dẫn đầu là Morgan Stanley, Bank of America và Barclays, cam kết cung cấp cho tỷ phú vay 25,5 tỷ USD, thế chấp bằng cổ phần Tesla. Bản thân ông Musk sẽ chi 21 tỷ USD tiền mặt.
Theo Reuters, Ban quản trị Twitter, vốn đang xem xét đề nghị của ông Musk với lượng thông tin ít ỏi, gấp rút hoàn thành một bản phân tích giá trị kế hoạch độc lập mà CEO Parag Agrawal chuyển qua. Đồng thời, họ đề nghị các chuyên gia ngân hàng kiểm tra xem có ai đó ra giá tốt hơn Musk hay không.
Video đang HOT
Giám sát thương vụ là Chủ tịch Ban quản trị Twitter Bret Taylor, đồng CEO Salesforce. Musk khẳng định không quan tâm đến tính kinh tế của giao dịch và theo đuổi Twitter vì muốn nâng tầm tự do ngôn luận và “vỡ mộng” trước nhiều quyết định kiểm duyệt của nền tảng.
Đề nghị 44 tỷ USD của Musk với Twitter không hề hào phóng. Dù cao hơn 38% so với thị giá trước ngày 4/4, cổ phiếu Twitter vẫn giao dịch cao hơn mức 42,40 USD trong phần lớn năm 2021. Tuy nhiên, các chuyên gia ngân hàng của Twitter dự đoán, ngay cả khi công ty làm ăn tốt như năm ngoái, các nhà đầu tư vẫn định giá nó thấp hơn vì thị trường quảng cáo mạng xã hội đã trở nên cạnh tranh hơn. Ban quản trị không tin rằng ông Agrawal có thể sớm đưa cổ phiếu quay lại mức 54,20 USD.
Đây là quan điểm chung của nhiều cổ đông Twitter, trong đó có các quỹ lớn, những người đã liên hệ với Twitter sau khi Musk bày tỏ sẽ huy động vốn cho đề nghị mua lại của mình. Họ đề nghị công ty không nên để trượt cơ hội.
Nếu bỏ qua Musk, một số cổ đông đe dọa sẽ đứng về phía ông trong trường hợp chào mua công khai. “Viên thuốc độc” mà Twitter sử dụng sẽ bảo vệ công ty không bị thâu tóm nhưng không thể ngăn cản bị cổ đông quay lưng.
Thời cơ đã đến với Musk. Cổ phiếu công nghệ “rung lắc” mạnh trong hầu hết tháng 4 giữa nỗi lo lạm phát và suy thoái kinh tế, Twitter cũng không phải ngoại lệ. Không chỉ có vậy, Musk còn có một số đồng minh trong Ban quản trị Twitter như Egon Durban, nhà điều hành quỹ Silver Lake hay Jack Dorsey, cựu CEO Twitter. Trong tin tweet ngày 25/4, Dorsey viết: “Musk là giải pháp duy nhất mà tôi tin”.
Các cố vấn của Twitter gặp Musk vào ngày 24/4 và cố gắng thuyết phục nâng giá song ông vẫn bảo lưu quan điểm 54,20 USD/cổ phiếu là đề nghị “tốt nhất và cuối cùng”. Song Musk cũng nhân nhượng khi đồng ý với mức phí “chia tay” nếu ông thay đổi ý định và rút lại đề nghị.
Vào những giờ phút đầu tiên của thứ Hai (25/4), hai bên đi đến một thỏa thuận và được Ban quản trị Twitter chấp thuận. “Tôi hi vọng ngay cả những lời chỉ trích tồi tệ nhất của mình sẽ được giữ lại Twiter vì đó là ý nghĩa của tự do ngôn luận”, tỷ phú viết trên Twitter trong ngày lịch sử.
Elon Musk chốt mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD
Thỏa thuận bán cho Elon Musk sẽ biến Twitter thành công ty sở hữu tư nhân.
Ngày 25/4, Twitter công bố thỏa thuận bán cho tỷ phú Elon Musk với giá 44 tỷ USD. Nền tảng mạng xã hội với hàng trăm triệu người dùng, bao gồm lãnh đạo nhiều quốc gia sẽ được kiểm soát bởi tỷ phú giàu nhất thế giới.
Theo Reuters, cuộc đàm phán giữa Musk với ban lãnh đạo Twitter diễn ra tích cực trong ngày 24/4. Trước đó, vị tỷ phú đã thuyết phục các cổ đông Twitter khi trình bày chi tiết về thương vụ, bao gồm kế hoạch hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng lớn.
Elon Musk đạt thỏa thuận mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD.
Hội đồng quản trị Twitter đồng ý bán công ty cho Musk với giá 54,20 USD/cổ phiếu, cao hơn 38% so với giá cổ phiếu trong phiên giao dịch đóng cửa vào 1/4, một ngày trước khi Musk tiết lộ sở hữu 9,2% cổ phần tại công ty.
CEO Tesla từng chỉ trích Twitter, cho rằng mạng xã hội không có tự do ngôn luận. Sau khi từ chối gia nhập hội đồng quản trị, Musk đề nghị mua lại toàn bộ Twitter. Trong tuyên bố chính thức, vị tỷ phú cũng nhắc đến chủ đề này.
"Tự do ngôn luận là cách nền dân chủ vận hành. Twitter là quảng trường kỹ thuật số, nơi các vấn đề quan trọng với tương lai của nhân loại được tranh luận... Twitter có tiềm năng lớn. Tôi muốn hợp tác với công ty và cộng đồng người dùng để khai phá tiềm năng ấy", Musk cho biết. Sau khi thương vụ được công bố, cổ phiếu Twitter tăng khoảng 6%.
Theo Bloomberg, thương vụ mua lại Twitter của Musk dự kiến hoàn tất vào cuối năm nay. Vị tỷ phú sẽ chi 21 tỷ USD tiền mặt để thanh toán 1/2 thương vụ, 25,5 tỷ USD còn lại huy động từ vay tín dụng và hỗn hợp nợ để mua cổ phiếu.
Thỏa thuận cũng chấm dứt hoạt động của Twitter với tư cách công ty đại chúng từ khi phát hành cổ phiếu lần đầu năm 2013. Trở thành công ty tư nhân được xem là bước ngoặt với một doanh nghiệp khởi đầu là dịch vụ nhắn tin, sau đó phát triển thành một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Twitter thu hút sự chú ý của các chính trị gia, người nổi tiếng và nhà báo. Nền tảng này cũng sánh ngang Facebook và YouTube, các đại diện tiêu biểu của thế hệ Web 2.0. Musk là một trong những người dùng Twitter nổi bật với hơn 83 triệu người theo dõi.
Elon Musk từng gây chú ý với hàng loạt bài đăng trên Twitter.
Từ khi ra đời năm 2006, Twitter trải qua nhiều khủng hoảng, gồm đợt biến động khiến đồng sáng lập Jack Dorsey sớm rời công ty trước khi trở lại vào năm 2015. Sau khi chào bán cổ phiếu lần đầu cho công chúng, Twitter từng có ý định bán mình vào năm 2016, một số công ty đã quan tâm như Walt Disney và Salesforce.
Năm 2020, một quỹ đầu tư kêu gọi Dorsey từ chức, cho rằng ông ít quan tâm đến Twitter khi đồng thời điều hành công ty thanh toán trực tuyến Square. Đó là một phần nguyên nhân khiến Dorsey rời công ty lần thứ hai vào năm 2021 để tập trung vào Square (đã đổi tên thành Block).
Twitter từng ngăn chặn đề xuất thâu tóm của Musk bằng cách áp dụng chiến thuật phòng thủ "thuốc độc", nhằm giảm giá trị từng cổ phiếu bằng cách tăng tổng số cổ phiếu, gây khó khăn cho tổ chức hoặc cá nhân muốn mua toàn bộ công ty. Tuy nhiên, bước ngoặt xảy ra khi Musk trình bày kế hoạch hỗ trợ tài chính cho thương vụ bởi 12 ngân hàng do Morgan Stanley đứng đầu. Chỉ vài ngày sau, Musk gặp gỡ ban lãnh đạo Twitter và đạt thỏa thuận.
Ai đứng sau giúp Elon Musk mua Twitter? Khi quyết định thâu tóm Twitter, Elon Musk nhận được sự hỗ trợ về tài chính từ nhiều ngân hàng đầu tư lớn. Một trong những bước ngoặt của thương vụ diễn ra ngày 21/4, khi Elon Musk công khai kế hoạch chuẩn bị nguồn vốn 46,5 tỷ USD để mua lại Twitter. Trong hồ sơ gửi đến Ủy ban Chứng khoán và...