Đường phố Hà Nội không thích hợp trồng cây Vàng tâm?
Cây Vàng tâm chỉ có thể phát triển tốt ở những nơi có khí hậu mát mẻ (dưới 30 độ C). Đường phố Hà Nội, nhất là những tuyến phố trung tâm mua hè có lúc lên tới 40 độ C, cây Vàng tâm rất khó phát triển, thậm chí còn không tồn tại được…
Đó là nhận định của Tiến sĩ Đặng Văn Hà – Giảng viên bộ môn Lâm nghiệp đô thị, khoa Lâm học (Trường Đại học Lâm nghiệp – Hà Nội) trước việc Hà Nội vừa trồng mới hàng trăm cây Vàng tâm thay thế cho những cây xanh bị chặt hạ.
382 cây Vàng tâm vừa được trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh.
TP Hà Nội đã triển khai trồng khoảng 382 cây Vàng tâm trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh; trong đó 191 cây bên dãy phố đánh số lẻ là sự đóng góp của cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hà Nội, 191 cây bên dãy phố đánh số chẵn là do một ngân hàng đóng góp.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Tiến sĩ Đặng Văn Hà, trồng cây Vàng tâm tại các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội là không phù hợp. Cây rất khó phát triển, thậm chí không tồn tại được.
Tiến sĩ Đặng Văn Hà trao đổi với PV Dân trí
Khó phát triển, thậm chí không thể tồn tại!
Theo Tiến sĩ Hà, cây Vàng tâm chỉ thích hợp trồng ở những nơi thoáng mát, độ ẩm cao, khí hậu mát mẻ, thường phải dưới 30 độ C thì cây mới tồn tại và phát triển được. Cây Vàng tâm nếu trồng làm cảnh quan, người ta thường trồng ở công viên, nơi có không gian thoáng mát; hoặc nếu trồng ở đường phố phải ở những nơi có khí hậu thích hợp như Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng)…
Video đang HOT
Tiến sĩ Hà phân tích: “Cây Vàng tâm ưa nơi có khí hậu thoáng mát, thường dưới 30 độ C và độ ẩm cao, nhưng không được ngập úng. Đường phố trung tâm Hà Nội vào mùa hè, nhiệt độ có chỗ lên đến 40 độ C thì cây làm sao mà phát triển được, nó sẽ cứ còi cọc, thậm chí còn khó tồn tại được. Mặt khác, đường phố Hà Nội vào mùa mưa rất hay ngập úng, cộng với đất dinh dưỡng ít nên Vàng tâm trồng ở đó là không phù hợp. Tôi lấy ví dụ, cây Vàng tâm đã được trồng ở đường vào khu công nghệ cao Láng – Hòa Lạc từ năm 2009, nhưng mấy hôm trước tôi đến, cây vẫn rất còi cọc, mà ở đấy không khí còn thoáng hơn nhiều so với ở trung tâm Hà Nội”.
Tiến sĩ Hà khuyến cáo, nếu tiến hành trồng mới thay thế những cây bị hỏng trên những tuyến phố của Hà Nội, nên trồng những loại cây như Sao đen, Lát hoa, Sấu bởi những cây này có khả năng “chống chọi” tốt với khí hậu, cũng như thổ nhưỡng nghèo dinh dưỡng trên các đường phố.
Cây bị sâu mọt vẫn chữa trị được
Liên quan đến đề án cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh đô thị trên địa bàn Hà Nội, Tiến sĩ Hà cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc làm của TP Hà Nội và cho rằng đề án này đã được triển khai rất vội vàng.
Theo ông, trước khi quyết định “khai tử” 6.700 cây xanh, Hà Nội đáng lẽ nên bàn bạc với các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về cây và các đơn vị khác để có những quyết định đúng đắn, hợp lý hơn; tránh sự phản đối kịch liệt của dư luận như hiện nay.
“Tôi thường nói vui với các em sinh viên của tôi là ở Hà Nội các anh công nhân môi trường chặt cây giỏi, có khi giỏi nhất thế giới (cười). Họ chỉ trong thời gian rất ngắn là làm cho cái cây to vật vã đổ sập xuống. Đề án trên có nói cây sâu mọt sẽ bị chặt bỏ. Tôi thấy rất buồn, cây đã tồn tại hàng chục năm, thậm chí lên tới cả trăm năm nay, phải coi nó là di sản của Thủ đô chứ. Cây bị bệnh thì phải chữa, người ta có cả viện nghiên cứu chữa cây. Cây bị sâu mục, chữa trị được là bình thường, phải cứu lấy cây chứ, trường hợp nào nặng quá mới phải chặt bỏ. Chứ không phải hễ cứ sâu mục là chặt bỏ được!” – Tiến sĩ Hà nói.
Khi cắt cành cây phải bôi phủ 1 lớp nhựa composite để mưa và nấm mốc không xâm nhập được vào cây.
Ông Hà cũng tỏ ra rất quan ngại về kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa cành cây của công nhân cây xanh, bởi họ làm chưa thực sự đúng kỹ thuật. Cắt tỉa cành cũng cần được tính toán để cây còn phát triển được. Khi cắt tỉa cành xong cần bôi phủ 1 lớp nhựa composite tại vị trí vết cắt để tránh nước mưa, nấm mốc xâm nhập vào thân cây, làm cây bị mục ruỗng dẫn đến đổ khi gặp thời tiết xấu.
Nói về giá trị gỗ của những cây xà cừ có niên đại nhiều năm, Tiến sĩ Hà cho biết thêm: “Gỗ cây xà cừ có niên đại hàng chục năm như ở Hà Nội rất có giá trị, tôi không phải là dân thương mại nên không định được giá chính xác. Nhưng đối với những cây cổ thụ như vậy, ngoài giá trị về gỗ (giá trị trực tiếp) thì giá trị gián tiếp có thể lên đến 20-30% nữa, đó là những giá trì về cảnh quan, môi trường, di sản… Đối với cây xanh trồng ở trong rừng, giá trị gỗ chỉ là 30%, còn lại 70% là giá trị về môi trường”.
Cũng theo quan điểm của ông, nếu TP Hà Nội muốn thực hiện thay thế những cây “không đúng chủng loại đô thị” thì cần tính toán thêm; phải làm từ từ, trồng xen kẽ, đợi cây con lớn lên rồi mới đánh chuyển cây cần thay thế. Nếu ồ ạt thực hiện thay thế 6.700 cây như đề án trên, Hà Nội sẽ rất “tan hoang”.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
"Chặt hạ 6.700 cây xanh là đúng nhưng cần triển khai từ từ"
Đây là lời phát biểu của nhà báo Nguyễn Việt Chiến bên lề cuộc họp về việc thực hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra chiều ngày 20/03/2015.
Những ngày qua, tại một số con phố của Hà Nội đã triển khai việc chặt hạ cây xanhnhằm thay thế cây mới phù hợp với cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, việc làm "nóng vội" này của UBND Thành phố đã gây nne làn sóng phản đối trong dư luận.
Điều đáng nói, trước khi thực hiện Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn, phía UBND thành phố Hà Nội chưa thông qua ý kiến của nhân dân nên khi triển khai gặp nhiều vướng mắc. Đa số người dân không đồng tình ủng hộ quyết định trên của UBND Thành phố.
Cây xanh bị chặt hạ thu hút ánh nhìn người đi đường.
Khi bức xúc của người dân về việc chặt cây xanh ở các con phố có tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chưa lắng xuống thì mới đây, việc UBND thành phố Hà Nội tổ chức chặt hạ 6.700 cây xanh như "giọt nước tràn ly" khiến dư luận dậy sóng.
Bác Lâm Quốc Huy (65 tuổi, Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi hết sức ngỡ ngàng và cảm thấy tiếc nuối, xót xa khi chứng kiến hàng cây hai bên đường bị chặt hạ. Bởi lẽ, mất đi hàng cây đó, tôi như mất đi một phần tuổi thơ của mình.
Bên cạnh đó, một số người dân bất chấp mạo hiểm đã "cố thủ" trên cây để ngăn việc chặt hạ. Không chỉ vậy, hàng loạt các Fanpage, diễn đàn những ngày qua cũng xôn xao về chủ đề này. Hầu hết mọi người đều phản đối việc chặt cây từ phía UBND thành phố Hà Nội.
Trước áp lực dư luận, chiều ngày 20/03/2015 Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Quốc Hùng đã chủ trì cuộc họp về cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố.
Trao đổi với phóng viên bên lề cuộc họp, nhà báo Nguyễn Việt Chiến chia sẻ quan điểm: "Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo dừng chặt hạ cây xanh là kịp thời khi mà bức xúc trong dư luận xã hội về việc này tăng cao sau khi Thành phố tiến hành chặt hạ 500 cây xanh tại một số tuyến phố.
Điều quan trọng là UBND Thành phố đã rút kinh nghiệm từ việc triển khai đề án mà không thông tin kịp thời đến người dân. Chính điều này gây ra một số khó khăn trong công tác chặt hạ cây xanh. Phía UBND Thành phố cũng nhận thiếu sót và thiếu sót này lỗi lớn là ở các cơ quan tham mưu của Thành phố".
Cũng theo ông Chiến: "Việc triển khai dự án chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh đáng lẽ UBND Thành phố và các cơ quan tham mưu nên có đề án đánh giá tác động ảnh hưởng đến môi trường từ việc chặt cây xanh. Bởi vì, việc chặt cây với số lượng lớn như vậy khiến cho thành phố dần mất đi không khí trong lành. Việc xã hội hóa cây xanh là bước tiến quan trọng.
Nhà báo Nguyễn Việt Chiến bày tỏ quan điểm trước báo giới.
Chúng ta nên triển khai việc trồng cây xanh ở những đường phố mới như vậy để vài chục năm nữa Hà Nội sẽ là thành phố cây xanh.
Mặt khác, trước khi triển khai cần có đề tài nghiên cứu, đánh giá những tác động của việc chặt cây xanh đến thành phố Hà Nội. Bởi vì, đối với đô thị cổ Hà Nội cây xanh trở thành biểu tượng. Việc triển khai chặt hạ, thay thế cây xanh là cần thiết nhưng không được nóng vội. Việc chặt hạ là đúng nhưng cần triển khai từ từ đề tránh việc dư luận nổi sóng.
Vấn đề đặt ra nữa là cần có nghiên cứu về tác động dư luận xã hội. Nếu không sẽ gây phản ứng rất lớn từ dư luận xã hội", ông Chiến nhấn mạnh.
Quang Chiến
Theo_Người Đưa Tin
Hà Nội đốn hạ 6.700 cây xanh: "Người dân có quyền được biết" Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh trên nhiều tuyến phố khiến nhiều người không khỏi xót xa, tiếc nuối. Lãng phí, vội vàng là những cụm từ người dân nói về kế hoạch này. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với TS - KTS Đào Ngọc...