El Nino năm nay sẽ ảnh hưởng ra sao đến nguồn cung lương thực toàn cầu?
Tổ chức Khí tượng Thế giới mới đây ước tính 90% khả năng hiện tượng thời tiết El Nio, liên quan đến sự nóng lên bất thường của Thái Bình Dương, sẽ diễn ra trong suốt năm 2023 và có cường độ vừa phải.
Cảnh khô hạn trên đồng cỏ ở Duri, New South Wales, Australia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Các sự kiện El Nio dẫn đến thời tiết nóng hơn, khô hơn ở những khu vực như Brazil, Australia và Indonesia, làm tăng nguy cơ cháy rừng và hạn hán. Ở những nước khác như Peru và Ecuador, mưa nhiều dẫn đến lũ lụt.
Các tác động này đôi khi được mô tả như một “điều bình thường mới” trước sự biến đổi khí hậu do con người gây ra. Mối quan tâm hiện nay là tác động của hiện tượng này đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là giá lương thực, gồm các mặt hàng chủ lực như lúa mỳ, ngô và gạo.
Những tác động của El Nio đối với thế giới rất phức tạp và nhiều mặt. Nó có khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống của phần lớn dân số thế giới. Điều này đặc biệt đúng đối với các hộ gia đình nghèo và nông thôn, những người có cuộc sống liên quan mật thiết đến vấn đề khí hậu và canh tác.
Nguồn cung toàn cầu và giá của hầu hết các loại thực phẩm khó có thể thay đổi nhiều như vậy. Bằng chứng từ 10 sự kiện El Nio trong 50 năm qua cho thấy những tác động của hiện tượng này lên giá cả toàn cầu tương đối khiêm tốn và ở mức độ không rõ ràng. Mặc dù hiện tượng thời tiết này làm giảm năng suất cây trồng ở mức trung bình, nhưng không gây ra cú sốc về sản lượng lương thực toàn cầu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiệu ứng cục bộ trong nước có thể nghiêm trọng ngay cả khi El Nio ở mức “vừa phải”, nó cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến cây trồng được trồng ở các vùng tập trung về mặt địa lý, ví dụ như dầu cọ, chủ yếu đến từ Indonesia và Malaysia. Ở một số nơi, các vấn đề về nguồn lương thực hiện có có thể dẫn đến những hậu quả xã hội nghiêm trọng, chẳng hạn như xung đột và nạn đói.
Các yếu tố khác do con người gây ra đang diễn ra, đáng chú ý là Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008. Năm 2015, giá giảm do nguồn cung mạnh hơn so với dự kiến và nhu cầu yếu hơn, khi sự kiện El Nio không tồi tệ như lo ngại.
Tất cả điều này cho thấy El Nino thường không đóng vai trò chủ đạo trong biến động giá cả hàng hóa toàn cầu. Bởi El Nio gây ra mất mùa, nhưng đối với lương thực được trồng trên khắp thế giới, những thiệt hại này có xu hướng được bù đắp bằng những thay đổi tích cực trong sản xuất ở các khu vực sản xuất chính khác. Chẳng hạn như nó có thể mang lại thời tiết thuận lợi cho vùng Sừng châu Phi, gồm Djibouti, Ethiopia, Eritrea và Somalia, hay xảy ra xung đột và nạn đói.
Lúa mỳ là một ví dụ điển hình. Kể từ năm 1980, sáu trong số chín đợt El Nio có cường độ ít nhất là vừa phải ở Australia đã khiến sản lượng sụt giảm đáng kể. Australia là một trong ba nhà xuất khẩu lúa mỳ hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 13% xuất khẩu toàn cầu. Vì vậy, sản xuất của nước này ảnh hưởng đến giá lúa mỳ toàn cầu. Tuy nhiên, về tổng số lúa mỳ được trồng thì nó chiếm tỷ lệ hơn, khoảng 3,5% sản lượng thế giới. Và việc mất mùa do El Nino gây ra có xu hướng được bù đắp bằng sản lượng ở các vùng sản xuất lúa mỳ quan trọng khác. Ví dụ, năm 1994, sản lượng lúa mỳ của Australia giảm gần 50% nhưng hầu như không thay đổi ở những nơi khác. Năm 1982, khi sản lượng của Australia giảm 30%, sản lượng của Argentina cao hơn 50%. Các mô hình cân bằng như vậy có xu hướng xuất hiện trong hầu hết các năm El Nino.
Tuy vậy, vẫn sẽ có ít nhất một số tác động tiêu cực dù cho một vùng bị mất mùa được bù đắp hoàn toàn bằng những vụ mùa bội thu ở những vùng khác, song một số người sẽ phải gánh chịu chi phí do tác động trực tiếp của El Nino. Chẳng hạn, nông dân Australia sẽ gặp khó khăn hơn nếu sản lượng lúa mỳ trong nước giảm trong khi giá toàn cầu vẫn tương đối ổn định.
Hơn nữa, do hầu hết các quốc gia được kết nối thông qua thương mại, El Nio sẽ có tác động kinh tế rộng lớn hơn. Nó vẫn có thể dẫn đến các vấn đề xã hội sâu sắc hơn ở một số khu vực, chẳng hạn như nạn đói và xung đột nông nghiệp.
Hồi đầu tháng này, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) thông báo chỉ số giá lương thực thế giới trong tháng 6/2023 đã tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua.Nguyên nhân do giá đường, dầu thực vật, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa đều giảm.
Chỉ số giá của FAO là “thước đo” theo dõi các mặt hàng thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu. Trong tháng 6/2023, chỉ số này đạt 122,3 điểm, giảm so với mức 124 điểm đã sửa đổi của tháng 5/2023.
Trong một báo cáo riêng về nguồn cung và cầu của ngũ cốc, FAO dự báo sản lượng ngũ cốc thế giới năm nay sẽ đạt 2,819 tỷ tấn, tăng nhẹ so ước tính tháng trước (2,813 tỷ tấn) và tăng 1,1% so với mức năm 2022.
Thụy Sĩ ghi nhận năm 2022 là năm nắng nóng nhất trong lịch sử
Ngày 10/7, Thụy Sĩ cho biết năm 2022 là năm nắng nóng cao điểm nhất trong lịch sử thống kê thời tiết của nước này bắt đầu từ năm 1864, với lượng băng ở dãy Alps tan chảy với tốc độ gấp 3 lần mức được coi là cực đoan trước đây.
Lòng sông Doubs nằm ở khu vực biên giới giữa Pháp và Thuỵ Sĩ nứt nẻ, khô cạn do nắng nóng và hạn hán, ngày 22/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo tổng quan về khí hậu trong năm, Bộ Môi trường, Giao thông, Năng lượng và Truyền thông Thụy Sĩ cho biết sức nóng kỷ lục này đã có tác động tiêu cực đến các hồ, sông, rừng và nông nghiệp của quốc gia châu Âu không giáp biển này. Báo cáo chỉ ra nhiệt độ trung bình hằng năm của Thụy Sĩ từ năm 1991 đến 2020 là 5,8 độ C, thì trong năm 2022 con số này đã tăng lên 7,4 độ C. Trong những tháng mùa Hè, nhiệt độ trên 36 độ C được ghi nhận ở cả phía Bắc và phía Nam của dãy Alps. Ngày nóng nhất tại Thụy Sĩ đã được ghi nhận tại Geneva hôm 4/8/2022, với nhiệt độ chạm ngưỡng 38,3 độ C.
Báo cáo nêu rõ các sông băng Thụy Sĩ chưa bao giờ mất nhiều khối lượng băng như vào năm 2022, trong đó khoảng 6% lượng băng còn lại đã bị tan chảy. Theo báo cáo, các sông băng nhỏ "thực tế đã biến mất", đến mức việc đo đạc đã bị đình chỉ đối với các sông băng Pizol Vadret dal Corvatsch và Schwarzbachfirn. Từ ngày 15/7-20/8/2022, hồ Constance ghi nhận mực nước thấp kỷ lục 394,7m, trong khi hồ Lugano và hồ Maggiore cũng đánh dậu mực nước thấp lịch sử trong 8 tháng đầu năm.Mực nước thấp có "tác động đáng kể" đối với các nhà máy thủy điện, khiến nhiều nhà máy buộc phải tạm dừng hoạt động tại một số điểm, với sản lượng giảm 15,2% so với năm 2021.
Nhiệt độ ở các hồ và sông của Thụy Sĩ thường ở mức 25C hoặc cao hơn. Ở những mức nhiệt độ cao, nồng độ oxy trong nước sẽ giảm khiến loài tảo nở rộ và đe dọa sự sống của nhiều loài cá.
Trong khi đó, Tây Ban Nha đang bước vào đợt nắng nóng thứ hai của mùa Hè này với nhiệt độ ngày 10/7 tăng vọt tại nhiều nơi trên cả nước, với mức nhiệt tối đa 44 độ C có thể được ghi nhận tại miền Nam nước này. Cơ quan Thời tiết quốc gia Tây Ban Nha (AEMET) cho biết một khối khí nóng từ Bắc Phi là nguyên nhân dẫn đến đợt nắng nóng lần này, dự kiến kéo dài tối thiểu đến ngày 12/7, với khu vực phía Nam Andalusia dự kiến chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Người phát ngôn của AEMET Ruben del Campo cho biết sức nóng gay gắt sẽ bao trùm hầu hết bán đảo cũng như quần đảo Balearic, với nhiệt độ trong khoảng từ 38 - 40 độ C ở hầu hết các khu vực trong nước và 42 - 44 độ C ở các vùng của Andalusia và Aragon.
Tây Ban Nha bước vào đợt nắng nóng đầu tiên lên đến 40 độ C bắt đầu từ ngày 25/6, với sức nóng dữ dội ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Viện Thống kê Quốc gia (INE) cho biết vào năm 2022, Tây Ban Nha đã trải qua mùa Hè nóng kỷ lục tính từ năm 1916, với nhiệt độ tăng cao là nguyên nhân trực tiếp khiến hơn 350 người tử vong do say nắng và mất nước.
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), châu Âu hiện là lục địa nóng lên nhanh nhất thế giới và các chuyên gia cho rằng Tây Ban Nha có thể là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu.
Cách người dân châu Á hạ nhiệt trong các đợt nắng nóng thiêu đốt Khoảng thời gian từ 2023 đến 2027 có thể phá vỡ kỷ lục về nhiệt độ cao do khí nhà kính giữ nhiệt kết hợp với hiện tượng El Nino. Trong đợt sóng nhiệt những tháng gần đây, người dân châu Á đã tìm đến nhiều biện pháp khác nhau để tạm thời làm mát. Các tình nguyện viên tại New Delhi (Ấn...