Elon Musk đang nghiên cứu ‘kết nối não người với máy tính’
Elon Musk vừa tuyên bố trên Twitter rằng, công ty Neuralink của ông sẽ giới thiệu dự án kết nối não người với máy tính vào ngày 28/8 tới.
Trên Twitter, Musk đã mời mọi người tham dự dự án của Neuralink. Dù không đề cập chi tiết, sự kiện có thể tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Musk hé lộ ngày ra mắt dự án của Neuralink trên Twitter.
Neuralink Corporation được thành lập bởi Elon Musk vào tháng 7/2016. Công ty hướng đến mục tiêu phát triển giao diện thần kinh máy tính – não. Ban đầu, Musk cho biết Neuralink nhắm đến việc tập trung vào khía cạnh y tế, chẳng hạn khôi phục thị lực, tình trạng chân tay tê liệt, các vấn đề về mất trí nhớ hoặc thậm chí là trầm cảm thông qua cấy ghép chip vào não.
Tuy nhiên, ông nhận ra rằng dự án còn làm được nhiều hơn thế, và đăt mục tiêu đạt được sự “cộng sinh” với AI. Tức là, một ngày nào đó chúng có thể giúp con người tải lên và tải xuống các ý tưởng, dữ liệu và thông tin giống như máy tính thông qua trí tuệ nhân tạo.
Video đang HOT
Hệ thống của Neuralink nhỏ hơn một đồng xu.
Theo Tesmanian, điều này nghe có vẻ điên rồ và giống phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, thực tế các nhà khoa học, kỹ sư và bác sĩ của Neuralink đã nghiên cứu thời gian qua. Thậm chí, nó có thể trở thành hiện thực trong vài tháng tới.
Trong những ngày gần đây, Musk liên tục tiết lộ dự án của mình trên Twitter. “Sứ mệnh của Neuralink liên quan đến AI. Tôi tin rằng AI sẽ vượt qua con người. Cách duy nhất để đánh bại là liên kết chúng với não bộ con người để cả hai có chung một mức độ thông minh”, Musk viết.
Theo Musk, Neuralink đang phát triển công nghệ dùng để “thêm một lớp siêu trí tuệ kỹ thuật số vào não người”. Ông giải thích rằng, não người gồm hai lớp: Lớp đầu tiên là hệ thống limbic điều khiển các xung. Lớp thứ hai là hệ thống vỏ não dùng để kiểm soát hoạt động của hệ thống limbic. Neuralink sẽ hoạt động như là lớp thứ ba bằng cách đặt lên hai lớp trên, kết hợp nhuần nhuyễn hoạt động của hai lớp bằng “siêu trí tuệ nhân tạo”.
Trong buổi thuyết trình đầu tiên của Neuralink vào tháng 7/2019, Musk cùng các kỹ sư đề cập đến một chip rất nhỏ có tên N1, có thể cho phép một người bị bại liệt điều khiển điện thoại thông minh hoặc máy tính bằng suy nghĩ. N1 là chip có thiết kế hình vuông, kích thước 4 x 4 mm và có tới 1.024 điện cực. Hiện tại, các hệ thống điện não dùng cho bệnh nhân Parkinson chỉ có 10 điện cực.
Mô tả hệ thống bốn chip N1 sẽ cấy lên não người.
Cũng trong năm 2019, Neuralink có kế hoạch cấy bốn chip N1 vào vỏ não bệnh nhân bại liệt, gồm một chip quanh vùng giác quan và ba chip ở vùng vận động. Chip nối với hệ thống nguồn và vi điều khiển gắn cố định ở vùng sau tai thông qua dây dẫn nhỏ hơn sợi tóc, làm nhiệm vụ kích thích các tế bào thần kinh. Toàn bộ sẽ kết nối với máy tính hoặc smartphone qua Bluetooth.
Trong tuần qua, một người dùng Twitter đã hỏi Musk rằng khi nào hệ thống trên thử nghiệm trên người. Đáp lại, ông cho biết “điều này không thể trả lời gói gọn trong một tweet”, nhưng nói rằng đang “ưu tiên những bệnh nhân bị chấn thương sọ não nghiêm trọng”.
Neuralink đã huy động được tổng số vốn tài trợ hàng chục triệu USD và có thể tăng lên lên hàng trăm triệu USD trong tương lai. Theo TechCrunch, công nghệ của Neuralink sẽ là bước đột phá của nhân loại, giúp trí não của con người có thể xử lý một lượng thông tin khổng lồ với tốc độ cực nhanh. Công nghệ này có thể giúp chúng ta đọc hết một cuốn sách trong vài phút và ghi nhớ tất cả kiến thức trong đó.
Vào ngày 28/8 tới, ta sẽ có cập nhật tiếp theo về startup giao diện não bộ - máy tính được Elon Musk hậu thuẫn
Chờ xem Neuralink làm được gì trong suốt 1 năm qua, tính từ lần cập nhật cuối cùng.
Hình minh họa hệ thống Neuralink được gắn trực tiếp lên đầu.
Theo bài đăng mới được Elon Musk đưa lên Twitter, chúng ta biết rằng Neuralink, công ty phát triển giao diện máy tính - não bộ được thành lập năm 2016, sẽ có cập nhật mới vào ngày 28 tháng Tám tới đây. Nếu như bạn chưa biết, thì đây sẽ là công cụ giúp con người bắt kịp với tốc độ xử lý của máy tính thông qua một con chip được gắn thẳng vào não bộ. Đã phải hơn một năm tính từ lúc ta nhận cập nhật cuối cùng về dự án Neuralink; năm ngoái, họ công bố kế hoạch sử dụng một thiết bị tương tự máy khâu để liên kết não hữu cơ và não nhân tạo thành một thể thống nhất.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm thành công công nghệ Neuralink trên chuột và thậm chí cả trên linh trưởng. Trong cập nhật năm ngoái, Neuralink dự kiến bài thử đầu tiên trên người sẽ diễn ra vào năm 2020, chúng ta có lý do để hy vọng được xem kết quả nghiên cứu vào hôm 28/8.
Đồng sáng lập bởi Elon Musk và được dẫn dắt bởi Jared Birchall, Neuralink đặt mục tiêu ban đầu là giúp bệnh nhân mắc các chứng bệnh thần kinh và mất khả năng vận động, cho phép họ lấy lại cái bình thường của cuộc sống hàng ngày với một "bộ não" nữa nằm bên trong não. Mục đích cuối cùng của Neuralink là "nâng cấp con người", giúp tăng tốc dòng suy nghĩ của con người bằng một giao diện não bộ - máy tính.
Hệ thống "máy khâu" sẽ được sử dụng để gắn chip vào người.
Một bộ vi xử lý sẽ nằm trên bề mặt não bộ, nhận dữ liệu từ các điện cực đặt sâu khoảng vài centimet dưới bề mặt não bộ.
Đã nhiều lần, Musk chỉ ra những hạn chế của việc truyền dữ liệu từ não bộ vào máy tính thông qua bàn phím và chuột, và cho rằng một giao diện kết nối trực tiếp não và máy sẽ khiến đường truyền tín hiệu, cả nhập liệu và nhận dữ liệu, sẽ giúp trí tuệ loài người vượt ngưỡng hiện tại. Ông cũng liên tục chỉ ra mối nguy của trí tuệ nhân tạo, và cho rằng một hệ thống như Neuralink sẽ ngăn chặn khả năng cỗ máy vượt qua con người để chính thức trở thành mối nguy tới sự sống còn của nhân loại.
Chúng ta sẽ phải chờ hơn một tháng nữa để biết Neuralink đã làm được gì trong suốt một năm qua.
Elon Musk: "Học Đại học không phải bằng chứng của năng lực hơn người. Đại học cơ bản chỉ để cho vui, không phải để học" Đối với "ông trùm" giới công nghệ Elon Musk, việc học Đại học không quyết định bạn thành công mà phụ thuộc nhiều vào năng lực và kỹ năng thực tế bạn học hỏi được. Trong giới startup, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ 4.0, có một gương mặt luôn khiến người khác phải rùng mình khi nghĩ đến là Elon Musk....