Elon Musk gọi kỹ sư Tesla sang Twitter để kiểm tra sản phẩm
Sau khi tiếp quản, tỷ phú Elon Musk đang nhanh chóng tạo dấu ấn cá nhân lên Twitter.
Hôm 26/10, tỷ phú Elon Musk đã mang bồn rửa mặt đến trụ sở Twitter tại San Francisco nhằm thể hiện quan điểm. Ảnh: Twitter.
Sau rất nhiều tranh cãi, cuối cùng tỷ phú Elon Musk đã chính thức tiếp quản Twitter vào hôm 27/10. Theo nguồn tin từ Bloomberg, ngay sau đó, tỷ phú đã yêu cầu các kỹ sư Tesla đến gặp gỡ nhà lãnh đạo Twitter.
Vào cùng ngày, tại trụ sở chính của Twitter tại San Francisco, các nhà lãnh đạo công ty đã cho kỹ sư Tesla xem mã nguồn của nền tảng mạng xã hội nhằm đánh giá và giải thích cho tỷ phú Elon Musk về những gì ông muốn thay đổi.
Kể từ trưa 27/10, các kỹ sư của Twitter không thể thực hiện thay đổi đối với mã nguồn của sản phẩm.
Theo Bloomberg, đây là một phần trong kế hoạch đảm bảo rằng sẽ không có gì thay đổi với Twitter trước khi thỏa thuận kết thúc. Twitter đã trước đó đã ban hành một lệnh đóng băng tương tự khi thỏa thuận được công bố lần đầu tiên vào tháng 4.
Video đang HOT
Bloomberg nhận định Musk đang “nhanh chóng tạo dấu ấn cá nhân lên Twitter” sau khi ông quyết định sa thải ít nhất 4 lãnh đạo cấp cao của công ty.
New York Times dẫn 2 nguồn thạo tin cho biết những người bị sa thải bao gồm Parag Agrawal – CEO Twitter, Ned Segal – Giám đốc Tài chính, Vijaya Gadde – Giám đốc Pháp chế và Chính sách, và Sean Edgett – Luật sư cấp cao của công ty.
Trước đó, tỷ phú Elon Musk hôm 26/10 đã tới trụ sở của Twitter, đồng thời cập nhật thông tin cá nhân trên mạng xã hội này với chức danh Giám đốc Twitter.
“Tôi đã đổ bộ đến Twitter – hãy chấp nhận sự thật đi!”, vị tỷ phú viết trên Twitter cá nhân.
Trong thông điệp trên Twitter, ông Musk khẳng định mục tiêu của ông khi mua lại mạng xã hội này là đảm bảo môi trường tranh luận lành mạnh, thay vì là nơi thể hiện những quan điểm tiêu cực để gây thù hằn và chia rẽ trong xã hội.
Việc hoàn tất thỏa thuận sẽ chấm dứt vụ kiện của Twitter đối với ông Musk và các nhà đầu tư hy vọng có thể nhận được 54,2 USD/cổ phiếu như đề nghị ban đầu.
Tháng 4 năm nay, CEO hãng xe điện Tesla đã đề nghị mua Twitter với giá 44 tỷ USD, trong đó mỗi cổ phiếu giá 54,2 USD.
Tuy nhiên đến ngày 8/7, ông tuyên bố chấm dứt thỏa thuận này, với cáo buộc Twitter gian lận về số lượng tài khoản giả mạo và tin nhắn rác trên nền tảng này, đồng thời từ chối trao cho ông toàn quyền xử lý lượng dữ liệu này.
Twitter sau đó đã kiện ông Musk với lý do phá vỡ hợp đồng. Đến ngày 4/10, tỷ phú Elon Musk đã bất ngờ đề nghị hoàn tất thương vụ mua lại mạng xã hội Twitter với mức giá thỏa thuận ban đầu là 44 tỷ USD.
Elon Musk bị điều tra
Theo hồ sơ gửi tòa án vào hôm 13/10, Twitter cho biết Elon Musk đang bị chính quyền liên bang điều tra với nội dung liên quan thương vụ mua lại mạng xã hội này với giá 44 tỷ USD.
Reuters cho biết nội dung trọng tâm của cuộc điều tra lẫn cơ quan thực thi đều không được nêu rõ. Hồ sơ này chỉ tiết lộ giới chức trách đang xem xét các hành vi của Musk liên quan đến thương vụ mua lại mạng xã hội trị giá 44 tỷ USD.
Twitter cho biết đã đề nghị nhóm luật sư của Elon Musk chia sẻ nội dung trao đổi với cơ quan liên bang trong nhiều tháng nhưng không thành. Do vậy, Twitter buộc gửi thư đề nghị một thẩm phán bang Delaware can thiệp, yêu cầu các luật sư của vị tỷ phú cung cấp tài liệu cần thiết.
Cuối tháng 9 vừa qua, các luật sư của Musk tung "danh sách đặc quyền", trong đó liệt kê những tài liệu quyết định không công bố như bức thư điện tử ngày 13/5 gửi Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) và bản giải trình trước Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC).
Kể từ tháng 4, Elon Musk luôn lọt vào tầm ngắm của cơ quan quản lý. Ảnh: Reuters.
SEC nghi ngờ động cơ đằng sau những bình luận của Musk về việc mua lại Twitter, bao gồm việc quá trình thâu tóm 9% cổ phần trước khi tuyên bố mua lại công ty được thông báo muộn hay không.
Tương tự, FTC đang xem xét liệu tỷ phú có tuân thủ yêu cầu báo cáo về chống độc quyền khi mua lại cổ phiếu lần đầu vào đầu tháng 4.
Musk lần đầu tiên công khai mong muốn chấm dứt thương vụ mua lại Twitter vào tháng 7 bằng cách cáo buộc nền tảng vi phạm thỏa thuận mua bán. Mạng xã hội nhanh chóng rơi vào khủng hoảng, chứng kiến giá cổ phiếu lẫn vốn hóa liên tục bay hơi.
Twitter đã kiện Musk và yêu cầu vị tỷ phú hoàn tất thương vụ, đồng thời cáo buộc Musk lấy lý do thoái thác thỏa thuận do sự suy giảm của thị trường.
Tuần trước, Musk đã đề xuất nối lại thỏa thuận mua lại công ty với mức giá ban đầu là 54,2 USD/cổ phiếu. Thẩm phán giám sát vụ tranh chấp sau đó đã ra phán quyết tạm dừng các thủ tục pháp lý cho đến ngày 28/10 theo yêu cầu của vị tỷ phú.
Elon Musk đang muốn 'mặc cả' với Twitter CEO Tesla cho biết ông đang cân nhắc thỏa thuận với Twitter, do các số liệu về tài khoản spam và bot tự động trên mạng xã hội này. Tại hội nghị công nghệ diễn ra ở Miami, Elon Musk cho biết ông không loại bỏ khả năng tìm thỏa thuận để mua lại Twitter với giá thấp hơn, một người tham dự...