EC phê chuẩn việc Đức quốc hữu hóa tập đoàn khí đốt Uniper
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 21/12 đã phê chuẩn có điều kiện việc quốc hữu hóa tập đoàn khí đốt đang gặp vấn đề Uniper của Đức sau khi tập đoàn này đã bị đẩy đến bờ vực phá sản.
Ngoài ra, EC cũng bật đèn xanh cho việc quốc hữu hóa chi nhánh của tập đoàn Gazprom của Nga tại Đức để cứu nhà cung cấp khí đốt này khỏi tình trạng phá sản.
Trụ sở tập đoàn khí đốt Uniper ở Dusseldorf, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau khi Nga phát động chiến dich quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng Hai, Uniper, do thiếu nguồn cung từ Nga, đã phải đối mặt với tình trạng phá sản do thua lỗ ròng lên tới 40 tỷ euro (42,5 tỷ USD) chỉ trong 9 tháng đầu năm nay. Đây là một trong những mức thua lỗ lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp Đức.
Tình hình này đã buộc chính phủ Đức phải thông báo kế hoạch quốc hữu hóa Uniper do quan ngại về những tác động của việc tập đoàn này phá sản đến khắp nền kinh tế hàng đầu châu Âu.
Thông báo của Uniper cho biết đa số cổ đông của tập đoàn đã ủng hộ thỏa thuận cứu trợ của chính phủ trong cuộc biểu quyết tại đại hội cổ đông bất thường hôm 20/12.
Điều kiện mà EC nhất trí với kế hoạch của chính phủ Đức gồm việc Uniper thoái vốn khỏi các nhà máy điện Detteln IV ở Đức và nhà máy điện Gonyu ở Hungary. Ngoài ra, EC cũng cho biết chính phủ Đức đã cam kết đưa ra một chiến lược rút khỏi Uniper vào cuối năm 2023, với mục đích giảm mức cổ phần mà Berlin nắm giữ ở Uniper không nhiều hơn 25% cộng 1 cổ phần muộn nhất vào cuối năm 2028.
Hôm 20/12, chính phủ Đức và Uniper, với khoảng 7.000 người lao động, đã đạt thỏa thuận khung liên quan đến kế hoạch quốc hữu hóa tập đoàn khí đốt này. Chính phủ Đức hiện đề xuất gói cứu trợ tài chính lên 200 tỷ euro để hạn chế tác động của khủng hoảng năng lượng đến các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Đức quốc hữu hóa tập đoàn khí đốt Uniper
Chính phủ Đức và tập đoàn năng lượng Uniper của nước này cùng công ty mẹ ở Phần Lan - Fortum - đã đạt được thỏa thuận quốc hữu hóa trong bối cảnh Uniper đứng trước nguy cơ phá sản sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt sang châu Âu liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.
Một trạm trung chuyển khí đốt tại Werne, miền Tây Đức ngày 15/7/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, với thỏa thuận vừa đạt được, Chính phủ Đức sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của Uniper, nắm giữ tới 98,5% cổ phần.
Trước đó, sau nhiều tuần đàm phán nhằm giải cứu nguy cơ phá sản, cuối tháng 8, Chính phủ Đức thông báo mua 30% cổ phần của Uniper (tương đương gói cứu trợ 15 tỷ euro), đồng thời giảm số cổ phần công ty mẹ Fortum kiểm soát từ gần 80% xuống 56%. Tuy nhiên, đến nay tập đoàn có trụ sở tại Dsseldorf thông báo đã sử dụng gần hết hạn mức tín dụng trong gói cứu trợ trên nhưng không cứu vãn được tình hình. Theo Uniper, nguồn cung khí đốt của Nga bị cắt trong khi giá khí đốt và điện tăng đáng kể, đồng nghĩa với việc hãng không còn đủ năng lực để mua thêm nhiên liệu hay trang trải các khoản đặt cọc giao dịch.
Uniper là công ty năng lượng đầu tiên ở Đức gióng lên hồi chuông cảnh báo về tác động của việc chi phí năng lượng tăng vọt và họ đã nộp đơn xin cứu trợ để được chính phủ hỗ trợ vào đầu tháng 8. Là nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Đức, đóng vai trò trung gian giữa các nhà cung cấp Nga và người tiêu dùng Đức, Uniper đã bị ảnh hưởng nặng nề kể từ khi Nga giảm mạnh nguồn khí đốt xuất khẩu qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1. Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn khi vào đầu tháng 9, tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga thông báo ngừng hoàn toàn việc cung cấp khí đốt sang Tây Âu vì không giải quyết được các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình bảo dưỡng cũng như không đưa ra thời điểm hoạt động trở lại.
Lượng khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 giảm Lượng khí đốt của Nga qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 vào Đức sáng 27/7 giảm sau khi tập đoàn Gazprom tiếp tục cắt giảm công suất đường ống vốn cung cấp hơn 1/3 lượng khí đốt xuất khẩu của Nga cho Liên minh châu Âu (EU). Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án "Dòng chảy phương Bắc 2" tại...