Đứt hậu môn vì thụt bằng ống nhựa tại nhà
Cụ ông 87 tuổi bị táo bón, nằm liệt giường, người chăm sóc thụt tháo sai gây hoại tử hậu môn, nguy kịch tính mạng.
Người nhà cho biết cụ ông phải nằm liệt giường nhiều năm nay do di chứng của bệnh tai biến mạch máu não. Để chăm sóc cho cụ, họ thuê một người chuyên phục vụ.
Khoảng 2 tháng trở lại đây cụ bị táo bón, phải thực hiện thụt tháo thủ công. Người chăm sóc mua một chiếc ống nhựa về thụt rửa cho cụ nhiều lần.
Đêm 8/5, cụ đi ngoài ra nhiều máu, được đưa tới Bệnh viện Hữu nghị để cấp cứu. Bác sĩ Hoàng Việt Dũng, Trưởng khoa Ngoại, cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mạch nhanh, huyết áp tụt, sốc mất máu. Kết quả thăm khám sâu hơn cho thấy cụ bị hoại tử vùng hậu môn, gồm đứt toàn bộ cơ thắt, hoại tử toàn bộ niêm mạc, ống hậu môn, khi soi có vùng hoại tử ở vùng hậu môn-trực tràng. Trước đó, cụ từng phẫu thuật tiền liệt tuyến và dẫn lưu bàng quang, điều trị bệnh đái tháo đường.
Bác sĩ Dũng cho biết cụ ông bị hoại tử hậu môn do nhiều lần bị thụt, tháo bằng dụng cụ không chuyên dụng và sai thao tác nhiều lần. Vì vậy tình trạng bệnh nhân trở nên nghiêm trọng hơn, gây chảy máu. Nếu không được cấp cứu kịp thời, cùng với tuổi cao, bệnh nhân có thể tử vong do chảy máu quá nhiều.
Vì vậy y bác sĩ hồi sức truyền máu cho ông rồi đưa thẳng vào phòng phẫu thuật để rửa sạch ống hậu môn, cắt lọc và khâu cầm máu, tạo hậu môn nhân tạo. Ca mổ diễn ra vào rạng sáng ngày 9/5.
Video đang HOT
Bác sĩ Hoàng Việt Dũng chăm sóc cho cụ ông ngày 11/5. Ảnh: Chi Lê.
Sức khỏe của cụ hôm nay ổn định, có thể giao tiếp với y bác sĩ và hoạt động theo yêu cầu của người nhà.
Trước đó, Bệnh viện Hữu nghị từng cấp cứu cho 6 bệnh nhân cao tuổi mắc táo bón và bị viêm phúc mạc do vỡ đại tràng, tổn thương khoang bụng vì tự ý thụt tháo, đưa vật lạ vào sâu hậu môn. Bốn trong số này đã tử vong.
Vì vậy bác sĩ Dũng khuyến cáo người dân, người cao tuổi và đặc biệt người chăm sóc người cao tuổi không tự ý xử trí tình trạng táo bón tại nhà, tự ý đưa vật lạ vào hậu môn. Người nhà không nên phó mặc việc chăm sóc cho người giúp việc, cần thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của người cao tuổi để có xử trí kịp thời. Trong trường hợp cần thiết, gia đình cần liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn, hướng dẫn hoặc mời nhân viên y tế tới nhà để thực hiện thủ thuật.
"Chạy đua với tử thần": Cứu sống thành công bệnh nhân bị sốc mất máu do u gan vỡ
Sốc mất máu do u gan vỡ nếu không được xử trí ngay, bệnh nhân sẽ bị mất máu ồ ạt trong ổ bụng dẫn đến tử vong chỉ trong thời gian ngắn.
"Nếu không xử trí ngay, bệnh nhân sẽ mất máu ồ ạt, dẫn đến tử vong"
Bệnh nhân Ngô Văn S., 59 tuổi, trú tại Hoàng Mai - Hà Nội mắc ung thư gan, khối u có đường kính 6cm, lồi khỏi mặt dưới gan trái, đã được nút mạch hóa chất cách đây 3 tháng, sức khỏe ổn định. Đến sáng chủ nhật ngày 8/12/2019, bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, hoa mắt chóng mặt, da nhợt nhạt, mạch nhanh 140 lần/phút, huyết áp tụt còn 90/70 mmHg.
Qua siêu âm, các bác sĩ phát hiện có nhiều máu trong ổ bụng bệnh nhân. Kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy, khối u gan kích thước hơn 6cm thâm nhiễm nhu mô gan trái đã vỡ, còn đang có dấu hiệu chảy máu, tạo khối máu tụ lớn khoang hậu cung mạc nối, nhiều dịch máu quanh gan và tiểu khung, chỗ dày nhất 6cm. Bệnh nhân được chẩn đoán sốc mất máu do u gan vỡ, nguy cơ tử vong cao.
Bệnh nhân Ngô Văn S.
BSCKII.Nguyễn Đình Hướng, Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh,Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho biết, bệnh nhân đã hội chẩn cấp cứu và quyết định thực hiện kỹ thuật nút tắc động mạch gan để cầm máu u gan vỡ trên hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA). Các bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê - Hồi sức cấp cứu đã khẩn trương sắp xếp hệ thống và tiến hành thủ thuật nhanh nhất có thể để "chạy đua" với "tử thần".
Bác sĩ Hướng cho biết: "Nếu không được xử trí ngay, bệnh nhân sẽ bị mất máu ồ ạt trong ổ bụng dẫn đến tử vong chỉ trong thời gian ngắn.
Nút mạch gan là chỉ định hàng đầu để xử trí trong trường hợp này nhằm cứu sống bệnh nhân. Kỹ thuật can thiệp nút mạch sẽ bít tắc được mạch máu bị vỡ (nguyên nhân chảy máu), giúp bệnh nhân cầm máu tức thì, tránh nguy cơ tử vong. Hơn nữa, vị trí luồn thiết bị can thiệp kích thước nhỏ như vết tiêm truyền mạch máu, ít gây đau đớn, không để lại sẹo và thời gian hồi phục sức khỏe sau thủ thuật của bệnh nhân nhanh, ít tai biến so với các phương pháp điều trị khác".
Ca phẫu thuật diễn ra trong khoảng 30 phút. Sau khi nút tắc động mạch mạch gan, huyết động của bệnh nhân ổn định ngay. Huyết áp tăng lên 110/70 mmHg, mạch đo được 100 lần/phút. Theo dõi sau 1 tuần, mạch và huyết áp đều ổn định, chụp cắt lớp vi tính kiểm tra lại thấy động mạch gan trái và phải tắc hoàn toàn, khối u không còn tăng sinh mạch, không còn dấu hiệu chảy máu ra ngoài khối u, lượng máu tụ trong ổ bụng đã giảm 50%.
Mang lại nhiều cơ hội mới cho bệnh nhân
Theo BSCKII. Nguyễn Đình Hướng chụp và nút động mạch dưới máy chụp mạch số hóa xóa nền là kỹ thuật hiện đại trong điều trị bệnh lý khối u khi không có chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật hoặc tiến hành trước phẫu thuật để tạo thuận lợi tránh các biến chứng chảy máu trong cuộc mổ cho bệnh nhân, mang lại nhiều cơ hội cứu sống người bệnh ung thư, nhất là ung thư gan.
Đây là kỹ thuật nút mạch cấp cứu tương đối phức tạp, đòi hỏi bác sĩ điện quang can thiệp phải có kinh nghiệm và kĩ năng chuyên sâu, bài bản, trang thiết bị - vật tư y tế hiện đại đầy đủ và đồng bộ sẽ giúp bệnh nhân tránh được ca đại phẫu với thời gian nằm viện điều trị dài ngày, nguy cơ tử vong do mất máu và các biến chứng hậu phẫu. Kỹ thuật này ưu việt hơn rất nhiều so với trước đây, để điều trị u gan vỡ chảy máu cấp ổ bụng, bệnh nhân phải trải qua cuộc đại phẫu nặng nề, mất máu, vết mổ hở gây đau đớn, thời gian nằm viện kéo dài, tai biến trong cuộc mổ cũng như hậu phẫu phức tạp, hay gặp hơn.
Kỹ thuật điện quang can thiệp đã được thực hiện thường quy từ nhiều năm nay tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, áp dụng cho rất nhiều các bệnh lý của các cơ quan bộ phận khác nhau như: u gan, u xơ tử cung, các u máu hàm mặt, các u máu phần mềm, các can thiệp tiết niệu và đường mật... và rất nhiều các bệnh lý khác giúp bệnh nhân tránh được các cuộc đại phẫu nguy hiểm, nâng cao tỉ lệ cứu sống người bệnh, giảm chi phí và thời gian nằm viện.
Trải qua cơn "thập tử nhất sinh", ông Ngô Văn S. chia sẻ: " Lúc vào viện tôi đau bụng quằn quại, cứ nghĩ mình sắp chết đến nơi. Rất may, tôi đã được các bác sĩ đưa đi cấp cứu rất nhanh, kịp thời cứu sống. Giờ sức khỏe tôi đã ổn hơn nhiều, ăn uống tốt rồi".
MT
Theo baodansinh
Dấu hiệu ở mắt cảnh báo đái tháo đường typ 2 Bệnh đái tháo đường typ 2 phát triển do hậu quả của việc sản xuất insulin tuyến tụy bị suy yếu, gây biến chứng cho nhiều bộ phận, cơ quan trong cơ thể. Một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của quá trình này là những thay đổi ở mắt, mà hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường đều không nhận...