ECB giữ nguyên lãi suất, để ngỏ khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ
Kết thúc cuộc họp vào ngày 11/4, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên lãi suất, nhưng để ngỏ khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ khi lạm phát đã chậm lại.
Những diễn biến này làm tăng khả năng đợt hạ lãi suất đầu tiên của ECB sẽ diễn ra vào tháng 6/2024.
Trụ sở ECB tại Frankfurt am Main, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là lần thứ năm liên tiếp ECB “đóng băng” lãi suất, duy trì lãi suất chủ chốt ở mức cao kỷ lục là 4%.
Video đang HOT
ECB đã tăng lãi suất với tốc độ chưa từng có nhằm kiểm soát lạm phát. Lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng euro đã giảm xuống 2,4% trong tháng 3/2024, không quá xa mức mục tiêu 2% mà ECB đặt ra.
Trong thông báo sau cuộc họp trên, ECB cho biết hầu hết các số liệu lạm phát cơ bản đang giảm và tăng trưởng tiền lương – mối quan ngại lớn trong những tháng gần đây – đang “chừng mực” hơn.
Theo ECB, các lần tăng lãi suất trước đây tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu, góp phần kéo lạm phát xuống. ECB cũng nhận định sức ép giá cả trong khu vực vẫn là điều gây lo ngại.
ECB nhấn mạnh rằng các quyết định của ngân hàng này sẽ tiếp tục dựa trên các dữ liệu kinh tế trong thời gian tới và ECB không cam kết trước về một lộ trình lãi suất cụ thể. Tuy nhiên nhiều nhà phân tích đang dự báo về một đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6/2024. Nếu ECB tin tưởng hơn rằng lạm phát đang tiến dần về mức mục tiêu một cách bền vững, sẽ là phù hợp nếu ngân hàng này nới lỏng chính sách tiền tệ.
Giới chức Fed nhận định về vấn đề hạ lãi suất
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho rằng mức lãi suất cao hiện nay của Fed đang phát huy tác dụng kiềm chế lạm phát, theo đó ông cảnh báo việc hạ lãi suất quá sớm có thể gây hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế Mỹ.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp tối 3/4, ông Jerome Powell cho biết các nhà hoạch định chính sách sẽ phải mất một thời gian để đánh giá tình trạng lạm phát hiện tại trước khi đưa ra quyết định chính thức.
Ông Powell đưa ra ý kiến trên 2 tuần sau khi Ủy ban Thị trường mở Liên bang của Mỹ (FOMC) quyết định giữ nguyên phạm vi lãi suất ở mức 5,25% đến 5,5% - được ấn định kể từ tháng 7/2023, đồng thời là mức cao nhất trong 23 năm qua - nhằm mục tiêu đưa lạm phát về mức mục tiêu dài hạn 2%.
Tháng trước, các nhà hoạch định chính sách cũng đã phác thảo 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay và thị trường tài chính đang mong đợi đợt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 6 tới. Tuy nhiên, Chủ tịch Fed nhấn mạnh những rủi ro hiện nay đối với nền kinh tế Mỹ, theo đó sẽ có những hậu quả tiêu cực nếu các nhà hoạch định chính sách cắt giảm lãi suất quá nhanh hoặc quá chậm. Ông Powell nêu rõ: "Rủi ro của việc điều chỉnh lãi suất quá sớm là lạm phát sẽ tăng và sẽ khá khó khăn để chúng ta có thể quay trở lại".
Trong những tháng đầu năm nay, lạm phát của Mỹ gia tăng, trong khi cả nền kinh tế và thị trường lao động đều có dấu hiệu phục hồi.
Giám đốc Fed khu vực Atlanta - ông Raphael Bostic cho rằng với tình hình hiện tại của nền kinh tế Mỹ, Fed chỉ nên cắt giảm lãi suất một lần trong năm nay và nên thực hiện ở quý cuối cùng. Ông Bostic nhận định "lạm phát thực sự sẽ giảm dần trong suốt năm 2024" và Fed có thể sẽ không đạt được mục tiêu dài hạn 2% trước đầu năm 2026.
BoE giữ nguyên lãi suất ở mức cao kỷ lục Ngày 21/3, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) thông báo sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25%, mức cao nhất trong vòng 16 năm qua, qua đó xua tan đồn đoán về đợt cắt giảm lần này trong bối cảnh lạm phát đã giảm song vẫn ở mức cao. Trụ sở Ngân hàng trung ương Anh tại thủ đô London. Ảnh: AFP/TTXVN...