Duy trì sự khỏe mạnh của tim mạch ở tuổi già
Các bệnh lý tim mạch là mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe người cao tuổi. Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, vữa xơ động mạch… luôn gia tăng tỷ lệ thuận với tuổi tác. Tuy nhiên, nếu chúng ta có một chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nói trên, giúp người cao tuổi sống khỏe và có ích hơn.
Điều chỉnh hàm lượng cholesterol máu từ thực phẩm
Hàm lượng cholesterol toàn phần trong máu tăng là một trong các nguyên nhân gây ra các bệnh lý tim mạch. Có thể điều chỉnh hàm lượng này bằng cách lựa chọn những thực phẩm như:
Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan hoặc không hòa tan đều có lợi cho sức khỏe tim mạch. Sử dụng hằng ngày những thứ này có thể giảm huyết áp, hạn chế quá trình xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ ung thư ruột già, là cách hiệu quả giảm lượng chất béo trong chế độ ăn. Bằng chứng khoa học về tác dụng làm giảm cholesterol của chất xơ mạnh đến nỗi nhiều nước trên thế giới cho phép các hãng chế biến thức ăn chứa nhiều chất xơ hòa tan được ghi lên sản phẩm, như một khuyến cáo dành cho bệnh nhân có nguy cơ tim mạch hay đã mắc bệnh. Nguồn của các loại chất xơ hòa tan được có từ các loại đậu, lúa mạch, các trái cây họ chanh, táo và ngô. Các chất xơ không hòa tan rất quan trọng để tạo khối phân và đào thải nhiều chất có hại cho cơ thể, có lợi cho hệ tim mạch.
Nguồn chất béo không bão hòa từ trái ôliu, cá, dầu vừng (mè), lạc, quả óc chó, quả hồ đào… các loại dầu từ quả này khi tham gia vào quá trình tiêu hoá sẽ có lợi cho tim mạch. Chất béo không bão hòa dạng đơn làm tăng cholesterol tốt mà không làm tăng cholesterol toàn phần. Đậu nành từ lâu là một loại thực phẩm quý cho bệnh tim mạch. Không chỉ cung cấp chất béo không bão hoà mà nó còn chứa các chất chống ôxy hóa gọi là isoflavones, đây là một chất rất quan trọng làm chậm quá trình vữa xơ động mạch, rối loạn lipid, làm săn chắc và dẻo dai cơ tim. So với các loại protein từ động vật thì đậu nành không chỉ đáp ứng đầy đủ protein mà còn chứa nhiều axit amin hơn các thực phẩm động vật. Do đó các người bệnh tim có thể sử dụng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành.
Các vitamin nhóm B có trong nhiều loại thức ăn, trong đó folate hay còn gọi là axit folic (B9) và B6 quan trọng đến nỗi chúng được các chuyên gia tim mạch trên thế giới xếp vào hàng “top ten” của các chất có lợi cho tim mạch. Vitamin B9 và B6 có thể hạ nồng độ homocysteine máu, vì nồng độ chất này trong máu cao có thể gây ra những cơn đau tim. Bởi vậy, ăn những thực phẩm có chứa vitamin B9 và B6 là tốt cho tim mạch. Các thức ăn có nhiều vitamin B9 này là những rau lá xanh, các loại đậu đỗ, nước cam. Vitamin B6 có nhiều trong thịt gà, thịt bò.
Hạn chế ăn các loại thịt, cá xuống còn 150- 200 gam/ngày, ăn không quá 3 quả trứng /tuần và phải ăn cách ngày. Không ăn thịt mỡ, phủ tạng động vật, da của các loại da cầm, thay thế bằng đạm thực vật như đậu tương…, tăng cường ăn rau quả. Tránh các thức ăn nhanh như bánh hamburger, bánh có nhân thịt băm, thịt rán, bánh gatô. Uống sữa đã tách bơ, hạn chế ăn phomat, kem.
Tăng cường vận động
Video đang HOT
Các công trình nghiên cứu cho thấy, trái tim của những người 60 tuổi nếu tập luyện thường xuyên hoạt động như trái tim của người 40 tuổi mà không tập luyện gì. Các bài tập rèn sức bền (đi bộ sức khỏe 5 – 7 buổi/tuần, 30 – 60 phút/buổi chạy sức khỏe 2 – 3 buổi/tuần, 20 – 40 phút/buổi, tập bơi 3 buổi/tuần, tốc độ và thời gian tập tùy sức) sẽ cải thiện tuần hoàn và chuyển hóa của tim (phát triển hệ thống mao mạch, tăng dự trữ glycogen của cơ tim…) giúp bảo vệ tim trước các stress gây thiếu ôxy (căng thẳng thần kinh, hoạt động thể lực căng thẳng…) giảm nhịp tim, giảm huyết áp, tim hoạt động tiết kiệm và hiệu quả trong trạng thái yên tĩnh cùng như khi tập luyện tăng cường chuyển hóa lipid, dẫn đến tăng khối lượng cơ bắp, giảm khối lượng mỡ trong cơ thể, điều chỉnh cân nặng.
Điều chỉnh hành vi: bỏ hút thuốc, hạn chế rượu bia, kiểm soát stress. Hút thuốc có thể làm giảm lượng HDL (cholesterol có ích) tới 15%.
Nếu các biện pháp trên không giúp giảm đáng kể hàm lượng cholesterol máu, thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm thuốc (statin) giảm mỡ máu như: lipitor, mevacor… các thuốc này có tác dụng giảm sản xuất cholesterol ở gan. Ở những bệnh nhân có tăng cao cholesterol máu, kết hợp tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành thì việc dùng loại thuốc này là rất cần thiết để phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Tóm lại, cholesterol rất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên để phòng ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường, mỗi người phải biết kiểm soát hàm lượng cholesterol của cơ thể ở mức an toàn bằng việc điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện rèn sức bền thường xuyên và thay đổi một số hành vi.
Theo SKDS
Viêm tắc động mạch chi dưới, đừng để quá muộn!
Khi có các biểu hiện đau, mỏi cứng ở bắp chân, bắp đùi khi đi bộ thậm chí cả lúc nghỉ ngơi, nhiều người hay nghĩ đó là biểu hiện của tuổi già, hoặc các bệnh cơ xương khớp, đau thần kinh ngoại vi... Nhiều bệnh nhân cũng đã bị chẩn đoán nhầm như vậy mà không nghĩ đến bệnh viêm tắc động mạch chi dưới, đến khi phát hiện được thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Bệnh động mạch chi dưới là tình trạng hẹp/tắc lòng động mạch chậu, đùi, khoeo, cẳng và bàn chân do vữa xơ động mạch hoặc viêm nội mạc động mạch, làm giảm dòng máu nuôi phần chi phía dưới vị trí tổn thương. Bệnh dễ mắc ở những người có các yếu tố nguy cơ như: hút thuốc lá, tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, ít vận động, béo phì...
Dấu hiệu nhận biết
Cần nghĩ đến viêm tắc động mạch chi dưới nếu bệnh nhân có các triệu chứng: đau mỏi và co cứng bắp chân, đùi, hoặc mông khi đi bộ, phải dừng lại, ngồi nghỉ một lúc mới có thể tiếp tục đi được. Hiện tượng đó lặp lại sau một khoảng cách đi bộ nhất định. Khoảng cách đó ngắn dần chứng tỏ bệnh đang tiến triển nặng lên đau bàn, ngón chân liên tục, kể cả khi nghỉ. Bệnh nhân thường mất ngủ, mệt mỏi vì đau chân.
Da chân tái và lạnh loét và hoại tử các ngón chân, có thể cả bàn chân, kèm theo cảm giác đau liên tục, thuốc giảm đau không có tác dụng hoặc bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì nếu bệnh ở giai đoạn sớm. Và thường dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh như đã nói ở trên. Do vậy việc điều trị bệnh thường được bắt đầu ở giai đoạn muộn, khó khăn hơn rất nhiều.
Làm thế nào để chẩn đoán đúng bệnh?
Nếu có triệu chứng như đã mô tả ở trên, bệnh nhân cần đến khám chuyên khoa mạch máu ngoại vi để được chẩn đoán nhanh nhất và chính xác nhất. Cách khám đơn giản nhất mà bất kỳ bác sĩ nào cũng có thể thực hiện được là kiểm tra mạch đập ở các vị trí nếp bẹn, khoeo chân, mu chân và ống gót. Nếu không có mạch đập hoặc yếu hơn bình thường thì có thể nghĩ đến hẹp tắc mạch. Siêu âm mạch máu có thể giúp bệnh nhân biết rõ động mạch bị hẹp tắc ở đâu và mức độ như thế nào, đồng thời có thể cho biết mức độ thiếu máu chi dưới ra sao nhờ đo chênh lệch huyết áp giữa cổ chân và cánh tay.
Hoặc máy chụp cắt lớp hệ động mạch chủ bụng chậu và toàn bộ chi dưới giúp xác định chẩn đoán phương pháp chẩn đoán chính xác nhất và thường được thực hiện cuối cùng để đồng thời có thể can thiệp mở thông mạch máu chi dưới là chụp mạch máu bằng ống thông trên máy chụp kỹ thuật số DSA.
Các phương pháp điều trị
Mục tiêu điều trị cơ bản là mở thông động mạch chậu - chi dưới.
Hai phương pháp mở thông động mạch chậu - chi dưới là: nong - đặt stent động mạch chậu - chi dưới qua da bằng ống thông (can thiệp mạch) và phẫu thuật làm cầu nối động mạch. Chỉ định phương pháp can thiệp hay phẫu thuật được cân nhắc tùy trường hợp cụ thể. Phương pháp can thiệp mạch có nhiều ưu điểm so với phẫu thuật, ngày càng được bệnh nhân chấp nhận nhiều hơn, có thể thực hiện được cho phần lớn bệnh nhân, kể cả các trường hợp bị tổn thương mạch nhỏ ở cẳng chân và bàn chân. Các loại thuốc uống sau can thiệp hoặc phẫu thuật rất quan trọng để duy trì kết quả điều trị, hạn chế bị tắc lại.
Động mạch chi dưới trước và sau can thiệp.
Phương pháp can thiệp động mạch chậu - chi dưới qua da bằng ống thông
Dụng cụ can thiệp động mạch chi dưới là các dây dẫn, ống thông gắn bóng và stent, được đưa đến vị trí tổn thương qua một lỗ chọc kim ở động mạch đùi.
Ống thông gắn bóng được đưa vào vị trí hẹp - tắc của mạch để mở rộng lòng mạch. Tiếp theo, stent kim loại (giá đỡ) gắn trên một ống thông khác được đưa vào để mở rộng lòng mạch về mức bình thường và giữ cho lòng mạch không bị hẹp lại.
Khi lòng mạch được mở thông, dòng máu được phục hồi, các triệu chứng đau, mỏi chân khi đi bộ và đau khi nghỉ do thiếu máu sẽ giảm nhanh chóng và hết hẳn. Các vết loét và hoại tử có cơ hội liền sẹo nhanh. Tuy nhiên phần hoại tử nặng không thể hồi phục được bắt buộc phải cắt bỏ.
Can thiệp mạch chậu - chi dưới có thể có tai biến biến chứng từ nhẹ đến nặng: phản ứng cản quang các mức độ khác nhau, chảy máu vị trí chọc kim, phồng giả động mạch, bóc tách thành động mạch, tắc mạch cấp tính...
Những điều cần chú ý sau đặt stent động mạch chậu - chi dưới
Vị trí chọc động mạch được băng ép chặt để cầm máu, bệnh nhân cần nằm tại giường 6 - 8 giờ. Sau 12 giờ bệnh nhân có thể ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng, có bất thường cần thông báo ngay.
Mở thông động mạch chậu - chi dưới không có nghĩa là bệnh đã khỏi hẳn. Động mạch có thể hẹp/tắc trở lại, hoặc phát sinh tổn thương mới. Cần duy trì kết quả điều trị bằng việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ điều trị, nhằm hạn chế tái hẹp mạch vành và điều trị các yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu... Thay đổi chế độ sinh hoạt như bỏ thuốc lá và các chất kích thích, kiêng mỡ và phủ tạng động vật, hoạt động thể lực tăng dần theo khả năng. Và cuối cùng bệnh nhân cần tái khám đều đặn theo hẹn của bác sĩ.
Theo SKDS
U xơ tuyến tiền liệt - Bệnh lý phổ biến ở đàn ông trung niên Cho đến tuổi từ 45 trở đi thì tuyến tiền liệt (TTL) ngừng phát triển và có hướng tăng sản theo dạng bệnh lý để hình thành gọi là bướu lành TTL. U xơ tuyến tiền liệt (TTL) thường được các bác sĩ niệu khoa viết tắt trong chẩn đoán là BPH, còn được gọi với tên khác như: phì đại TTL hay...