Elon Musk, Jack Dorsey nói Bitcoin giúp ích cho môi trường
Elon Musk và Jack Dorsey cho rằng khai thác Bitcoin sẽ thúc đẩy năng lượng tái tạo, từ đó có lợi cho môi trường, nhưng nhiều chuyên gia không đồng tình.
Jack Dorsey, CEO Twitter, cho rằng các nhà máy đào Bitcoin là “chìa khóa” để tăng sức sản xuất của năng lượng tái tạo. Điều này sẽ giúp con người tận dụng lượng mặt trời và năng lượng gió hiệu quả hơn. Ông cũng chia sẻ một bài nghiên cứu có tên Bitcoin và sự khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo trên Twitter để thể hiện quan điểm của mình.
Elon Musk (trái) và Jack Dorsey (phải) là những tỷ phú ủng hộ Bitcoin và tiền ảo.
Cathie Wood, người sáng lập kiêm CEO Ark Invest – một công ty chuyên về đầu tư tiền điện tử – cũng ủng hộ ý kiến của Jack Dorsey. Trích lại bài báo mà Dorsey chia sẻ, Wood cho rằng nghiên cứu này đã “xóa bỏ lầm tưởng rằng khai thác Bitcoin đang phá hủy môi trường”.
Một người ủng hộ tiền điện tử khác – Elon Musk – cũng chia sẻ bài báo. Trên Twitter, CEO Tesla và SpaceX đánh giá năng lượng tái tạo sẽ được thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới, khi ngày càng nhiều cỗ máy đào tiền ảo xuất hiện.
Tuy nhiên, các học giả và nhà phân tích chuyên về năng lượng tái tạo phản đối mạnh mẽ các ý kiến của Dorsey và Musk. Lucas Davis, giáo sư cấp cao về nghiên cứu năng lượng tại Trường Kinh doanh Berkeley Haas, cho rằng bài báo mà Jack Dorsey chia sẻ đang “phóng đại” vai trò của Bitcoin. “Tôi không tin rằng Bitcoin là giải pháp tốt nhất. Đúng là Mỹ, châu Âu và thế giới đã và đang ghi nhận sự gia tăng đáng kể về sản xuất năng lượng tái tạo, nhưng điều này không phải từ Bitcoin”, ông Davis nhận định.
Ravi Manghani, Giám đốc nghiên cứu năng lượng mặt trời của công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, cũng có chung đánh giá như Davis. “Bitcoin là một công nghệ có thể giúp tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, riêng nó không thể đóng vai trò chính”, Manghani nói.
Video đang HOT
David Gerard, một chuyên gia về tiền ảo, tin rằng bài báo đang “tiếp tay cho hoạt động rửa tiền bằng Bitcoin”. Ông nhấn mạnh “quá trình khai thác Bitcoin quá khủng khiếp và tác động rất tồi tệ”, không như những gì bài viết tô vẽ.
Thực tế, một số nghiên cứu cho thấy có rất ít nhóm đào tiền điện tử thích sử dụng năng lượng tái tạo cho các hệ thống máy đào của mình. Báo cáo từ Wood Mackenzie cho thấy, tại Mỹ, việc khai thác Bitcoin gần như dùng rất ít năng lượng được sản xuất từ gió hoặc năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, công ty dự đoán việc sử dụng có thể xảy ra trong tương lai.
Tweet của Jack Dosery cũng đang nhận nhiều ý kiến phản đối trên Twitter. Nhiều người chế giễu rằng ông là “kẻ thích đốt phá nhưng khuyến khích người khác xây nhà”.
Elon Musk và Jack Dorsey là hai nhân vật ủng hộ mạnh mẽ tiền điện tử thời gian qua. Tesla của Elon Musk đã mua số Bitcoin hơn 1,5 tỷ USD hồi đầu năm, đồng thời chấp nhận thanh toán khi mua xe Tesla bằng Bitcoin. Elon Musk gần đây cũng thừa nhận ông có sở hữu tiền ảo này.
Trong khi đó, Jack Dorsey nhiều lần dùng Twitter đăng bài về Bitcoin, khẳng định Bitcoin sẽ là đồng tiền chung của Internet. Công ty thanh toán kỹ thuật số Square của Dorsey cũng bỏ ra hơn 220 triệu USD để mua Bitcoin trong hai lần, lần đầu là 50 triệu USD, còn lần sau là 170 triệu USD.
Mức tiêu thụ điện khổng lồ đe dọa tương lai Bitcoin
Nhiều ngân hàng đang lưỡng lự triển khai dịch vụ Bitcoin vì lo ngại những hậu quả môi trường có thể gây ra từ quá trình khai thác.
Dựa trên kết quả nghiên cứu mới nhất từ đại học Cambridge, trong bối cảnh giá Bitcoin tăng lên mức chưa từng có, mạng lưới máy tính khổng lồ xử lý các thuật toán phức tạp đang "ngốn" một lượng điện tương đương với mức Thụy Điển tiêu thụ trong một năm.
Bitcoin càng tăng, vấn đề năng lượng tiêu thụ càng trở nên nghiêm trọng.
Giá Bitcoin càng cao, mạng lưới này càng sử dụng nhiều điện. Iran gần đây phải đóng cửa một trung tâm khai thác tiền kỹ thuật số tại tỉnh Kerman bởi cơ sở này tiêu thụ quá nhiều năng lượng, dẫn đến mất diện diện rộng ở nhiều thành phố. Tỷ phú Bill Gates cảnh báo Bitcoin "không phải là một thứ tuyệt vời với khí hậu". Trong khi đó, bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellan đã gọi mức sử dụng năng lượng của Bitcoin là "đáng báo động".
Tuy nhiên, cũng giống tiền điện tử nói chung, cộng đồng người chơi Bitcoin đều phi tập trung, không cần tuân thủ bất kỳ luật lệ nào và ẩn danh. Không ai có thể đơn giản bảo cộng đồng Bitcoin với những lời kêu giảm lượng khí thải carbon.
Alex de Vries, một nhà kinh tế người Hà Lan, ước tính lượng điện được sử dụng để "đào" Bitcoin đã tăng gấp từ 78 TWh lên 101 TWh một năm kể từ năm 2017. Hơn một nửa số thợ đào khai thác tại Trung Quốc, nơi hầu hết sử dụng than để phát điện.
De Vries cho rằng mức sử dụng năng lượng của Bitcoin sẽ tiếp tục tăng khi giá của đồng tiền này tăng và các thợ đào mua nhiều phần cứng hơn. Ông dự báo mạng lưới máy tính đào có thể sớm tiêu thụ 200 TWh một năm, tương đương với lượng điện tất cả trung tâm dữ liệu trên toàn cầu sử dụng trong cùng khoảng thời gian. Ông cho biết các nhà đầu tư tiềm năng có thể bị ảnh hưởng bởi tai tiếng sử dụng nhiều năng lượng của Bitcoin, đồng thời nói thêm: "Tôi nghĩ đây sẽ là một vấn đề lớn đối với tiền điện tử này".
Nhưng đối với những người ủng hộ Bitcoin, các ưu điểm của nó, như cho phép mọi người thực hiện các giao dịch bán ẩn danh và không cần sự chấp thuận của bên thứ ba, lớn hơn hậu quả môi trường. Nick Carter, một nhà đầu tư Bitcoin và là đối tác của công ty đầu tư mạo hiểm Castle Island Ventures, nói việc sử dụng năng lượng của Bitcoin "không phải là một cuộc tranh luận mới". Theo ông, nếu các nhà đầu tư từ chối mua Bitcoin "vì nó tiêu thụ nhiều năng lượng - giống mọi tiện ích khác trên hành tinh, họ chỉ làm cho chính mình trở thành kẻ mất lợi thế mà thôi".
Cuối năm ngoái, CEO Twitter Jack Dorsey cho biết tiền điện tử "cuối cùng sẽ được khai thác hoàn toàn bằng năng lượng sạch, loại bỏ lượng khí thải carbon và thúc đẩy việc áp dụng năng lượng tái tạo trên toàn cầu. Các kết quả được công bố cho thấy Bitcoin hiện đã tiêu thụ một lượng năng lượng sạch đáng kể".
Ở một số vùng có vị trí thuận lợi, chính phủ nhiều nước đã trợ cấp cho người khai thác Bitcoin để khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo để cung cấp điện cho máy tính. Tại Na Uy, công ty Northern Bitcoin đã thành lập một cơ sở khai thác tiền điện tử bên trong một mỏ kim loại cũ, sử dụng thủy điện để cung cấp năng lượng cho máy móc và nước đóng băng để làm mát.
Tuy nhiên, số liệu về lượng năng lượng xanh được sử dụng để khai thác Bitcoin vẫn rất khác nhau. Trong một nghiên cứu năm 2019, phân tích của công ty quản lý tài sản tiền điện tử CoinShares đã kết luận rằng mạng lưới Bitcoin sử dụng tới 74% lượng điện từ năng lượng tái tạo. Trong khi đó, một cuộc khảo sát của Đại học Cambridge cùng năm chỉ ra rằng chỉ có 39% thợ đào sử dụng năng lượng đến từ các nguồn tái tạo.
Tuy nhiên, năng lượng tái tạo không phải là cách duy nhất để sử dụng ít năng lượng hơn.
Ethereum, đồng tiền điện tử lớn thứ hai sau Bitcoin, hiện có tổng giá trị vốn hóa thị trường khoảng 200 tỷ USD so với mức 1 nghìn tỷ USD của Bitcoin và tiếp tục tăng. Nhu cầu năng lượng để khai thác Ethereum đã tăng vọt lên 30 TWh mỗi năm, theo tính toán của de Vries.
Loại tiền điện tử này đã tìm cách giảm năng lượng sử dụng bằng cách chuyển sang một loại thuật toán đồng thuận mới có tên "bằng chứng cổ phần" (Proof of Stake). Trong đó, một quá trình bầu chọn ngẫu nhiên diễn ra nhằm chọn một node làm người xác thực khối kế tiếp. Proof of stake được xem là một hệ thống tiết kiệm chi phí hơn. Tức là thay vì phải đầu tư các dàn máy với kinh phí lớn, người chơi chỉ cần một chiếc máy tính với cấu hình bình thường, mạng ổn định.
Nhưng De Vries cho biết việc khắc phục vấn đề của Bitcoin theo cách này sẽ không thể xảy ra nếu không có những thay đổi cơ bản đối với Bitcoin. Các nhà phát triển và thợ đào hoàn toàn có thể bỏ phiếu cho một sự thay đổi thuật toán như vậy nhưng trên thực tế những chỉnh sửa đối với phần mềm cốt lõi Bitcoin thường không được ưa chuộng.
Vào năm 2017, một đề xuất chia nhỏ Bitcoin nhằm phù hợp hơn với các khoản thanh toán giá trị thấp đã gây ra một cuộc chia rẽ nghiêm trọng trong cộng đồng bitcoin, đến nỗi một nhóm thợ đào đã quyết định tạo ra một loại tiền điện tử đối thủ gọi là Bitcoin cash.
Frances Coppola, một chuyên gia về ngân hàng, tài chính và kinh tế, cho rằng Bitcoin cần phải thay đổi nếu muốn giải quyết vấn đề tiêu thụ quá nhiều năng lượng. "Tôi nghĩ ngành công nghiệp đang không chấp nhận lượng năng lượng Bitcoin sử dụng là một vấn đề, chứ đừng nói đến việc làm bất cứ điều gì khác", Coppola nói.
De Vries nói thêm rằng, nếu cộng đồng nhà đầu tư, thợ đào và những người ủng hộ không thể giải quyết tác động môi trường của nó, hành động của chính phủ "có vẻ như là không thể tránh khỏi".
Ấn Độ gần đây đã đề xuất dự luật cấm Bitcoin và phạt bất kỳ ai thực hiện giao dịch Bitcoin trong nước hoặc nắm giữ các tài sản kỹ thuật số tương tự. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellan ngoài việc lên án việc sử dụng năng lượng của Bitcoin, cũng cảnh báo các nhà đầu tư rằng nó "cực kỳ kém hiệu quả" và "thường được sử dụng cho hoạt động bất hợp pháp".
Tuy nhiên, De Vries nói thêm rằng, dù bất cứ điều gì xảy ra Bitcoin có thể sẽ vẫn tồn tại ở một số hình thức. Ông nói rằng nó sẽ "tiếp tục tồn tại miễn là có người nghĩ rằng nó có giá trị ... Nó có thể không có cùng giá trị như ngày nay".
Những tài sản NFT kỳ lạ giá hàng triệu USD Nhiều người nổi tiếng đang tham gia vào cơn sốt NFT với những tài sản kỳ lạ, từ album nhạc cho đến một câu nói truyền cảm hứng. Nhân vật công nghệ nổi tiếng đầu tiên tham gia vào cuộc chơi NFT là CEO Twitter, Jack Dorsey. Ngày 6/3, Dorsey đã bán tweet đầu tiên của mình với giá 2,5 triệu USD dưới...