Đứt cáp quang biển AAG: lưu lượng Internet đã được chuyển sang tuyến cáp trên đất liền
Theo đại diện Viettel Mạng lưới, FPT Telecom và NetNam, ngay sau khi xảy ra sự cố đứt cáp quang biển AAG vào 18h ngày 20/12/2013, các ISP này đã sử dụng tuyến cáp đất liền để chuyển tiếp lưu lượng AAG bị ngừng hoạt động, giảm thiểu ảnh hưởng tới khách hàng.
Nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới khách hàng, Viettel Mạng lưới, FPT Telecom và NetNam đều đã triển khai sử dụng tuyến cáp đất liền để bổ sung, chuyển tiếp lưu lượng AAG. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế AAG ( Asia America Gate Way) cho hay, vào hồi 18h01 ngày 20/12/2013, tuyến cáp AAG ở phân đoạn Vũng Tàu – Hong Kong bị đứt. Vị trí gián đoạn cách trạm cập bờ Vũng Tàu khoảng 278 km, khiến lưu lượng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến cáp quang biển này đều bị ảnh hưởng.
Trao đổi với ICTnews vào chiều 21/12, ông Tào Đức Thắng – TGĐ Tổng Công ty Mạng lưới Viettel thuộc Tập đoàn Viettel cho biết, sự cố này đã gây ảnh hưởng cho khoảng 25 – 30% dung lượng của mạng Viettel. Tuyến cáp quang biển bị đứt vào khoảng 18 giờ thì gần như ngay sau đó Viettel đã triển khai việc chuyển sang sử dụng dung lượng dự phòng. Cụ thể, khoảng 20-21h tối 20/12, Viettel đã sử dụng tuyến cáp quang biển Liên Á (IA) để kết nối đường truyền sang Hong Kong. Đồng thời, Viettel cũng đang triển khai để bổ sung thêm khoảng 10 Gbps sang Nhật Bản bằng đường cáp quang trên đất liền. Sau khi đấu xong, dự kiến dung lượng thiếu hụt so với ban đầu của mạng Viettel do ảnh hưởng của sự cố này sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 15%.
Video đang HOT
Ông Tào Đức Thắng cũng cho biết thêm, song song với việc triển khai các giải pháp khắc phục tạm thời nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới các khách hàng sử dụng dịch vụ, Viettel đã liên hệ và đang chờ thông tin từ đơn vị quản lý tuyến cáp quang biển quốc tế AAG để tham gia khắc phục sự cố này.
Còn với Công ty CP NetNam, ông Vũ Thế Bình – Tổng Giám đốc NetNam cho hay, khoảng 30% lưu lượng dịch vụ của NetNam đang chạy qua tuyến cáp quang biển quốc tế AAG, do đó khi tuyến cáp này bị đứt, hoạt động cung cấp dịch vụ của NetNam cũng có bị ảnh hưởng và chủ yếu là các khách hàng tại khu vực phía Nam.
Theo ông Bình, NetNam đã tổ chức ứng cứu, chuyển tiếp lưu lượng dùng tuyến AAG sang dùng lưu lượng dự phòng trên tuyến cáp đất liền trục Bắc – Nam. “Rất may là sự cố đứt cáp xảy ra vào ngày nghỉ, do đó lưu lượng sử dụng trên đường truyền Internet trục Bắc – Nam không cao. Sang tuần tới, tùy tình hình cụ thể, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và triển khai các biện pháp khắc phục sự cố”, ông Bình chia sẻ.
Trước đó, vào sáng 21/12/2013, FPT Telecom cũng đã phát đi thông báo cho hay, ISP này đã sử dụng tuyến cáp đất liền để chuyển tiếp lưu lượng AAG bị ngừng hoạt động nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới khách hàng.
FPT Telecom cũng cho biết, đơn vị đang gấp rút phối hợp chặt chẽ với đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển AAG để cập nhật thông tin tới khách hàng và khôi phục hoàn toàn liên lạc trong thời gian sớm nhất khi tuyến cáp được sửa chữa xong. Đồng thời, FPT Telecom khuyến cáo khách hàng nên sử dụng Internet quốc tế cho các dịch vụ quan trọng của mình, còn những dịch vụ khác nên chuyển sang các hướng trong nước để tối ưu hoá dung lượng truyền tải.
AAG là tuyến cáp quang biển dài hơn 20.000 km được khởi công tháng 4/2007, với tổng vốn đầu tư khoảng 560 triệu USD, bắt đầu từ Malaysia (TM) và kết cuối tại Mỹ (AT&T). Tuyến cáp quang biển AAG có các điểm cập bờ tại Mersing (Malaysia), Changi (Singapore), Sri Racha (Thái Lan), Tungku (Brunei), Vũng Tàu (Việt Nam), Currimao (Philippines), South Lantau (Hong Kong), Guam (Mỹ), Hawaii (Mỹ)… Trong đó, nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km, cập bờ tại Vũng Tàu và chính thức hoạt động từ tháng 11/2009.
Theo ICTnews
VNNIC hợp tác với Nhật Bản phát triển IPv6
Từ năm 2014, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) và Trung tâm Thông tin mạng Nhật Bản (JPNIC) sẽ tiến hành một số hoạt động hợp tác cụ thể trong lĩnh vực quản lý tài nguyên Internet, trong đó hoạt động hợp tác được nhắc đến đầu tiên là thúc đẩy phát triển IPv6.
Bộ TT&TT đang khuyến khích các doanh nghiệp triển khai IPv6 trong bối cảnh địa chỉ IPv4 đã cạn kiệt. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Từ năm 2002, Việt Nam đã chuẩn bị thử nghiệm mạng IPv6, đến năm 2003 đã kết nối thử nghiệm dịch vụ với các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Ngày 6/5/2013, mạng IPv6 quốc gia chính thức khai trương với sự kết nối của VNNIC (hệ thống DNS.vn và VNIX quốc gia) với 5 ISP (gồm Viettel, VNPT, Netnam, FPT Telecom, SPT, VTC), mới đây có thêm SCTV, CMC Telecom, VTN tham gia kết nối song song cả IPv4 và IPv6.
Tuy nhiên, việc triển khai IPv6 trong cộng đồng và các doanh nghiệp phần cứng, phần mềm, nội dung số còn rất hạn chế. Tính đến tháng 10/2013 mới có 20 chủ website, 35 website .vn triển khai IPv6 và 6 nhà sản xuất thiết bị hỗ trợ IPv6 (gồm Viettel R&D, FPT Telecom, VNPT Technology, D-Link, Zyxel, Ruckus Wireless Inc).
Theo chỉ đạo của Bộ TT&TT, VNNIC và các doanh nghiệp liên quan đang "tăng tốc" triển khai IPv6 tại Việt Nam.
Trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây của đoàn công tác VNNIC do Giám đốc Hoàng Minh Cường dẫn đầu, VNNIC đã ký thỏa thuận ghi nhớ hợp tác với JPNIC, trong đó, nội dung hợp tác cụ thể được đề xuất đầu tiên chính là thúc đẩy phát triển IPv6.
Những nội dung chính khác trong thỏa thuận ghi nhớ gồm: tăng cường hợp tác, trao đổi, thảo luận về xây dựng chính sách quản lý tài nguyên tại hai nước và trong khu vực, thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới trong quản lý tài nguyên Internet như RPKI, IPv6, DNSSEC...
Ngay sau lễ ký, VNNIC và JPNIC đã cùng chia sẻ những kinh nghiệm liên quan đến chính sách quản lý và sử dụng tài nguyên Internet, đào tạo nhân lực, triển khai dịch vụ và sản phẩm trên nền IPv6 và thống nhất sẽ hiện thực hóa các chương trình hợp tác trong thời gian tới.
Theo ICTnews
Internet Việt Nam chậm chạp, cư dân mạng than trời Tuyến cáp AAG phân đoạn Vũng Tàu - Hong Kong bị đứt chiều tối qua khiến lưu lượng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam như VNPT, Viettel, FPT Telecom... đều bị ảnh hưởng. Sự cố này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến dân mạng bức xúc. Theo FPT Telecom, vị trí cap quang biên bi đưt...