Đường phố TPHCM trước nới lỏng giãn cách: Sáng nhộn nhịp, chiều ùn ứ
Nhiều tuyến đường trở nên nhộn nhịp, có nơi ùn tắc nhẹ trong những ngày cuối tháng 9, thời điểm trước khi TPHCM thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội bắt đầu từ 1/10.
TPHCM những ngày cuối tháng 9, trước thời điểm nới lỏng giãn cách xã hội, phương tiện tham gia giao thông trên đường trở nên đông đúc, vào giờ cao điểm nhiều nơi còn xảy ra tình trạng ùn ứ.
Đường Nguyễn Tri Phương (Quận 5) phương tiện nhộn nhịp, không còn cảnh vắng vẻ như những ngày thực hiện Chỉ thị 16 một cách quyết liệt.
Theo ghi nhận, khoảng 8h30, nhiều tuyến đường như: Nguyễn Tri Phương, đường 3 tháng 2 (Quận 10), Hai Bà Trưng, Nguyễn Thị Minh Khai, Cách Mạng Tháng 8 (Quận 3), Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh)… mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn, xe cộ đông đúc trên đường.
Dòng xe xếp hàng dài chờ đèn đỏ trên đường Võ Thị Sáu (Quận 1).
Chị Hoàng Thị Duyên (quận Phú Nhuận) cho biết di chuyển từ nhà đến nơi làm việc ở Quận 3 nhiều chốt chặn đã được tháo dỡ, lượng phương tiện di chuyển trên đường đông đúc.
“Người ra đường đông quá tôi cũng sợ, dịch vẫn còn căng thẳng nên tôi cũng cố gắng ít ra đường hơn nếu không có việc cần thiết. Mỗi lần ra ngoài tôi phải mang kính chống giọt bắn, găng tay, khẩu trang, áo khoác, đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. May cũng có tiêm một mũi vắc xin nên cũng đỡ lo”, chị Duyên nói.
Video đang HOT
9h sáng, trên đường Cách Mạng Tháng 8 mật độ phương tiện tham gia giao thông đông đúc hướng từ quận Tân Bình về các quận trung tâm và chiều ngược lại.
Ngoài các shipper giao hàng hoạt động, hiện TPHCM đã có thêm nhiều nhóm đối tượng được phép ra đường và làm việc trở lại khiến lượng phương tiện càng tăng.
Đường Hai Bà Trưng (đoạn qua địa bàn Quận 1 và Quận 3), lượng xe máy, ôtô đổ ra đường đông hơn so với khoảng một tuần trước.
Sau hơn một tháng thực hiện siết chặt giãn cách (từ 23/8), hiện tại lượng phương tiện lưu thông trên đường TPHCM đã tăng lên nhiều lần.
Trước đó, chiều 28/9, tại khu vực ngã tư Tân Kỳ Tân Quý – Trường Chinh (quận Tân Phú) xe cộ thường xuyên ùn ứ khi vào giờ cao điểm.
Ông Nguyễn Văn Hiển (phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú), cho biết khoảng một tuần nay giao thông khu vực này trở lại đông đúc như ngày thường khi chưa có dịch bệnh.
“Mấy ngày gần đây xe cộ bắt đầu đông đúc, có nhiều lúc ùn ứ kéo dài như thời điểm chưa có dịch. Không biết qua tháng 10 thì sẽ còn đông như thế nào nữa. Thấy người ra đường đông vậy cũng lo lắm, dịch nó lại lan thêm nữa thì khổ”, ông Hiển nói.
Giờ cao điểm trên đường Trường Chinh (quận Tân Phú) mật độ xe cộ di chuyển đông.
Những ngày qua, các rào chắn ở một số tuyến đường, con hẻm tại TPHCM cũng được tháo gỡ khiến việc đi lại của người dân cũng thuận lợi hơn. Dự kiến từ nay đến ngày 30/9 thành phố sẽ thay đổi cách kiểm soát việc người dân đi đường.
Thông tin mới về yêu cầu tiêm vắc xin, xét nghiệm Covid-19 khi đi liên tỉnh
Bộ Y tế khẳng định không yêu cầu xét nghiệm đối với người đã tiêm một mũi vắc xin sau 3 tuần, đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng.
Thông tin trên được nêu rõ trong văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT), góp ý về nội dung dự thảo kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực trong thời gian các địa phương nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Trước đó, trong dự thảo về kế hoạch tổ chức giao thông, Bộ GTVT không nêu nguyên tắc y tế đối với hành khách phải tiêm 2 mũi vắc xin, xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 và có giấy xác nhận đã điều trị khỏi Covid-19 trong vòng 6 tháng...
Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, Bộ GTVT không có chức năng y tế nên không thể nêu quy định y tế trong kế hoạch tổ chức giao thông được. Việc hành khách đi lại phải đáp ứng điều kiện về tiêm vắc xin ra sao, yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 như thế nào cần hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bộ GTVT đang lên kế hoạch tổ chức giao thông đi lại giữa các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội (Ảnh: Quân Đỗ).
Trong văn bản góp ý vừa gửi Bộ GTVT, Bộ Y tế cho biết cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách của Bộ GTVT.
Đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách, Bộ Y tế đề nghị có kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phương án xử lý khi có trường hợp mắc và đảm bảo phòng, chống dịch theo quy định; có cán bộ, bộ phận y tế để phối hợp với y tế địa phương xử trí khi có trường hợp mắc tại nơi làm việc.
Ngoại trừ đường hàng không áp dụng theo văn bản riêng, Bộ Y tế đề nghị cho phép hoạt động phương tiện giao thông công cộng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải tại địa phương, vùng có nguy cơ thấp và trung bình.
Cụ thể, các phương tiện công cộng hoạt động với tần suất dưới hoặc bằng 50% công suất tại địa phương, vùng có nguy cơ cao và dừng hoạt động tại địa phương, vùng có nguy cơ rất cao (trừ xe taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ có vách ngăn với khách, thanh toán điện tử). Phương tiện giao thông công cộng phải được trang bị nước sát khuẩn tay, khẩu trang y tế; phải vệ sinh, khử khuẩn sau mỗi lần phục vụ.
Bộ Y tế cũng nêu rõ, người điều khiển và người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng phải tuân thủ thông điệp 5K, khai báo y tế khi tham gia phục vụ; xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng PCR hoặc test kháng nguyên nhanh khi có ho, sốt, khó thở hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.
Tại địa phương, vùng có nguy cơ trung bình và nguy cơ cao phải xét nghiệm SARS-CoV-2 mỗi tuần một lần.
Tại địa phương, vùng có nguy cơ rất cao, người điều khiển phương tiện taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ phải được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ.
Với hành khách, ngoài việc tuân thủ 5K và khai báo y tế, Bộ Y tế yêu cầu phải xét nghiệm SARS-CoV-2 có kết quả âm tính trong vòng 72 giờ khi tham gia giao thông đường hàng không, đường sắt, hàng hải, ngoại trừ tuyến từ bờ ra đảo và ngược lại.
Đáng chú ý, Bộ Y tế khẳng định không yêu cầu xét nghiệm đối với người đã tiêm một liều vắc xin sau 3 tuần hoặc đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng.
Với bến xe, bến tàu, nhà ga, địa điểm bán vé, trạm dừng nghỉ, Bộ Y tế yêu cầu phải xây dựng các phương án đón trả khách ra vào bến, trạm dừng nghỉ theo đúng quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR.
Khu vực bán vé, phòng chờ và nơi lên, xuống phương tiện bảo đảm giãn cách và các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế; tổ chức điểm xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2; Bố trí phòng khu vực cách ly tạm thời đảm bảo thông thoáng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Thành ủy TP Hồ Chí Minh về chỉ thị nới lỏng giãn cách Chiều 27/9, tại TP Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 đã làm việc với Thành ủy TP Hồ Chí Minh về dự thảo Chỉ thị Điều chỉnh các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và phục hồi kinh...