Duy trì định hướng, thúc đẩy hoà giải
Triều Tiên kỷ niệm 70 năm Quốc khánh vào ngày 9.9 trong bối cảnh những chuyện liên quan đến bán đảo Triều Tiên nói chung và quá trình hoà bình, hoà giải giữa Triều Tiên với Mỹ và với Hàn Quốc hiện đang có được một số diễn biến mới rất đáng chú ý.
Lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên cùng tham dự hội nghị thượng đỉnh mang tính lịch sử sau 11 năm chờ đợi. Ảnh CNN
Chúng có ý nghĩa quan trọng ở chỗ tác động khích lệ tất cả các bên liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp kiên định thiện chí và định hướng, tiếp tục nỗ lực thúc đẩy quá trình hoà bình và hoà giải đã được khởi động. Chúng càng thêm quan trọng khi hiện tại đã xuất hiện những thất vọng nhất định về kết quả đạt được cho tới nay và hoài nghi về triển vọng thành công trong tương lai.
Giữa Triều Tiên và Hàn Quốc cho đến nay đã đạt được một vài thành quả cụ thể đáng khích lệ, nhưng bước chuyển mang tính chất cơ bản đủ mức để có thể nói là đã chuyển giai đoạn thì hai bên vẫn chưa có được. Giữa Mỹ và Triều Tiên cũng như vậy, thậm chí nguy cơ tiến trình bị đảo ngược ở đây còn lớn hơn nhiều. Mấu chốt nhất vẫn là các bên chưa đạt được tiến triển cụ thể nào trong hai vấn đề quyết định nhất là phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên và chấm dứt tình trạng chiến tranh, ký kết hiệp ước hoà bình cho bán đảo Triều Tiên.
Trong bối cảnh tình hình như thế, những diễn biến mới có tác động tích cực cần thiết và kịp thời để củng cố tính ổn định và tăng cường tính bền vững của tiến trình hoà bình và hoà giải. Ông Kim Jong-un đã chủ động tranh thủ và khích lệ ông Trump cũng như giúp ông Trump bớt khó xử ở Mỹ bằng cách gửi thư cá nhân và bằng phát biểu công khai thể hiện sự tin tưởng ông Trump, và ngỏ quyết tâm cùng ông Trump xử lý dứt điểm vấn đề phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên trong thời gian nhiệm kỳ cầm quyền đầu tiên của ông Trump ở Mỹ.
Video đang HOT
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ thăm Triều Tiên từ ngày 18.9 tới. Ông Kim Jong-un còn đã nhận lời tới thăm Nga. Tất cả những động thái này đều thể hiện đối thoại chứ không phải đối đầu, hợp tác với nhau chứ không phải căng thẳng với nhau. Triều Tiên và Hàn Quốc xem ra chủ ý dùng việc thúc đẩy quan hệ song phương làm một tác nhân góp phần làm cho tiến trình hoà bình và hoà giải giữa Mỹ và Triều Tiên trở nên không bị đảo ngược, tiến triển với tốc độ có thể chậm nhưng vẫn theo định hướng như đã được thoả thuận giữa Mỹ và Triều Tiên. Nga và Trung Quốc cũng được lôi kéo vào cuộc chứ không bị gạt ra ngoài lề.
Nhìn nhận như thế sẽ thấy là có cơ sở để lạc quan về quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ và Hàn Quốc. Đương nhiên sẽ là ảo tưởng lớn nếu vì thế mà lại cho rằng mọi chuyện rồi đây sẽ dễ dàng và đơn giản. Triều Tiên cả sau cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ sắp tới ở Mỹ vẫn là chuyện rất nhạy cảm và phức tạp về đối nội ở Mỹ và buộc ông Trump vẫn phải vừa thận trọng vừa bản lĩnh. Ông Kim Jong-un đã xác định thời hạn cụ thể cho việc xử lý chuyện phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên, nhưng rõ ràng là giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn tồn tại dai dẳng khác biệt quan điểm khá cơ bản về nội hàm cụ thể của khái niệm “phi hạt nhân hoá”. Và để có được hiệp ước hoà bình thì các bên liên quan còn phải vượt qua không ít trở ngại về pháp lý quốc tế nữa.
NGẠC NGƯ
Theo Laodong
Mỹ cảnh báo Nga về khả năng tấn công Syria nếu Assad dùng vũ khí hóa học
Cảnh báo này được Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đưa ra với người đồng cấp Nga Nikolai Patrushev trong cuộc gặp vài hôm trước tại Geneva.
Ảnh minh họa: Internet
Hãng tin Bloomberg ngày 24/8 dẫn nguồn tin riêng cho biết, Mỹ đã cảnh báo Nga rằng họ sẽ sẵn sàng tấn công Syria một lần nữa nếu Tổng thống Bashar al-Assad cùng chính phủ của ông sử dụng các vũ khí hóa học tại nước này.
Theo các nguồn tin của Bloomberg, cảnh báo trên được Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton chuyển đến người đồng cấp Nga Nikolai Patrushev trong cuộc gặp hôm 23/8 tại Geneva, Thụy Sĩ.
Hãng tin khẳng định Washington "có thông tin rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể sử dụng các vũ khí hóa học khi ông tìm cách chiếm lại một trong những khu vực cuối cùng do phe nổi dậy chiếm giữ tại nước này", ở tỉnh Idlib phía Tây Bắc Syria.
Trong các cuộc trao đổi với Patrushev, ông Bolton cho biết Mỹ sẽ đáp trả bằng hành động quân sự mạnh hơn so với thứ nước này từng sử dụng tại Syria trong quá khứ - vào năm 2017 và 2018.
Các bên cũng đã bàn thảo khả năng rút quân đội Mỹ khỏi căn cứ quân sự ở khu vực biên giới giữa Syria và Iraq, cùng các triển vọng hợp tác với các lực lượng của Nga được triển khai ở gần đó. Theo trang tin nói trên, vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào về vấn đề này.
Ngoài ra, Mỹ cũng bác bỏ đề xuất của Moskva về việc đóng băng áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran theo kế hoạch ổn định tình hình Syria quy mô hơn.
Nhiều tổ chức phi chính phủ, bao gồm White Helmets (Mũ bảo hiểm Trắng), cho rằng một vụ tấn công sử dụng vũ khí hóa học đã diễn ra tại thị trấn Douma, Đông Ghouta hôm 7/4 vừa qua. Bộ Ngoại giao Nga đã chỉ trích cáo buộc này là một câu chuyện bịa đặt, trong khi Bộ Quốc phòng Nga chỉ ra rằng White Helmets "khét tiếng" lan truyền tin tức giả mạo. Ngày 9/4, các quan chức thuộc Trung tâm hòa giải các bên đối lập của Nga tại Syria đã tới Douma nhưng không phát hiện bất kỳ dấu vết vũ khí hóa học nào.
Theo TASS, Mỹ, Anh và Pháp đã mượn tin đồn về vụ việc này làm cái cớ để tiến hành một cuộc không kích đồng loạt nhằm vào Syria mà không có sự phê chuẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc hôm 14/4.
Trước đó, ngày 7/4/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lệnh tấn công căn cứ không quân Shayrat. Cuộc tấn công có sự tham gia của 59 tên lửa tấn công mặt đất Tomahawk diễn ra như sự đáp trả trước cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học tại tỉnh Idlib vào ngày 4/4. Damascus đã bác bỏ các cáo buộc vốn được đưa ra dựa trên thông tin do White Helmets cung cấp.
Phú Bình
Theo baonghean/TASS
Ngoại trưởng Mỹ-Iran "nguội ngắt" giữa bất đồng song phương Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết đến nay ông chưa có cuộc họp nào được lên kế hoạch với các quan chức Mỹ, kể cả với người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo, tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, hãng tin bán chính thức Tasnim đưa tin ngày 11-8. Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif. Ảnh Reuters Khi được hỏi về...