Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài sẵn sàng thông xe, khiến giá trị bất động sản Starlake Tây Hồ tây ngày càng trở nên sôi động
Việc một dự án vốn đã hút nhà đầu tư bởi vị trí đẹp, tiện ích đủ đầy, đảm bảo khả năng sinh lời nhưng vẫn vừa tầm tài chính như Starlake, nay lại gần như hoàn thiện và sẵn sàng thông xe tuyến đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài càng khiến cho dự án này trở thành sản phẩm đắt giá của thị trường bất động sản Tây Hồ Tây.
Tổng quan thị trường bất động sản Starlake Tây Hồ Tây
Theo chủ trương của thành phố Hà Nội, đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Tây Hồ Tây dự kiến sẽ là nơi đặt trụ sở của tám bộ, ngành di dời về, dự báo sẽ trở thành trung tâm hành chính mới. Đây là một trong những lý do khiến thị trường bất động sản khu vực này cũng ngày càng phát triển đồng bộ và mạnh mẽ.
Cơ sở hạ tầng cải thiện cùng sự gia tăng các dự án nhà ở và khai thông hai tuyến đường lớn: đường nối Võ Chí Công – Phạm Văn Đồng; đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài kết nối khu vực Cầu Giấy về hướng ngoại giao đoàn, đi qua khu đô thị Starlake… đang là những yếu tố khiến bất động sản nơi đây trở nên hút nhà đầu tư. Điều này cũng giúp liên kết vùng của các cư dân Tây Hồ Tây được rút ngắn, đồng thời là “đòn bẩy” giúp gia tăng nhiều lần giá trị của các dự án bất động sản nơi đây, đưa Tây Hồ Tây trở thành một trong những điểm đến thu hút giới thượng lưu và hàng loạt vị khách quốc tế.
Tuy nhiên, trước một thị trường đa dạng như vậy, việc tìm một dự án tốt để đầu tư vẫn luôn là một bài toán khó đòi hỏi nhà đầu tư cần thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng, nhất là khi giá bất động sản khu vực này ngày càng thăng hạng.
Starlake và gói chương trình khuyến mãi cho cư dân – Lợi ích nhân đôi
Là dự án chung cư đầu tiên tại Hà Nội được “nhào nặn” bởi Tập đoàn Daewoo E&C – chủ đầu tư, xây dựng hàng đầu Hàn Quốc với gần 50 năm kinh nghiệm và thiết kế bởi Heerim – đơn vị có tiếng trong ngành địa ốc xứ Hàn, Tổ hợp Chung cư cao cấp với 603 căn hộ cao cấp từ 2 – 4 phòng ngủ/căn, diện tích rộng rãi từ 91,25 – 154,54m2 – Starlake đang là cái tên “được lòng” rất nhiều nhà đầu tư thời điểm hiện tại.
Video đang HOT
Sức hút ấy của Starlake không chỉ đến từ những yếu tố như: vị trí đẹp (được đầu tư và xây dựng ngay trong khu đất tiềm năng cuối cùng của thủ đô với tỷ lệ xây dựng chỉ 31.5%); tiện ích đủ đầy (công viên cây xanh, trường học quốc tế, khách sạn thượng lưu, văn phòng đẳng cấp, spa, nhà hàng, thể thao, giải trí…) mà còn đến từ chính sách bán hàng mới đầy hấp dẫn và bất ngờ.
Với chính sách mới, khách hàng chỉ phải thanh toán trước 10% giá trị căn hộ để ký hợp đồng và 30% tiếp theo sẽ được chủ đầu tư hỗ trợ lãi vay đến tận trước thời điểm nhận nhà (30.10.2020), phần còn lại sẽ chia làm 2 đợt: 55% khi nhận nhà và 5% khi sổ đỏ trao tay. (chi tiết xin vui lòng liên hệ với phòng bán hàng dự án Starlake Tây Hồ Tây)
Không chỉ với chính sách bán hàng linh hoạt và tiến độ thanh toán hấp dẫn, Starlake còn cam kết giữ đúng tiến độ thi công, dự kiến bàn giao đúng hạn vào ngày 30/10/2020 với sự bảo lãnh ngân hàng của BIDV và Shinhanbank cho từng khách mua.
Việc một dự án vốn đã hút nhà đầu tư bởi vị trí đẹp, tiện ích đủ đầy, đảm bảo khả năng sinh lời nhưng vẫn vừa tầm tài chính như Starlake, nay lại tung ra chính sách bán hàng đầy bất ngờ cùng cam kết bàn giao nhà đúng thời hạn vừa thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của các nhà đầu tư, vừa khẳng định vị thế và uy tín của chủ đầu tư nói chung và dự án nói riêng trên bản đồ bất động sản Tây Hồ Tây, Hà Nội.
Ánh Dương
Theo Trí thức trẻ
TP.HCM vào cuộc khơi thông thị trường bất động sản
UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ngành thuộc khối đô thị sớm hoàn chỉnh kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2019.
Trong đó, TP.HCM chỉ đạo 24 quận, huyện và nhiều cơ quan liên quan tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào chương trình điều hành, quản lý; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết mọi thủ tục liên quan đến vấn đề đô thị cho người dân và doanh nghiệp. Sở Xây dựng sẽ ứng dụng công nghệ thông tin để công khai tiến độ thực hiện các dự án bất động sản trên địa bàn TP.HCM.
Riêng Sở Quy hoạch - Kiến trúc được giao tiếp tục rà soát chất lượng các đồ án quy hoạch, những khu vực chậm triển khai thực hiện, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, quyền, lợi ích chính đáng của người dân để điều chỉnh cho phù hợp; tiếp tục hướng dẫn quận, huyện trong công tác tách thửa đất.
Sở Tài nguyên và Môi trường được giao xây dựng cơ chế tài chính, tạo nguồn thu từ quỹ đất cho thành phố; rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tiến độ thực hiện các dự án; hoàn chỉnh Kế hoạch tổ chức Hội nghị thông qua Đề án phòng, chống khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ và vùng giáp ranh TP.HCM.
UBND TP.HCM chấp thuận cho Sở Xây dựng thực hiện theo phương thức đặt hàng đối với toàn bộ khối lượng thực hiện thuộc lĩnh vực thoát nước đô thị, chiếu sáng và công viên cây xanh do Sở Xây dựng quản lý. Sau khi hoàn thiện bộ máy, Sở sẽ tố chức đấu thầu cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích do lĩnh vực Sở phụ trách.
Sở này cũng được phép thành lập Trung tâm Quản lý hạ tầng, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở để đại diện UBND TP.HCM làm chủ sở hữu các công trình thoát nước đô thị, công viên cây xanh và chiếu sáng công cộng từ Sở Giao thông vận tải và Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM chuyển sang.
Sở Xây dựng cũng được giao xây dựng hoàn chỉnh bản đồ ngập TP.HCM; tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình di dời các hộ dân sống trên và ven kênh rạch, Chương trình cải tạo, xây dựng mới các chung cư cũ, Chương trình xây dựng 20.000 căn hộ nhà ở xã hội.
Ngoài ra, UBND TP.HCM sẽ ban hành nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM gắn với quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 trong thời gian chờ Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh đồ án quy hoạch chung xây dựng TP.HCM; xem xét, quyết định việc áp dụng suất vốn đầu tư xây dựng công trình để tính bồi thường, hỗ trợ về nhà, công trình, vật kiến trúc; xem xét việc áp dụng cơ chế đối với từng dự án giao thông trọng điểm.
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp bất động sản trong quá trình hoạt động, UBND TP.HCM vừa cho biết sẽ họp giao ban hàng quý với Hiệp hội Bất động sản TP.HCM để xem xét hướng xử lý.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM được giao hệ thống lại các vướng mắc chung của các doanh nghiệp về đất đai, cấp giấy, tiền sử dụng đất, ký quỹ, tách thửa, cổ phần hóa; đồng thời nhận diện các doanh nghiệp bất động sản hoạt động không lành mạnh để ngăn chặn, tránh làm ảnh hưởng chung đến môi trường đầu tư của TP.HCM.
Sở Tài nguyên và Môi trường còn được giao giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến sẽ chủ trì họp giao ban hàng quý để tháo gỡ ngay các vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động.
Mới đây, hàng loạt khó khăn về thủ tục, pháp luật quy định đến đầu tư - kinh doanh dự án nhà ở được các doanh nghiệp phản ánh tại cuộc họp giữa Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong và các sở, ngành TP.HCM với hơn 200 doanh nghiệp đầu tư - kinh doanh bất động sản trong và ngoài nước trên địa bàn thành phố.
Ngay tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM, Nguyễn Thành Phong đã chỉ đạo các sở ngành liên quan giải quyết ngay cho doanh nghiệp một số những vướng mắc có thể giải quyết ngay. Lãnh đạo TP.HCM cũng khẳng định rằng những vấn đề thuộc thẩm quyền của TP.HCM sẽ giải quyết ngay. Đối với các vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương, UBND TP.HCM sẽ kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương hướng giải quyết.
Cụ thể, về khó khăn để được công nhận chủ đầu tư dự án doanh nghiệp phải có 100% đất ở hợp pháp, TP.HCM sẽ phân ra các loại, nếu dự án đã có 100% đất ở do doanh nghiệp đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, Sở Xây dựng sẽ giải quyết hồ sơ xem xét công nhận chủ đầu tư. Các dự án chưa phải là 100% đất ở, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thụ lý xem xét, nếu dự án thực hiện bằng ngân sách nhà nước sẽ thực hiện theo quy định đầu tư công.
Về các điểm nghẽn trong giải phóng mặt bằng, Sở Tai nguyên - Môi trường TP.HCM cho biết, các dự án đã lựa chọn chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư đã được UBND cấp có thẩm quyền cho phép thỏa thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trước ngày 1/7/2014, nhưng chủ đầu tư chưa thỏa thuận hết toàn bộ diện tích đất của người sử dụng đất trong phạm vi dự án, UBND cấp tỉnh tổng hợp vào danh mục dự án cần thu hồi đất, trình HĐND cùng cấp thông qua, trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất đối với diện tích đất chưa thỏa thuận được để giao đất, cho thuê đất đối với chủ đầu tư.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Đất nền Phố Nối gia tăng giá trị sau khi có thông tin đầu tư hạ tầng giao thông Theo trang tỉnh Sở giao thông Hưng Yên, giai đoạn I thuộc Tỉnh lộ 382C sẽ hoàn thiện và đưa vào sử dụng muộn nhất là năm 2020. Đường 382C đấu nối tỉnh lộ 382 cũ tại xã Thanh Long, Yên Mỹ (Hưng Yên), điểm cuối giao cắt với đường 392 thuộc tỉnh Hưng Yên. Đây là tuyến đường dân sinh có ý...