Đứt gãy bộ máy tổ chức khuyến nông, không lo bằng đứt gãy giữa khuyến nông với nông dân
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam chia sẻ như vậy tại buổi tổng kết khóa tập huấn nghiệp vụ khuyến nông cộng đồng, tổ chức tại TP.HCM ngày 1/4.
Kiến thức bổ ích từ khóa tập huấn nghiệp vụ khuyến nông cộng đồng
Đây là khóa tập huấn ngắn hạn cho các cán bộ khuyến nông cộng đồng của các tỉnh thành. Buổi tập huấn nhằm phục vụ cho đề án phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn và đề án nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông của Bộ NNPTNT.
Khóa tập huấn có 63 cán bộ khuyến nông tham gia trực tiếp và 80 cán bộ khuyến nông thông qua trực tuyến.
Các khóa tập huấn dài hạn, chuyên sâu sẽ được tổ chức sau đó, gắn liền trực tiếp tại các địa phương tham gia đề án phát triển vùng nguyên liệu.
Buổi tổng kết khóa tập huấn nghiệp vụ khuyến nông cộng đồng tổ chức tại TP.CM ngày 1/4. Ảnh: Nguyên Vỹ
Chia sẻ tại buổi tổng kết, anh Nguyễn Văn Kiên, Quản lý Trạm khuyến nông huyện Ea kar (tỉnh Đăk Lăk) cho biết, đây là khóa học bổ ích.
Thông qua 11 chuyên đề khác nhau, cán bộ khuyến nông nắm bắt rõ hơn kỹ năng, vai trò của mình gắn liền với nhiệm vụ phát triển vùng nguyên liệu, nông nghiệp số, kinh tế tập thể, kinh tế thị trường…
Tổ khuyến nông cộng đồng – “bước ngoặt” mới cho ngành khuyến nông
Nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông cộng đồng sắp tới sẽ rất nặng nề. Anh Kiên cũng cho biết, thông qua khóa học, những gì bị đứt gãy lâu nay trong công tác khuyến nông bộc lộ rõ hơn.
Thực tế ở nhiều tỉnh, nhiều huyện, công tác khuyến nông không còn duy trì được đúng tên gọi “khuyến nông”.
Video đang HOT
Cách đặt tên đơn vị khuyến nông cũng không còn thống nhất, có nơi là Trung tâm dịch vụ kỹ thuật, có nơi lại Trung tâm dịch vụ khuyến nông…
Anh Kiên đề nghị, cần đồng nhất tên gọi để công tác khuyến nông được thông suốt từ trung ương xuống tới tỉnh, huyện và từng cơ sở.
Các cán bộ khuyến nông trao đổi ý kiến với lãnh đạo Bộ NNPTNT. Ảnh: Nguyên Vỹ
Chia sẻ ý kiến này, ông Trần Minh Tâm – cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Long An cho biết, trước đây, trạm khuyến nông của huyện thuộc khuyến nông của tỉnh quản lý.
Sau này, Trạm Khuyến nông của huyện do UBND huyện quản lý. Công việc triển khai từ trên xuống cấp cơ sở gặp nhiều khó khăn.
“Cần thống nhất hệ thống khuyến nông từ cấp tỉnh đến cấp huyện để dễ quản lý và công tác khuyến nông được hiệu quả hơn”, ông Tâm đề nghị.
Khắc phục đứt gãy giữa khuyến nông với nông dân
Giải đáp những vướng mắc này, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, buổi tổng kết hôm nay không phải là hội nghị toàn ngành khuyến nông, nên không bàn về việc tổ chức bộ máy.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam chia sẻ với các cán bộ khuyến nông cộng đồng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Tổ khuyến nông cộng đồng là mô hình thí điểm để các tỉnh thấy rõ hơn sự cần thiết của công tác khuyến nông ở địa phương.
Mục đích của khóa tập huấn để các cán bộ khuyến nông hiểu rõ hơn ngành nghề và nhiệm vụ của mình trong thời gian tới.
Nói cách nào đó, khuyến nông là hình thức thực thi chính sách của nhà nước về nông nghiệp, bằng công tác sư phạm và kỹ năng chuyên môn. Qua đó, cán bộ khuyến nông sẽ cùng đồng hành, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm cho nông dân.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trao giấy chứng nhận cho các cán bộ khuyến nông hoàn thành khóa tập huấn nghiệp vụ khuyến nông cộng đồng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Mục đích cuối cùng là khuyến nông giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp và sự sử dụng đa phương pháp nhằm phát triển ở khu vực nông thôn.
Nghĩa là, công tác khuyến nông cộng đồng sắp tới sẽ không đơn thuần chỉ là chuyển giao, giảng dạy kiến thức trồng trọt, chăn nuôi. Mà cán bộ khuyến nông còn tham gia các lĩnh vực, liên quan đến cả y tế, giáo dục… ở nông thôn.
Từ những nhiệm vụ này, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh: “Sự đứt gãy về tổ chức bộ máy khuyến nông không quan trọng bằng sự đứt gãy giữa cán bộ khuyến nông với nông dân”.
Sắp tới đây, khuyến nông cộng đồng sẽ là 1 trong các chỉ tiêu được bổ sung vào 47 chỉ tiêu thuộc 19 tiêu chí nông thôn mới. Ảnh: Nguyên Vỹ
Việc tham gia khóa tập huấn khuyến nông cộng đồng là để phục vụ cho 2 đề án thí điểm của Bộ NNPTNT.
Và chính các cán bộ trực tiếp tham gia tổ khuyến nông cộng đồng sẽ làm nổi bật vai trò của mình tại thực tiễn địa phương. Từ đó sẽ có những cơ sở cần thiết để tiếp tục góp ý sửa đổi chính sách.
Hiện tại, các cán bộ khuyến nông cho đến lãnh đạo ngành nông nghiệp và lãnh đạo tỉnh cần tiếp tục phát huy các nội dung trong NĐ 83 về công tác khuyến nông.
Cũng theo thứ trưởng Nam, nhiệm vụ của tổ khuyến nông cộng đồng sẽ gắn liền nhiều hơn đến phát triển nông thôn.
Bộ NNPTNT ra mắt Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn tại miền Tây
Sáng 28/3, Bộ NNPTNT tổ chức ra mắt Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL. Văn phòng này có nhiệm vụ đề xuất với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan các cơ chế, chính sách, quản lý, giúp phát triển bền vững vùng ĐBSCL.
Theo đó, trụ sở văn phòng được đặt tại đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu tại lễ ra mắt Văn phòng điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL. Ảnh: Huỳnh Xây
Trước đó, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2020-2025 và giao Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm Trưởng ban. Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo là Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Ban chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng Lê Minh Hoan các cơ chế, chính sách đáp ứng yêu cầu phát triển vùng.
Đồng thời, giúp Bộ trưởng Lê Minh Hoan điều phối, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ trong việc phát triển vùng, tham mưu điều phối các dự án, chương trình của Chính phủ và các tổ chức quốc tế.
Văn phòng điều phối phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL có lãnh đạo là chánh văn phòng nhận nhiệm vụ giúp Ban chỉ đạo, Bộ trưởng Lê Minh Hoan trong việc tổ chức và triển khai thực hiện các nhiệm vụ.
Tham mưu cho Ban chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với địa phương điều phối các nội dung, chương trình theo chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ NNPTNT.
Trụ sở trụ sở Văn phòng điều phối phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL. Ảnh: Huỳnh Xây
Văn phòng điều phối phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL có vai trò tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng về cơ chế, chính sách, kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ có tính chất liên kết vùng và phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
Giúp Ban chỉ đạo điều phối, đôn đốc các hoạt động liên kết vùng và các tiểu vùng sản xuất thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, gia tăng giá trị nông sản, nâng cao thu nhập cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp.
Chưa dừng lại ở đó, Văn phòng điều phối phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL cũng có nhiều nhiệm vụ then chốt như xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng hàng hóa nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ, hệ thống logistic phục vụ nông nghiệp của vùng ĐBSCL.
"Thủ tướng đã phê duyệt chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Như vậy, ngành nông nghiệp cũng phải có chiến lược dài hạn, để giải quyết được những vấn đề nội tại, dịch chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp" - Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin tại buổi lễ.
Bộ trưởng cho rằng, ĐBSCL đang là 13 địa giới hành chính, chưa tích hợp được không gian phát triển kinh tế nông nghiệp. Thời gian qua, chỉ đạo từ trung ương đến địa phương bị phân khúc theo từng lĩnh vực. Từ đó, việc thành lập văn phòng điều phối có nhiệm vụ quan trọng trong việc liên kết vùng và hướng tới việc xây dựng thương hiệu cho cả đồng bằng.
Những cây dứa ra trái có hình thù lạ mắt ở Hậu Giang Để dứa phụng có hình dáng đẹp, ông Lưu Văn Lượm, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang), phải chăm sóc tỉ mỉ từng quả Dứa son có màu sắc đỏ tươi tượng trưng cho sự may mắn, được nhiều gia đình chọn trưng trong dịp Tết Nguyên đán . (Ảnh: Xuân Dự/TTXVN) Dứa hoa là dứa ra đợt quả đầu...