Đường sa ngã của kiều nữ làm môi giới mại dâm
Né tránh nói trong tay có bao nhiêu cô gái chân dài đi “mua vui” cho các đại gia nhưng Út tiết lộ ngày cao điểm cô ta cũng kiếm được 15 triệu đồng.
Không ngần ngại như nhiều nữ phạm nhân, ngày cuối tháng 8, sau khi diễn tiết mục văn nghệ, Hà Thị Út (22 tuổi ở huyện Văn Lãng, Lạng Sơn) kể lại con đường dẫn phạm tội của mình. Nữ phạm nhân cho rằng kể ra câu chuyện của bản thân sẽ phần nào giúp các bạn cùng trang lứa lười học, đua đòi có được những bài học sâu sắc.
Út nói, cô là thành viên nhỏ tuổi nhất trong gia đình, trên còn có 3 anh trai nhưng đã lập gia đình và đi làm ăn xa. Năm 10 tuổi, sau sự cố tai nạn giao thông, mẹ đã vĩnh viễn ra đi. Ít năm sau, không chịu được cảnh “gà trống nuôi con”, bố cô cũng đi thêm bước nữa. “Lần bố đi lấy vợ, mấy anh em em cũng chẳng ai phản đối gì mà mừng thầm cho ông”, nữ phạm nhân 22 tuổi nói.
Hà Thị Út khi còn khoác áo tù. Ảnh: Hà Anh.
Thiếu thốn tình cảm của mẹ, bố lại mải làm ăn nên học hết lớp 9 Út nghỉ học để theo đám bạn sa vào những cuộc chơi. Khi đang học nghề trang điểm cô dâu, muốn kiếm tiền nhanh, Út đã dấn thân vào những tháng ngày tội lỗi.
Dáng vẻ ưa nhìn, ăn nói hoạt bát, thiếu nữ tuổi 18 năm đó cho hay cô không khó để trong tay những cô gái chân dài thuộc thế hệ 9x. Với các đại gia bỏ tiền ra để đi “mua vui”, Út bảo quen họ ở trong các vũ trường, quán bar.
Né tránh việc sở hữu có trong tay bao nhiêu cô gái chân dài nhưng Út khẳng định: “Anh phải biết các cô gái đó giá trị như thế nào em mới có thể thu về thấp nhất 100 USD, cao nhất 300 USD mỗi một lần họ đi”. Cô gái mang tội Môi giới mại dâm cho hay mức thu nhập tháng không thống kê được nhưng có ngày cao điểm đã bỏ túi 10 – 15 triệu đồng.
Số tiền kiếm được kha khá nhưng sau hơn một năm, nữ phạm nhân này cho hay cũng chẳng để được bao nhiêu vì phải chi tiêu nhiều khoản. “Em nhớ là mình bị bắt ngày 27/5/2011. Án phạt là 40 tháng tù nhưng đến ngày hôm nay khi nhận quyết định đặc xá em đã thụ án được 27 tháng”, Út nhắc những mốc thời gian đáng nhớ trong cuộc đời của mình.
Quãng thời gian cải tạo ở trại tạm giam số 1 (Công an Hà Nội), nữ phạm nhân bảo cha và “bà hai” chưa một lần lên thăm. “Em không trách vì biết rằng ông ấy còn rất thương em. Đến giờ thì em cũng lờ mờ đoán ra được vì sao ông ấy không đến thăm đứa con gái duy nhất này…”, đôi mắt Út ngấn đỏ và bỏ lửng khi nói.
Video đang HOT
Nữ phạm nhân từng tham gia các chương trình “Những ước mơ xanh”, góp mặt tích cực vào các tiết mục văn nghệ của trại… chia sẻ, khi bị công an bắt, người yêu cô đã chủ động nói lời chia tay. Những tháng ngày khó khăn nhất trong trại giam chỉ duy nhất có một khách hàng trung thành của cô đến thăm. “Anh ấy rất giàu và đang sinh sống ở Hà Nội. Hai anh em quý nhau chứ không có tình cảm đặc biệt gì”, Út chia sẻ.
Một nữ quản giáo nơi đây cho hay, không riêng Út, những ngày đầu nhập trại, nhiều nữ phạm nhân khóc khá nhiều. Có phạm người nhà không một lần lên thăm song nhờ tình thương và sự ân cần chỉ bảo của cán bộ quản giáo họ đã vượt qua chính bản thân để tìm đến sự lạc quan, cải tạo tích cực để sớm nhận được sự khoan hồng.
“Một lần em ngồi tù đã thấm thía lắm rồi. Giá như ngày đó em biết nghe lời bố, không mờ mắt trước những đồng tiền nhơ bẩn thì đâu đến nỗi phải chịu cảnh như ngày hôm nay”, nữ phạm nhân tự trách bản thân và hứa khi ra trại sẽ gắng làm lại cuộc đời.
Cô nói, những ngày tới sẽ về quê sống cùng bà sau đó sẽ tiếp tục nghề trang điểm cô dâu. “Có như vậy dưới suối vàng mẹ mới yên lòng”, kiều nữ Út nói với vẻ mặt rạng ngời khi bước chân ra cổng trại tạm giam.
Theo Tri thức
Những hình ảnh cảm động nơi chốn lao tù
Cùng nhau động viên để khi ra trại không tái phạm, giám thị và người từng phạm tội không còn khoảng cách hay những dòng nước mắt của ông bố bà mẹ đã lay động lòng người trong mùa đặc xá năm nay.
5 phạm nhân tiêu biểu ở trại tạm giam số 1 (Công an Hà Nội) được thiếu tướng Vũ Công Hân (Tổng cục 8, Bộ công an) trao quyết định đặc xá dịp Quốc khánh 2/9.
Rũ bỏ bộ quần áo tù, 2 phạm nhân ở trại giam động viên nhau sớm vượt qua những khó khăn để hòa nhập cùng cộng đồng. Họ cũng không quên dặn dò nhau cần tránh xa những vi phạm pháp luật.
Sau 6 tháng ngồi tù vì tội liên quan đến cờ bạc, phạm nhân Nghiêm Văn Đạt ở huyện Từ Liêm, Hà Nội cũng được đặc xá dịp này. Anh đang phấn khởi nhận khoản tiền hỗ trợ đi lại từ phía cán bộ trại tạm giam.
Đại tá Bùi Ngọc Bình, giám thị trại tạm giam số 1 công an Hà Nội bắt tay những người được đặc xá năm nay rồi dặn dò họ cần sớm ổn định cuộc sống. Trên tư cách cá nhân, ông nói, điều quan tâm nhất đó là hòa nhập tái cộng đồng của các phạm nhân ra sao. Vì thế, nơi đây luôn có các lớp thảo luận cùng các chuyên gia tâm lý để phạm nhân vững bước hơn trong cuộc sống.
Dù trời nắng nóng nhưng ngoài cổng trại tạm giam số 1 hàng trăm người vẫn đứng ngóng người thân của mình.
Bé gái 8 tuổi Đỗ Quỳnh An từ xã Hải Bối, huyện Đông Anh sang đây cùng mẹ và các em của mình khá sớm để đón bố là Đỗ Duy Điền phạm tội Đánh bạc. Những bông hoa tươi thắm cũng được bé gái chuẩn bị kĩ để tặng cho người cha của mình.
"Tờ giấy thông hành" để trở thành người được tự do cũng được người đàn ông này trao cho người thân của mình khi vừa bước ra cổng trại.
Thay vì phải mặc bộ quần áo sọc, 2 nữ phạm nhân (bên trái) diện những bộ đồ thời trang để ra gặp người thân của mình chờ sẵn bên ngoài.
Phạm nhân Đỗ Duy Điền ở Đông Anh xúc động khi nhìn thấy vợ và con của mình đến đón.
Cảnh ôm chầm lấy nhau trước cổng trại tạm giam khiến nhiều người cảm thấy vui lây.
Ngày đặc xá, không chỉ người đàn ông đến đón con khóc...
Người phụ nữ với dáng vẻ khắc khổ cũng mừng mừng tủi tủi bật khóc khi nhìn thấy người thân của mình.
Viet Bao.vn ( Theo Tri thức)
Người mẹ buôn ma túy để chiều con nghiện chờ ngày đặc xá Thấy con trai vật vã vì đói thuốc, người mẹ đã đi mua heroin về bán lấy lời cho con sử dụng. Hậu quả, người mẹ nhận bản án 84 tháng tù, còn con trai cũng vào tù sau đó. Hầu hết phạm nhân khi trải qua thời gian cải tạo, học tập lao động tại Trại giam Đồng Sơn (Tổng cục VIII...