EC công bố kế hoạch mới nhằm củng cố mô hình tự do đi lại Schengen
Ngày 2/6, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố kế hoạch mới nhằm tăng cường vai trò và khả năng thích ứng của mô hình Schengen – khu vực đi lại tự do lớn nhất trên thế giới.
Cảnh sát Bỉ tiến hành kiểm tra tại khu vực biên giới với Pháp ở Quevy. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết kế hoạch mới sẽ đảm bảo Liên minh châu Âu (EU) luôn ủng hộ việc tự do đi lại, sinh sống và làm việc giữa các nước của người dân các nước thành viên. Bà khẳng định kế hoạch này sẽ giúp chứng minh mô hình Schengen bền vững theo thời gian, đảm bảo tự do giao lưu về con người, trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong mọi hoàn cảnh, qua đó giúp tái thiết các nền kinh tế trong khu vực và đưa toàn khối trở lại mạnh mẽ hơn.
Về phần mình, Phó Chủ tịch EC phụ trách đời sống Margaritis Schinas giải thích kế hoạch này vừa giúp đảm bảo quản lý các đường biên giới ngoài của EU một các hiệu quả, vừa củng cố nội khối Schengen cũng như nâng cao khả năng chuẩn bị thích ứng và quản lý giám sát của khối. EC cũng đang đề xuất điều chỉnh cơ chế đánh giá và giám sát mô hình Schengen, trong đó có những thay đổi như đẩy nhanh quá trình đánh giá hoặc rút gọn quy trình trong trường hợp xuất hiện những thiếu sót có thể gây rủi ro cho toàn bộ mô hình nói chung. Việc đánh giá hoạt động của mô hình Schengen cũng sẽ mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn, thông qua việc đưa các kết quả đánh giá vào báo cáo thường niên và đưa ra thảo luận với Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu.
Trong khi đó, Ủy viên phụ trách vấn đề nội bộ của châu Âu Ylva Johansson khẳng định các hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý các đường biên giới ngoại khối. Trong đó, các biện pháp giúp cải thiện hợp tác giữa các lực lượng hành pháp và quản lý nhập cư sẽ giúp củng cố anh ninh nội khối mà không cần đến các chốt kiểm tra biên giới.
Video đang HOT
Hiện khu vực Schengen có tổng cộng 420 triệu dân sinh sống tại 26 quốc gia, gồm 22 nước thành viên EU, cùng với Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ.
Phó Chủ tịch EC dương tính với virus SARS-CoV-2
Trong bối cảnh số ca nhiễm mới không ngừng tăng cao, khi Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Margaritis Schinas có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, và Ba Lan ghi nhận số ca mắc mới cao nhất trong 1 ngày, nhiều nước châu Âu đã siết chặt các biện pháp phòng dịch.
Trong một thông báo đăng trên mạng xã hội Twitter, ngày 27/10, ông Schinas cho biết đã nhận được kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện ông đang tự cách ly.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Margaritis Schinas dương tính với virus SARS-CoV-2. Ảnh: THX/TTXVN
Cùng ngày, giới chức Ba Lan ghi nhận thêm 16.300 ca mắc COVID-19 - mức cao nhất trong 1 ngày. Tính đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Ba Lan là 263.929 ca, trong đó có 4.483 ca tử vong.
Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier cho rằng số ca nhiễm mới tại nước này có thể lên đến 20.000 ca/ngày vào cuối tuần này. Phát biểu tại hội nghị trực tuyến kinh tế Đức-Pháp, ông Altmaier thừa nhận nước này đang phải đối phó với số ca nhiễm tăng theo cấp số nhân.
Hiện số ca nhiễm mới đang tăng khoảng 70-75% so với tuần trước. Theo kế hoạch, ngày 28/10, Thủ tướng Đức Angela Merkel và lãnh đạo 16 bang sẽ bàn thảo thêm các biện pháp mới nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh.
Ngay sau khi ghi nhận số ca tử vong cao nhất trong 1 ngày, ngày 27/10, nhà chức trách Nga đã siết chặt các biện pháp phòng dịch, trong đó có yêu cầu người dân trên khắp cả nước đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng, đồng thời đề nghị các chính quyền địa phương cân nhắc đóng cửa các quán bar và nhà hàng.
Theo đó, người dân sẽ phải đeo khẩu trang tại những khu vực tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng. Bên cạnh đó, nhà chức trách cũng cấm tổ chức các sự kiện công cộng, đóng cửa các quán bar, nhà hàng từ 23h00 đến 6h00. Các quy định trên bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28/10.
Trong những tuần gần đây, số ca mắc mới đã tăng nhanh tại Nga. Hiện Nga đang là nước có số ca nhiễm cao thứ 4 thế giới, sau Mỹ, Ấn Độ và Brazil, với hơn 1,5 triệu người mắc bệnh. Trong 24 giờ qua, nước này cũng đã ghi nhận thêm 320 ca tử vong - mức cao nhất trong 1 ngày từ trước tới nay, đưa tổng số ca không qua khỏi lên 26.589 ca.
Tại Anh, nhà chức trách cũng đã ra lệnh cấm tổ chức trò chơi xin kẹo truyền thống của trẻ em trong lễ hội Halloween, diễn ra vào ngày 31/10 sắp tới, tại các khu vực ở vùng England. Do số ca nhiễm tăng cao, trung bình trên 12.000 người/ngày, trong khi số ca tử vong cũng tăng gấp đôi từ ngày 13/10 lên 2.337 người, gây áp lực cho các cơ sở y tế tại bệnh viện, trong 2 tuần qua, Chính phủ Anh đã 3 lần siết chặt các biện pháp hạn chế.
Tại CH Séc, chính phủ nước này cũng đã quyết định áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm từ 21h00 đến 4h59, bắt đầu từ ngày 28/10. Trong thời gian này, nếu không có việc cần thiết, người dân sẽ không được phép ra khỏi nhà. Các cửa hàng bán lẻ, trừ trạm xăng và hiệu thuốc, sẽ không được phép bán hàng trong cả ngày Chủ Nhật, và trong khung giờ từ 20h00 đến 5h00 vào các ngày khác.
Lệnh giới nghiêm sẽ có hiệu lực cho đến khi tình trạng khẩn cấp hết hạn vào ngày 3/11 tới. Tuy nhiên, chính phủ có thể sẽ gia hạn biện pháp này. Tính đến nay, Séc ghi nhận 263.572 ca mắc COVID-19, trong đó 5.613 người vẫn đang phải điều trị.
Trong khi đó, ông Gilles Pialoux, chuyên gia bệnh truyền nhiễm thuộc bệnh viện Tenon ở thủ đô Paris (Pháp), đã đề nghị chính phủ áp đặt biện pháp phong tỏa trên toàn quốc mới nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh. Theo kế hoạch, Chính phủ Pháp sẽ họp trong hai ngày 27 và 28/10 để thảo luận các biện pháp mới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Trước thềm cuộc họp, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cho biết nước này sẵn sàng ban hành các quyết định khó khăn để đối phó với làn sóng dịch mới. Hiện Pháp đã áp đặt lệnh giới nghiêm từ 21h00 đến 6h00 tại các thành phố lớn, trong đó có thủ đô Paris. Trong 24 giờ qua, Pháp ghi nhận thêm 26.771 ca mắc COVID-19 và 257 ca tử vong, đưa tổng số ca mắc và ca tử vong lên lần lượt là 1.165.278 và 35.018.
Đan Mạch, Hy Lạp ra mắt 'Chứng nhận kỹ thuật số COVID-19' Nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại trong Liên minh châu Âu (EU) vào mùa Hè này, ngày 28/5, Đan Mạch và Hy Lạp đã ra mắt "Chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19". Ứng dụng của Đan Mạch mang tên Coronapas, do Bộ Y tế, Cơ quan Dữ liệu y tế Đan Mạch, Viện Huyết thanh Statens (SSI) và Cơ quan...