EA hủy bỏ dự án cũ, tập trung toàn lực cho dòng game Star Wars
Được biết, kế hoạch phát triển của EA cho Plants vs Zombies đã bị hủy bỏ.
Bảy năm trước, nhóm các nhà phát triển khoảng 30 người đã tề tựu tại EA Vancouver nhằm chuẩn bị cho việc phát triển phần ngoại truyện của trò chơi Plants vs Zombies – một thương hiệu game khá nổi tiếng thời bấy giờ. Từ phong cách chơi ban đầu của Popcap, tựa game này sau đó đã phát triển thành trò chơi bắn súng trực tuyến thông qua phiên bản Plants vs Zombies: Garden Warfare vào năm 2014. Nhận thấy tiềm năng phát triển của thương hiệu, EA đã lên kế hoạch cho dự án ngoại truyện lần này.
Một dự án Plants vs Zombies đã bị EA hủy bỏ…
Thế nhưng, theo thông tin từ IGN, dự án này đã bị hủy bỏ. Lý do không phải xuất phát từ bản thân của trò chơi không còn hấp dẫn, hay thị hiếu người chơi thay đổi. Mà đơn giản hơn, mọi thứ bắt đầu từ việc EA đang muốn dồn toàn lực, cả nhân sự lẫn tài nguyên cho các dự án game với chủ đề Star Wars tới đây của mình.
… để dồn toàn lực phát triển dự án game mới cho thương hiệu Star Wars
Điều này càng có cơ sở hơn, khi tựa game Star Wars mới này cũng sẽ hướng tới việc xây dựng một trò chơi có cốt truyện sâu sắc, thú vị, có nhiều nét tương tự với dự án mà EA vừa hủy bỏ. Ngoài ra, cũng phải kể tới việc thương hiệu Plants vs Zombies đã không còn duy trì được sức hút như trước, trong khi Star Wars Jedi: Fallen Order – trò chơi ra mắt 3 năm trước lại mang về thành công ngoài sức tưởng tượng cho EA. Và năm 2023 này, phần tiếp theo mang tên Star Wars Jedi: Survivor dự kiến sẽ tiếp tục duy trì sức hút cho thương hiệu Star Wars.
Khả năng EA quay trở lại với các dự án cho thương hiệu Plants vs Zombies có lẽ là khá nhỏ. Ở thời điểm hiện tại, phần game Plants vs Zombies: Battle for Neighborville đã ngừng hỗ trợ được một năm, trong khi phiên bản trên điện thoại của Plants vs Zombies 3 cũng chỉ ra mắt tại một số khu vực, thay vì trên toàn cầu.
Giải mã bộ óc tạo nên 'Avatar'
James Cameron là đạo diễn lừng danh người Mỹ gốc Canada. Ông được coi là một phù thủy bậc thầy và "cỗ máy in tiền" của điện ảnh Hollywood.
Nằm trong danh sách các đạo diễn vĩ đại nhất lịch sử nhưng ít ai ngờ rằng, James Cameron lừng danh thực chất chưa từng được học qua bất kỳ một trường lớp điện ảnh.
Tốt nghiệp trung học, ông theo đuổi chuyên ngành Vật lý tại một trường cao đẳng cộng đồng. Sau những dịp cùng bạn bè tới thưởng thức các tác phẩm kinh điển trong thư viện phim của Đại học Nam California, chàng sinh viên trở nên say mê bộ môn nghệ thuật thứ bảy từ lúc nào không hay biết. Niềm đam mê ấy đeo bám và thôi thúc ông ngay cả khi đã ra trường và phải cam phận hành nghề lái xe hay gác cổng.
Chính những năm tháng gian khổ trong quá khứ đã hun đúc một thiên tài James Cameron sau này. Bởi mỗi khi có thời gian rảnh, ông lại cầm bút tập tành viết lách, nghiên cứu tài liệu kịch bản và kỹ xảo điện ảnh với tham vọng đổi đời. Được tiếp động lực mạnh mẽ sau khi xem Star Wars (1977), Cameron từ bỏ công việc hiện thời, liều lĩnh bước chân vào ngành công nghiệp cạnh tranh khốc liệt.
Nhạy cảm và ngông cuồng
Vị đạo diễn mới đầu chẳng ai biết mặt thuộc tên từng chiêm bao kỳ lạ về hình ảnh một bộ xương kim loại truy sát ông với con dao sắc lẹm trong tay. Không ngừng ám ảnh về cơn ác mộng này, Cameron đã hiện thực hóa nó bằng bản thảo The Terminator. Đại diện của ông khi đó kịch liệt phản đối vì cho rằng đây là một ý tưởng "điên rồ" và rồi nhanh chóng bị sa thải.
Chính quyết định ngông cuồng theo đuổi ý tưởng về Kẻ Hủy Diệtđã đưa James tới thành công vĩ đại đầu tiên của sự nghiệp. Hai phần phim đầu tiên của Terminator gặt hái gần 600 triệu USD, trở thành một tượng đài đình đám trong dòng phim hành động, khoa học viễn tưởng toàn cầu.
Terminator là bước ngoặt đột phá trong sự nghiệp của James Cameron.
Vận may tiếp tục mỉm cười với ông sau loạt tác phẩm ăn khách khác như: Aliens, The Abyss. Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, 2 dự án phim True Lies và Titanic James thực hiện đã thu về thành công vang dội. Đặc biệt, Titanic trở thành một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại với tổng số 14 đề cử và chiến thắng 11 giải Oscar, đưa tên tuổi Cameron lên hàng đạo diễn xuất sắc năm 1997.
Chưa dừng lại ở đó, hơn một thập kỷ sau, bộ óc quái kiệt một lần nữa thổi tung phòng vé thế giới với siêu phẩm Avatar, mở ra kỷ nguyên mới cho dòng phim 3D đổ bộ màn ảnh. Bộ phim lập thành tích vô tiền khoáng hậu với doanh thu vượt 2,8 tỉ USD, vinh quang trở thành bom tấn vĩ đại nhất lịch sử.
Sau khi gây bão toàn cầu, James tuyên bố bản thân là ông vua mới của điện ảnh đương đại. Tuy nhiên, mấy ai biết được đằng sau sự ngạo mạn đó, bí mật giúp những bộ phim ông đạo diễn trở thành "con gà đẻ trứng vàng" là sự nhạy cảm trộn lẫn máu liều lĩnh trong tư duy làm phim tiến bộ vượt thời đại.
Nổi tiếng là nhà làm phim kỹ tính khi dắt túi không quá 10 tác phẩm, thế nhưng trong bảng tổng sắp những bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại, Cameron đã sở hữu cho mình 2 cái tên ở vị trí dẫn đầu. Nhắc tới ông, người ta nhắc tới một khẩu vị tinh tế cùng gu thẩm mỹ điện ảnh chọn lọc khắc nghiệt.
Sigourney Weaver từng ca ngợi sự cầu toàn và liều lĩnh của Cameron khi chia sẻ rằng: "Anh ấy thực sự muốn chúng tôi phải liều mạng để thực hiện những cảnh quay, và anh ấy cũng không ngại mạo hiểm mạng sống của mình". Bà gọi Cameron là một bộ óc thiên tài.
Trong khi đó, Michael Biehn nhận xét Cameron là nhà làm phim với cái tôi ngông cuồng khó ai cản nổi. "Ông quan tâm đến phim của mình hơn cách các đạo diễn khác quan tâm đến phim của họ. Và một khi xác định được ý tưởng thực hiện, James sẽ bất chấp hiện thực nó theo cách tốt nhất bằng mọi giá".
Khi được hỏi về danh tiếng của mình trong một cuộc phỏng vấn năm 2012, Cameron cho rằng "Không cần phải nhắc lại nữa, bởi vì điều đó vốn đã được khẳng định sẵn rồi". Nghe có vẻ tự mãn, nhưng với chuỗi kỳ tích bất bại, không ngoa khi nhận xét rằng James Cameron dường như không có đối thủ ở dòng phim khoa học viễn tưởng.
Kẻ sơn lên hiện thực sắc màu thơ mộng
Phim của Cameron thường được dệt bằng chất liệu chủ đề khám phá xung đột giữa con người với thiên nhiên, quái vật hay những máy móc thông minh. Tuy nhiên, ông lại tinh tế rải lên đó thứ gia vị tình yêu đặc biệt. Trong cuộc trò chuyện với The Talks, James từng chia sẻ rằng tất cả bộ phim của mình đều chứa đựng những mẩu chuyện lãng mạn.
Một trong những khía cạnh thường bị lu mờ bởi khả năng mang lại trải nghiệm hình ảnh trực quan cho khán giả là việc ông đã tiên phong sử dụng máy ảnh 3D, một phương pháp truyền cảm hứng cho các đồng nghiệp như Michael Bay và Baz Luhrmann áp dụng trong phim của họ. Nhưng kỳ lạ thay, với vị đạo diễn quái kiệt này, công nghệ không phải thứ tạo ra những tác phẩm giá trị.
Khai thác và "hái ra tiền" từ đề tài viễn tưởng, James vẫn ý thức được cái bẫy của việc bỏ qua những giá trị hiện thực mà xa rời thực tế. Tuyến nhân vật trong phim không mấy đặc biệt, nhưng câu chuyện và cách khai thác mối quan hệ mới là điều tạo nên chiều sâu trong các tác phẩm của ông.
Theo quan điểm của Cameron, "Điều quan trọng là đừng quá đắm chìm vào công nghệ và nhớ thực sự kể một câu chuyện hay". Cái "hay" đó trong Kẻ hủy diệt là câu chuyện tình yêu vụt sáng trong bối cảnh máu đổ, chết chóc. Nếu Kyle Reese không yêu Sarah Connor, anh ấy sẽ không quay lại quá khứ để cứu cô và Sarah tội nghiệp cũng chẳng rơi vào lưới tình của chàng anh hùng. Vị cứu tinh của loài người, John Connor, sẽ không được sinh ra và do vậy, Kẻ hủy diệt cũng chẳng còn lý do để tồn tại. Toàn bộ tiền đề cốt truyện hành động viễn tưởng thực chất lại xoay quanh một tình yêu xuyên thời gian được lồng ghép một cách khéo léo.
Còn với The Abyss, lãng mạn thể hiện bởi tình yêu mà Lindsay và Bud dành cho nhau trong những giờ phút sinh tử khiến khán giả nghẹt thở. Với Aliens, lãng mạn chính là khi hiện diện của Dwayne Hicks và Newt đã thay đổi trái tim sắt đá của Ripley. Hay trong True Lies, điều đó lại đến từ sự vị tha của Harry Tasker sau tất cả dối trá, lỗi lầm.
Titanic là bom tấn đưa tên tuổi Leo DiCaprio lên hàng đầu Hollywood.
Nhiều khán giả cho rằng Titanic nổi bật giữa loạt phim thảm hoạ vì vượt lên những kĩ thuật cũ, dàn cảnh hoàn toàn tại một phim trường hay phục dựng những chi tiết thực tế của một con tàu lịch sử. Tuy nhiên, cái hay của phim thực chất lại nằm ở chỗ, nó đề đạt đến mỗi trái tim một chuyện tình lãng mạn nồng cháy, một cơ duyên ngắn ngủi giữa vô vàn mối duyên cũng ngắn ngủi khác.
Sự tồn tại của Jack giống như con tàu đắm, chóng vánh nhưng huy hoàng, dù bị vùi sâu dưới làn nước lạnh nhưng thực chất lại sống mãi trong tâm khảm một người anh thương mến. Ngay cả trong những thước phim khô khan nhất, sự thơ mộng trong bộ óc của James Cameron đã làm mềm lòng khán giả khi phủ lên thực tại khốc liệt thứ gia vị tình cảm sâu lắng, thân thuộc.
Sự vĩ đại được đúc kết từ những điều không hoàn hảo
Nằm trong danh sách những đạo diễn có ảnh hưởng nhất mọi thời đại, tuy nhiên, mấy ai biết được đằng sau thành công đình đám của loạt phim bom tấn, Cameron lại mang "tiếng xấu" là một nhà đạo diễn ít được lòng ê-kíp, đồng nghiệp.
Andrew Gumbel của The Independent từng nhận xét Cameron "là một cơn ác mộng khi phải làm việc cùng". Ông nổi tiếng trên phim trường vì thái độ kiên quyết, độc tài và tính khí nóng nảy. Trong khi đó, Alexandra Keller đánh giá Cameron là người tự cao tự đại, bị ám ảnh bởi tầm nhìn nhưng đồng thời cũng ca ngợi "sự khéo léo về công nghệ" của James trong việc tạo ra một "trải nghiệm xem đầy tính thẩm thấu".
Chính sự khắt khe và có phần "xấu tính" lại là phẩm chất tạo nên điểm đặc biệt trong con người của Cameron, một "cái tôi" vĩ đại từ những điều không hoàn hảo. Và các đứa con tinh thần của ông cũng giống như vậy. Piranha II: The Spawning từng bị tác giả Tim Healey gọi là "một bộ phim tệ hại một cách kỳ diệu, chắp nối những câu từ sáo rỗng từ mọi nguồn". Hay thậm chí ngay cả Avatar lừng danh thế kỷ cũng không tránh khỏi những điểm khiếm khuyết, sạn lỗi.
Bom tấn lớn nhất lịch sử Avatar với 2,84 tỷ USD doanh thu phòng vé.
Thoại phim thiếu chắt lọc và cốt truyện không mấy sáng tạo có lẽ là hai trong số những điểm yếu chí mạng khiến Cameron thường bị châm biếm khi so sánh với những đạo diễn vĩ đại khác như Quentin Tarantino, Woody Allen, William Wyler hay Steven Spielberg,... Dẫu vậy, Cameron biết khỏa lấp điểm yếu của mình bằng trí tuệ nhạy cảm đi trước thời đại và gu thẩm mỹ lãng mạn, tinh tế được biến hóa trên chất liệu đổi mới.
Đập tan những nền tảng cũ kỹ là lẽ sống bất diệt của Cameron. Bởi đối với vị đạo diễn này, khám phá điều mới mẻ không chỉ vì mục đích làm phong phú sở thích cá nhân mà nó còn là một công cụ quan trọng để chiều lòng khán giả. Chính vì vậy, dắt túi không nhiều phim, nhưng đa số những tác phẩm ông đạo diễn đều trở thành những "quái vật" đúng nghĩa của ngành công nghiệp điện ảnh, tốn kém cả trăm triệu USD nhưng đồng thời cũng thu về số lãi khủng gấp rất nhiều lần con số ấy.
Disney ấp ủ dự định phát hành hai tựa game Star Wars mỗi năm Một tin đồn mới cho thấy Disney muốn có hai game Star Wars mới phát hành mỗi năm, xen kẽ giữa các tựa AAA và các phiên bản nhỏ hơn. Thông tin về việc Disney sẽ phát hành hai tựa game Star Wars mỗi năm vẫn chưa được xác nhận. Disney muốn phát hành hai game Star Wars mới mỗi năm, theo một...