Đường đời chông chênh của cô bé nghèo xa cha mẹ
Bị nhà nội chối bỏ khi mới tượng hình trong bụng mẹ, cô bé ra đời và sống dựa vào bà ngoại, ngần ấy năm bền bỉ với hành trình đến trường để bước tới hôm nay vừa trở thành tân sinh viên.
Diễm Qùynh thuê trọ gần trường để tiện vừa đi học vừa đi làm thêm – Ảnh: B.D.
Những ngày cuối tháng 10, sau hơn một tháng nhập học, cô sinh viên Nguyễn Vy Diễm Qùynh tìm đến các hàng quán ven Trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông Việt – Hàn (Đà Nẵng) kiếm việc làm thêm.
“Tiền ăn trưa và tối mỗi ngày 30.000 đồng, bữa sáng không dám ăn vì sợ chóng hết tiền lại phải xin ngoại” – Qùynh cúi mặt, nói lí nhí.
Đi làm được trả mấy trăm ngàn là phải quần quật từ sáng tới tối, mà đâu phải ngày nào cũng được vậy. Mình thèm được học, ra trường và đi làm. Nếu lúc trước chọn bỏ học thì giờ chắc mình đang bán bánh ngoài chợ. NGUYỄN VY DIỄM QUỲNH
Ngoại là ba, cũng là mẹ
Qùynh dáng nhỏ người nhưng khá chững chạc và đầy nghị lực dù mới bước vào đời sinh viên. Khu trọ Qùynh ở là dãy nhà cấp 4 ẩm mốc, chật bưng, nằm kế bên trường bạn theo học.
Cô bé là kết quả của cuộc tình giữa mẹ với một quân nhân, nhưng gia đình nội chối bỏ. Khi con gái lên 4 tuổi, mẹ Qùynh nuốt nước mắt gửi con lại cho bà ngoại rồi xuôi vào Nam làm công nhân.
Qùynh có khuôn mặt sáng với nước da trắng, nhưng đôi mắt ướt dễ làm người khác mủi lòng. Cô sinh viên ấy cân nặng 43kg, sống với ngoại từ nhỏ trong cái làng quê nghèo xã Bình Minh, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi).
Bà ngoại nhận quần áo cũ về may vá để nuôi cháu lớn khôn. Ngày trước, quần áo người dân gửi sửa nhiều nên bà cháu cũng đỡ nhưng càng ngày càng vắng khách, vì sắm đồ mới có khi còn rẻ hơn đi sửa. Hai bà cháu có khi chỉ ăn cơm trắng, cả tháng không có miếng thịt cá nào.
Video đang HOT
Cô tân sinh viên kể từ năm 4 tuổi tới nay đã không có cảm giác được mẹ ôm ấp, vỗ về. Mẹ đi làm công nhân ở Sài Gòn, có giai đoạn quá khó khăn đến mức bặt tăm, 2-3 năm mới liên lạc về nhà.
Mỗi lần như thế, bạn cũng cố dò tìm mẹ nhưng không có đầu mối nào. Mãi cho tới khi mẹ gọi về mới biết mẹ đau yếu, làm không dư được gì nên chọn cách im lặng tự chịu đựng để ở quê thôi lo lắng.
Làm thêm để phụ mẹ nuôi em
“Ba có bao giờ liên lạc với em không?”. Nhận câu hỏi, Qùynh cắn móng tay, im lặng rồi nước mắt lăn dài trên gò má.
“Hồi nhỏ em không biết, chỉ nghe bà và mẹ bảo rằng ba là quân nhân. Ba mẹ quen nhau, xác định cưới nhưng nhà nội không cho nên ba phải cắn răng chấp nhận. Sau khi lấy người khác, cuộc sống của ba cũng rất cực, có lần em tò mò lấy điện thoại gọi theo số mà mẹ cho nhưng chỉ nghe ba nói vài câu rồi tắt máy. Đó là lần đầu tiên em cảm nhận về cha mình. Thỉnh thoảng em có nhắn tin, gọi điện nhưng ba bảo cuộc sống cực quá, hãy tha lỗi cho ba” – Qùynh kể.
Cuộc sống chật vật cùng ngoại già yếu khiến cô bé lanh lẹ trước tuổi. Hồi lớp 6 đã biết đi làm thêm, ai mướn gì cũng làm. Con bé nhỏ thó cứ lăn lóc hết đồng ruộng rồi tiệm bán bánh vệ đường.
Nhiều người thấy tội nên lúc nào cũng cho thêm chút ngoài tiền công. Qùynh đưa hết cho ngoại đong gạo, mua quần áo. Cũng vì vậy mà suốt những năm đi học, nhà trường và thầy cô giáo gần như lo sách vở, học phí cho hết.
Qùynh nói giai đoạn khó khăn nhất là lúc vào lớp 10. Ngoại quá mệt mỏi, dù biết cháu vừa đậu vào cấp III nhưng vừa ôm cháu vừa khóc vừa kêu hay thôi con lên Đắk Lắk bán bánh ở chợ phụ dì ruột.
Qùynh cũng òa khóc, nói ngoại cố sống, cố rướn cho con học hết lớp 12, đừng để đời con cũng luẩn quẩn như mẹ.
Nhưng cô bé còn có nỗi khổ khác: luôn thắc thỏm, âu lo về mẹ. Ít nhất hai lần mẹ đã bặt tăm mà cô đành bất lực. Cô bé nghèo ở quê thi xong THPT đã tất tưởi đi phụ bán hàng kiếm tiền đi học.
Gọi cho mẹ, mẹ nói lấy người chồng công nhân nhưng hay nhậu nhẹt, bỏ bê vợ con nên phải nghỉ việc, “cắm” chiếc xe máy lấy 1 triệu đồng mua sữa cho đứa con non nớt.
Qùynh nói đứa em bị suy dinh dưỡng nặng, mẹ kể đã thiếu thốn lại hay bị chồng đánh. Cô bé xin chủ tiệm ứng cho 2 triệu, dự tính 1 triệu để mẹ mua vé xe về quê sống cùng hai bà cháu, 1 triệu còn lại chuộc chiếc xe đã cầm.
Mẹ nhận rồi mấy hôm sau chuyển trả lại 1 triệu và nói ở lại chứ không muốn làm khổ ngoại thêm nữa.
Không chọn ngành yêu thích vì quá nghèo
Qùynh đăng ký học quản trị kinh doanh, chuyên ngành tài chính số, và bảo đó chưa phải là ngành bạn tâm huyết nhất nhưng dẫu sao vẫn là lựa chọn hợp lý.
“Mình đăng ký vào ngành kế toán (Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng), nhưng vì thấy học phí bên đó cao quá, gia đình quá nghèo khó kham nổi, trong khi bên trường đang học khoảng 12 triệu đồng/năm nên mình chọn theo học” – Qùynh nói.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Đồng Nai: Lấy ý kiến người dân về dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Tỉnh Đồng Nai đã tổ chức 5 hội nghị lấy ý kiến của người dân về dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Từ ngày 19 - 21.10, Ủy ban MTTQ VN tỉnh Đồng Nai đã tổ chức 5 hội nghị lấy ý kiến cộng đồng dân cư về dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1. Khoảng 1.500 người sinh sống tại 5 phường, xã thuộc TP.Biên Hòa và H.Long Thành (nơi tuyến đường đi qua) đã tham dự.
Ủy ban MTTQ VN tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị lấy ý kiến người dân về dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. ẢNH LÊ LÂM
Bà Lưu Thị Hà, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ VN tỉnh Đồng Nai, cho biết qua các hội nghị, cho thấy hầu hết người dân đều đồng tình với chủ trương xây dựng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Người dân mong muốn dự án sớm được triển khai. Khi giải phóng mặt bằng thì đền bù giá hợp lý, được bố trí tái định cư gần nơi ở cũ. Chính quyền sớm giao đất tái định cư để người dân kịp thời xây nhà, để khi bàn giao đất thì có ngay nhà để ở, không phải thuê trọ.
Bà Lưu Thị Hà cho biết thêm, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là dự án lớn, việc tổ chức gặp gỡ, nắm bắt thông tin và lắng nghe ý kiến của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án để đảm bảo tính dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật, góp phần tạo sự đồng thuận, giúp các bên liên quan tìm được tiếng nói chung trong quá trình triển khai dự án.
"Tới đây, Ủy ban MTTQ VN tỉnh Đồng Nai sẽ tổng hợp ý kiến của người dân và chuyển cho các đơn vị liên quan giải đáp", bà Hà nói.
Hội nghị thu hút rất đông người dân nằm trong vùng dự án tham gia đóng góp ý kiến. ẢNH LÊ LÂM
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng chiều dài toàn tuyến 53,7 km, đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Điểm đầu của dự án kết nối với tuyến tránh QL1 (đoạn qua TP.Biên Hòa), điểm cuối giao với QL56 thuộc TP.Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Đoạn đi qua Đồng Nai có chiều dài hơn 34 km, tổng mức đầu tư hơn 12.600 tỉ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng hơn 5.200 tỉ đồng. Khoảng 370 ha đất của hàng nghìn hộ dân và nhiều tổ chức bị ảnh hưởng.
Tại kỳ họp vào tháng 5.2022, HĐND tỉnh Đồng Nai đã thông qua nghị quyết thống nhất chủ trương và cam kết bố trí hơn 2.600 tỉ đồng (tương đương 50%) chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đoạn qua địa bàn tỉnh trong dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).
Đồng Nai ấn định thời gian khởi công dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là ngày 30.6.2023, còn Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công vào ngày 30.4.2023. Dự kiến dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2026.
TPHCM: Người đàn ông thuê khách sạn rồi chết bất thường Ngày 9/10, Công an TP Thủ Đức đang phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ điều tra nguyên nhân một người đàn ông tử vong trong khách sạn. Theo đó, khoảng 3 ngày trước, một người đàn ông tới khách sạn trên đường Phạm Văn Đồng, phường Linh Đông, TP Thủ Đức và thuê phòng tại tầng 1 rồi ở lại đây....