“Đường lưỡi bò chỉ là cái cùm lớn đeo vào cổ TQ”
Liên quan đến những căng thẳng xảy ra ở Biển Đông trong thời gian qua, nhiều học giả nổi tiếng trên thế giới đã đưa ra những bình luận, trong đó chỉ trích Trung Quốc đã có những hành động sai lầm làm gia tăng căng thẳng ở khu vực.
Đảo Phan Vinh A thuộc quần đảo Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa). (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore, Giáo sư Kishore Mahbubani, đã phê phán Trung Quốc “bắt đầu có những sai lầm nghiêm trọng”, thể hiện qua hội nghị ASEAN ở Campuchia. Theo ông, việc làm của Bắc Kinh đã làm nước này mất 20 năm gây dựng thiện chí với ASEAN.
Đáng chú ý, Giáo sư Mabubani cho rằng việc Trung Quốc năm 2009 gửi Công hàm lên Liên hợp quốc để đưa ra yêu sách đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) là hành động không khôn ngoan vì Bắc Kinh sẽ gặp khó khăn trong việc biện hộ cho yêu sách của mình theo luật quốc tế.
Giáo sư Mahbubani còn nhận định rằng đường chín đoạn (đường lưỡi bò) có thể sẽ chỉ là cái cùm lớn đeo vào cổ Trung Quốc.
Căng thẳng ở Biển Đông cũng khiến cho giới phân tích quan ngại về nguy cơ gây ra những tác động có tính chất toàn cầu. Tiến sĩ Michael Wesley, Giám đốc Viện Chính sách Quốc tế Lowy ở Sydney, Australia cho rằng những bất đồng về chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông leo thang đang khiến nhiều người e ngại nguy cơ một cuộc xung đột có thể bùng nổ trong khu vực.
Video đang HOT
Ông nhận định là một khu vực trọng yếu cho hoạt động hàng hải quốc tế, Biển Đông chiếm đến 1/3 khối lượng hàng hóa chuyên chở bằng đường biển trên toàn thế giới, chính vì vậy cần phải nỗ lực hơn nữa để tìm ra một giải pháp thỏa hiệp cho cuộc khủng hoảng này.
Ông cho rằng ASEAN đang tiếp tục tìm kiếm những ý tưởng mới đề giải quyết vụ tranh chấp này, đồng thời kêu gọi Australia cùng tham gia các nỗ lực để tìm ra một thỏa hiệp về vấn đề Biển Đông. Ông cho rằng Australia có những quyền lợi lớn ở Biển Đông vì khoảng 54% lượng giao dịch thương mại Australia đi qua khu vực này./.
Theo TTXVN
Độc chiêu chống "bão giá" của sinh viên
Sống trong bóng tối để tiết kiệm điện, đi chợ từ lúc trời chưa kịp sáng, ở ghép nhiều người, góp gạo thổi cơm chung...là những chiêu chống "bão giá" của sinh viên.
Chịu cảnh sống trong bóng tối
Đối mặt với giá cả ngày càng leo thang, tiền điện, tiền nước, tiền nhà... tăng chóng mặt, sinh viên đã nghĩ ra nhiều cách để sống chung với "bão giá". Tắt điện những lúc không cần thiết cũng là một cách để cắt giảm chi phí sinh hoạt.
"Góp gạo thổi cơm chung" là cách nhiều sinh viên lựa chọn để tiết kiệm chi phí sinh hoạt (Ảnh Vietbao)
Quen kiểu "thức đêm ngủ ngày" nên phòng trọ của Việt Hưng (ĐH Giao thông vận tải Hà Nội) lúc nào cũng đỏ điện đến tận 2, 3 giờ sáng. Nhưng từ khi xăng tăng giá, bà chủ nhà tăng tiền điện lên 4000 đồng/số Hưng thức đêm nhưng không còn dám giăng điện sáng trưng như trước nữa.
Hưng chia sẻ: "Xăng tăng, điện tăng, cái gì cũng tăng, tháng cũng mất đến 300 ngàn tiền điện. Mình làm bài trên máy tính nên không thể hạn chế sử dụng máy tính được đành tắt bớt đèn đi thôi. Vừa mua thêm cái bóng đèn USB cắm vào laptop, làm việc khuya đỡ tốn điện, chứ dùng tẹt ga như trước thì có ngày vỡ nợ".
Qua tìm hiểu của PV, rất nhiều khu trọ trên địa bàn Hà Nội đã tăng giá điện lên 4.000 - 5.000 đồng/số. Để tiết kiệm chi phí, nhiều bạn mua thêm bóng đèn công suất thấp để sử dụng, hạn chế sử dụng các thiết bị "ăn điện" như máy tính, loa đài.
Thanh Hà (Đại học sư phạm Hà Nội) tâm sự: "Ngày trước cứ về đến nhà là lên Facebook, Zingme từ chiều đến đêm. Nhưng bây giờ thì phải hạn chế dùng máy tính, chỉ khi nào cầnlàm bài tập thì mới dám mở máy thôi".
Ăn chung ở ghép
Không chỉ tiết kiệm tiền ăn mà sinh viên còn tiết kiệm tiền phòng trọ bằng cách ở ghép nhiều người. Giá phòng trọ trên địa bàn Hà Nội cũng đã tăng theo giá xăng dầu, trung bình 700-800 ngàn đồng/phòng không khép kín, phòng khép kín có giá tầm 1,2 - 1,8 triệu đồng/phòng.
Rất nhiều sinh viên chịu cảnh chen chúc 3, 4 người trong một căn phòng 16, 17m2 để tiết kiệm chi phí nhà ở.
Thu Quỳnh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: "Trước phòng mình có 1,2 triệu thôi, mình với 1 bạn nữa ở. Sau Tết vừa tăng lên 1,4 thì vẫn chịu được. Giờ tăng lên 1,6 triệu đành phải rủ thêm người nữa ở cùng. Ở chật một chút còn hơn phải bớt tiền ăn".
Trước đây, mỗi khi hết tiền, thì mì tôm là sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên. Nhưng đó là thời mà mỗi gói mì chỉ có giá 1.500 đến 2.000 đồng/gói. Còn bây giờ mì gói cũng đã leo thang lên 4.000, 5.000 đồng/gói, cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí là "góp gạo thổi cơm chung".
"Bố mẹ mình gửi gạo từ quê ra nên không mất tiền mua gạo. Ba bốn đứa đóng tiền mua thức ăn nấu chung tiết kiệm hơn rất nhiều, cả dầu mỡ, mắm muối nữa. Tính ra mỗi tháng cũng bớt được khoảng 200-300 ngàn tiền ăn so với nấu một mình", Hà Thu (CĐ Môi trường Hà Nội) chia sẻ.
Đi chợ từ tờ mờ sáng
Dạo quanh một vòng các khu chợ đầu mối buổi sớm như: Long Biên, Ngã Tư Sở, Dịch Vọng Hậu... mới thấy nhiều sinh viên chịu khó dậy sớm để mua được thực phẩm với giá rẻ.
Chịu khó dậy sớm đi chợ đầu mối để tránh cảnh "chặt chém" ở chợ cóc gần nhà (Ảnh VietNamNet)
Theo ghi nhận của PV, người đến mua lẻ tại chợ Dịch Vọng không chỉ có người dân ở xung quanh chợ mà có cả những người cách chợ 3-4 km. Đông đảo trong số này là sinh viên trọ tại các khu vực gần chợ như Xuân Thủy, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Phong Sắc.
"Mua ở chợ lẻ gần nhà, cà chua lên 20 nghìn đồng/kg, bắp cải 7 nghìn đồng/kg, su hào 5 nghìn đồng/củ. Trong khi đó, chợ Dịch Vọng, cà chua chỉ 7 nghìn đồng/kg, bắp cải 4 nghìn đồng/kg, su hào 2 nghìn/củ. Từ ngày giá cả leo thang, chúng mình không dám đi chợ cóc gần nhà nữa.
Mấy đứa cùng xóm trọ rủ nhau dậy sớm đi chợ Dịch Vọng cho rẻ. Mỗi thứ bớt một tí nhưng tính ra cũng tiết kiệm được kha khá đấy. Vẫn số rau như thế nhưng mua chợ lẻ mình phải mất 25.000 thì chợ Dịch Vọng tầm 12-15.000 thôi", Phương Nga (ĐH Sư phạm Hà Nội) chia sẻ.
Giá cả càng leo thang, cuộc sống sinh viên càng khó khăn hơn. Nhưng trong cái khó ló cái khôn, càng lúc khó khăn sinh viên càng có nhiều ý tưởng
độc đáo để sống chung với "bão giá".
Theo Vietnamnet
'Méo mặt' vì hoa cài, quả cấy dịp Tết Càng về thời điểm cuối năm, thị trường hoa tươi, hoa cảnh, cây cảnh càng sôi động, giá bán "leo thang" từng ngày. Đây cũng là dịp NTD dễ bị lạc vào ma trận hàng giả, mất tiền nhưng chỉ biết "ngậm quả đắng" vì những chiêu lừa tinh vi "hoa cài, quả cắm". "Ngậm quả đắng" với hoa cài, quả cắm Những...