Elon Musk đến Tesla thế nào
Musk không phải người đồng sáng lập Tesla, nhưng những năm gần đây, tên tuổi của ông gắn liền với hãng xe này.
Sự gắn kết của Elon Musk và Tesla lớn đến mức không ít người tưởng công ty này là do ông thành lập. Trên thực tế, khi đảm nhận chức vụ Giám đốc điều hành vào tháng 10/2008, ông là CEO thứ tư của công ty.
Hai nhà sáng lập Tesla là Martin Eberhard và Marc Tarpenning đã chia sẻ với CNBC về những ngày đầu chế tạo và tung ra thị trường dòng xe Tesla Roadster, cũng như hành trình đưa Elon Musk lên vị trí hiện tại ra sao.
Martin Eberhard (trái) và Marc Tarpenning. Ảnh: CNBC.
Cả hai gặp Musk lần đầu tại một buổi họp mặt dành cho các thành viên của Mars Society – tổ chức phi lợi nhuận về việc khám phá và định cư của con người trên Sao Hỏa, trước cả khi Musk mở ra SpaceX năm 2002. Hai bên nhanh chóng gắn kết nhờ tình yêu và mối quan tâm chung tới khám phá không gian.
Năm 2003, Eberhard và Tarpenning thành lập Tesla Motors với tham vọng biến đổi ngành công nghiệp ôtô. Họ muốn cho ra đời những chiếc xe điện mà ai cũng mong sở hữu: giá cả phải chăng, thân thiện với môi trường và hoạt động nhanh.
Để thực hiện giấc mơ đó, Tesla cần có vốn, nhưng nhiều nhà đầu tư tỏ ra e ngại. Lúc đó, cả hai nghĩ tới Elon Musk. Họ hiểu rằng chỉ có người như Musk mới đủ “điên” để chấp nhận tham gia một dự án tham vọng như vậy. Năm 2004, Musk dẫn đầu vòng gọi vốn Series A của Tesla, đầu tư 6,36 triệu USD tiền cá nhân của mình và trở thành Chủ tịch Tesla.
Một năm sau, Tesla ký hợp đồng với hãng Lotus Cars (Anh) để sản xuất xe đua và xe thể thao. Lotus đảm nhận việc thiết kế thân và khung gầm cho chiếc xe đầu tiên của Tesla là Roadster.
Video đang HOT
Năm 2006, Eberhard từ chức CEO, chuyển sang làm cố vấn trong khi Michael Marks, một nhà đầu tư của Tesla, giữ chức CEO tạm thời. Đến tháng 11/2006, Ze’ev Drori trở thành CEO thứ ba của Tesla.
Trong những năm tiếp theo, Tesla gặp khó khăn trong việc sản xuất ôtô, thua lỗ tài chính, thực hiện thương vụ gây tranh cãi… Nhiều người cho rằng, một phần nguyên nhân là do Elon Musk bị phân tâm vào những dự án khác như Boring Company và Hyperloop One.
Đầu 2008, Tesla mâu thuẫn nội bộ, dẫn đến sự ra đi của hai nhà đồng sáng lập khi công ty đang phát triển dòng Model S. Đầu tháng 8/2008, Musk còn bị Ủy ban Chứng khoán Mỹ kiện, phải nộp phạt 20 triệu USD và thôi chức Chủ tịch Tesla vì đăng thông điệp gây ảnh hưởng trên Twitter rằng ông đã có đủ vốn để mua lại và rút niêm yết Tesla, với giá 420 USD một cổ phiếu.
Elon Musk là CEO thứ tư của Tesla. Ảnh: TechSpot.
Đến tháng 10/2008, Musk trở thành CEO Tesla và ra quyết định sa thải 25% nhân viên. Lúc này, Tesla chỉ có 9 triệu USD tiền mặt và đang đối mặt với nguy cơ không thể giao xe Roadster cho các khách hàng đã đặt cọc. Công ty phải huy động 40 triệu USD thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi để tránh bị phá sản.
Năm 2009, nhà đồng sáng lập Martin Eberhard tố Elon Musk “viết lại” lịch sử Tesla. Theo ông, trong các cuộc phỏng vấn, Musk đổ lỗi cho Eberhard một cách vô lý về các vấn đề tài chính và sản xuất của công ty. Vụ kiện sau đó được hòa giải. Hiện Eberhard vẫn ủng hộ và là một cổ đông của Tesla, đồng thời tin rằng xe điện là chìa khóa để bảo vệ hành tinh.
Là một kỹ sư điện và là nhà phát minh, Eberhard đang nghiên cứu công nghệ giúp pin xe điện có giá rẻ hơn hiện nay mà không phải hy sinh tính an toàn, điện năng hay chất lượng.
Trong khi đó, Tarpenning cho biết đôi khi ông vẫn nói chuyện với Musk. Nhìn lại những gì đã qua, ông khẳng định không hối tiếc vì “từ đầu tới cuối, mọi thứ đều tuyệt vời, kể cả điều tồi tệ nhất và tốt đẹp nhất”. Tarpenning hiện là cố vấn và nhà đầu tư cho các công ty khởi nghiệp về môi trường.
Elon Musk chỉ trích các công ty Mỹ cấm cửa Tổng thống Trump
Người đứng đầu Tesla dường như đứng ở phe đối nghịch với các "Big Tech" của Mỹ. Ông lần lượt chỉ trích từ Amazon, Twitter đến Facebook.
Hôm 12/1, bình luận dưới bài báo được chia sẻ về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump bị các trang mạng xã hội như Twitter, Facebook xóa tài khoản, Elon Musk cho biết: "Rất nhiều người không hài lòng với quyền lực về tự do ngôn luận mà các công ty công nghệ cao ở Bờ Tây đang nắm giữ".
Phản hồi một người dùng, Musk cho rằng các gã khổng lồ công nghệ cần phân biệt giữa việc cấm ngôn từ thù hận và những quan điểm các công ty này không thích.
"Đây là một sự khác biệt quan trọng", Musk viết.
Musk không hài lòng về cách các mạng xã hội cấm cửa ông Trump.
Trước đó, Twitter cho biết họ quyết định khóa vĩnh viễn tài khoản của ông Trump do "nguy cơ tổng thống tiếp tục kích động bạo lực".
Về phần Facebook, CEO Mark Zuckerberg cho rằng nền tảng này vài năm qua đã cho phép Tổng thống Trump sử dụng phù hợp với quy tắc, đôi khi xóa bỏ các nội dung vi phạm chính sách. "Chúng tôi làm điều này vì tin rằng công chúng có quyền tiếp cận các phát biểu chính trị theo cách rộng rãi nhất có thể, thậm chí là phát biểu gây tranh cãi", Mark viết.
"Nhưng bối cảnh hiện nay đã thay đổi, liên quan đến việc sử dụng nền tảng của chúng tôi để kích động bạo lực chống lại một cuộc bầu cử dân chủ. Cuối cùng, tôi tin rằng những rủi ro khi cho phép tổng thống tiếp tục sử dụng dịch vụ trong giai đoạn này là quá lớn".
Snapchat, Twitch, Reddit cũng cấm ông Trump, trong khi các nền tảng khác như YouTube và TikTok bắt đầu kiểm soát bài đăng của tổng thống Mỹ.
Lệnh cấm ông Trump sử dụng mạng xã hội tạo ra hai luồng quan điểm trái chiều. Trong khi một số cho rằng các công ty công nghệ đang có quá nhiều quyền trong việc kiểm soát người dùng, số khác nhận định lẽ ra Facebook và Twitter nên chặn tài khoản của tổng thống sớm nhằm ngăn các hành động bạo lực xảy ra.
Tuy nhiên, một số nhà lãnh đạo thế giới coi động thái của các mạng xã hội là hành động kiểm soát quá mức.
Cuộc tranh luận tiếp tục diễn ra căng thẳng sau khi Amazon, Apple và Google quyết định xóa Parler. Ứng dụng này được những người ủng hộ tổng thống Mỹ sử dụng sau khi ông bị cấm trên các nền tảng lớn.
Mâu thuẫn giữa Elon Musk và Jeff Bezos thậm chí còn lâu đời hơn so với Mark Zuckerberg.
Bình luận trên của Elon Musk xảy ra chỉ vài ngày sau khi người đàn ông giàu nhất thế giới lên tiếng chỉ trích Facebook. Cụ thể, Musk chia sẻ một bức ảnh ám chỉ công ty do Mark Zuckerberg đứng đầu đã góp phần gây nên cuộc bạo động tại điện Capitol.
Musk cũng kêu gọi người dùng WhatsApp chuyển sang sử dụng Signal nhằm phản ứng với bản cập nhật chính sách mới nhất. Theo đó, ứng dụng nhắn tin do Facebook sở hữu buộc người dùng phải cung cấp thêm các thông tin cá nhân.
CEO Tesla cũng khuyến khích người dùng xóa tài khoản Facebook của họ, mô tả mạng xã hội này là "chẳng đâu vào đâu". Năm 2018, ông tuyên bố đã xóa các trang SpaceX và Tesla khỏi Facebook.
Trước đó, hồi tháng 6/2020, ông chủ Tesla cũng phản đối công ty thuộc nhóm "Big Tech" là Amazon, sau khi một tác giả phàn nàn việc không thể tự xuất bản sách trên nền tảng này. Cụ thể, Elon Musk kêu gọi "giải tán Amazon", khẳng định hành vi độc quyền của nền tảng này là sai trái.
Elon Musk chê Bill Gates 'không biết gì' về xe điện Đồng sáng lập Tesla cho rằng Bill Gates 'không biết gì' về xe tải điện trên Twitter. Trước đó, 2 tỷ phú đã có nhiều màn đấu khẩu trên mạng xã hội. Khi được tài khoản Twitter Richard Reina hỏi ý kiến về tuyên bố của Bill Gates với xe điện, Elon Musk thẳng thắn cho rằng tỷ phú sáng lập Microsoft "không...