Đường đi đến thời trang thế giới của “người mẫu béo” châu Á
Những người có thân hình ngoại cỡ rất hiếm ở các nước châu Á, nơi mà các tiêu chuẩn truyền thống về vẻ đẹp bên ngoài vẫn được xem là chuẩn mực và tính toàn diện bị bỏ qua.
Người mẫu ngoại cỡ châu Á xuất hiện trong dự án Thique Clique của nhiếp ảnh gia người Malaysia Catherhea Potjanaporn
Bertha Chan thường xuyên xuất hiện tại các buổi trình diễn thời trang ngoại cỡ. Từ quê hương Hồng Kông đến Na Uy, cô luôn được ủng hộ. Ngoài ra, trong những năm gần đây, cô đi khắp thế giới để tham dự các sự kiện của một cộng đồng mà cô coi là một phần của mình, “big size”. Nhưng một trong những chuyến đi đến Mỹ, cô đã thấy mọi chuyện hình như chưa phải vậy.
Những người bạn Mỹ của Chan từ chối thừa nhận cô là một phần của cộng đồng ngoại cỡ. Đối với họ, cô chỉ mới tròn tròn, “mũm mĩm”, nhưng không đủ béo để khẳng định danh hiệu “ngoại cỡ”.
“Tôi nhỏ hơn họ, vì vậy họ xếp tôi vào một hạng mục khác”, Chan nói. “Nhưng tôi cũng đấu tranh như họ, nhưng chỉ là ở một nền văn hóa khác. Tôi được coi là “người mẫu khổng lồ” ở Hong Kong và châu Á nhưng ở Mỹ và châu Âu thì tôi không”.
Người mẫu ngoại cỡ Hong Kong Bertha Chan
Mặc dù ngoại hình đã quá cỡ so với trong nước nhưng khi ra nước ngoài, những người mẫu béo châu Á vẫn bị từ chối vì cho là quá nhỏ bé, không đủ “chuẩn”. “Khi những người mẫu ngoại cỡ phương Tây từ chối chúng tôi, điều đó đang kéo dài định kiến sai lầm rằng tất cả phụ nữ châu Á đều nhỏ nhắn”, Jemma Park, một ca sĩ kiêm người mẫu ngoại cỡ của Hàn Quốc nói.
Là một phụ nữ có ngoại hình mập mạp, Park gặp khó khăn trong việc được công nhận là một người mẫu ở đất nước mình. Ở một đất nước mà các cửa hàng may mặc chỉ có kích thước trung bình thì việc tìm kiếm các hợp đồng để quảng cáo những cửa hàng cỡ lớn hơn đối với Jemma Park lại càng hiếm. “Tiêu chuẩn sắc đẹp của Hàn Quốc là như vậy, họ luôn mặc định rằng tôi là một người ngoài cuộc, chỉ vì cân nặng của tôi”, Jemma Park chia sẻ.
Jemma Park trên tạp chí Marie Claire
Nữ ca sĩ kiêm người mẫu Hàn Quốc ngụ ý rằng sự định kiến về ngoại hình trong nước là một vấn nạn từ lâu. Tình trạng bắt nạt học đường và phân biệt đối xử trong thị trường việc làm đã trở thành một nỗi lo đối với những người bị cho là “không phù hợp”.
“Và đừng nghĩ làm cách nào tôi bắt đầu có một cuộc sống có tình yêu. Lớn hơn kích thước trung bình là một cơn ác mộng trong một xã hội mà “chứng sợ béo đã ăn sâu trong não”, Jemma Park chán nản nói.
Park nói trong nước cô, người mẫu ký hợp đồng với các thương hiệu thời trang thường là những người có đôi mắt một mí, nước da trắng ngần, ngực to hơn, đường viền hàm sắc nét và thân hình đồng hồ cát. “Đó là rất nhiều tiêu chí phải không?”, cô nói.
Park từng hy vọng rằng sự thay đổi sẽ đến từ bên ngoài quê hương của cô vì Hàn Quốc yêu thích các tiêu chuẩn vẻ đẹp phương Tây nhưng thực tế không phải vậy. “Vì vậy, tôi nghĩ sẽ theo đuổi thời trang ngoại cỡ và cơ hội sẽ đến với mình. Nó hóa ra phức tạp hơn mong đợi”.
Video đang HOT
Park trên tạp chí Allure
Catherhea Potjanaporn, một nhiếp ảnh gia người Malaysia, người đã được trao giải “Thay đổi thế hệ” tại Lễ trao giải Âm nhạc châu Âu MTV năm 2020, cho rằng các tiêu chuẩn trong nước thường là tiêu chuẩn thách thức nhất đối với “người mẫu béo”.
“Không khác so với phần còn lại của châu Á, Malaysia đã giữ một tiêu chuẩn vẻ đẹp rất châu Âu. Thuốc giảm béo và các sản phẩm làm trắng rất phổ biến ở đây”, cô nói.
Catherhea Potjanaporn đã lập nên các dự án nói về cộng đồng ngoại cỡ châu Á như Thique Clique, The Thique Clique: Brown Men Edition và Heavenly Bodies để tạo nên các cuộc trò chuyện về ngoại hình to lớn, sự tích cực của cơ thể, sự đa dạng của cơ thể mỗi người…
Jin Baek, một người mẫu ngoại cỡ Hàn Quốc và là người sáng lập của The Kurve Korea, công ty quản lý người mẫu bao gồm cả người mẫu ngoại cỡ đầu tiên của Hàn Quốc, cho biết: “Không phải ai cũng nhỏ nhắn, nhỏ bé, gầy gò ở đây. Châu Á gặp khó khăn trong việc thừa nhận điều đó và tôi cố gắng vượt qua định kiến này”.
Bức ảnh Catherhea Potjanaporn chụp 3 người mẫu ngoại cỡ, trong đó có nhà hoạt động Ratnadevi Manokaran (trái)
Được thành lập vào năm 2020, The Kurve Korea đã có hơn 20 người mẫu được ký hợp đồng với công ty, từ kích thước trung bình đến lớn đến 3XL. Một số người mẫu của công ty đã được giới thiệu trên các ấn phẩm thời trang nổi tiếng thế giới như Allure, Marie Claire Korea, Vogue, Dazed và Cosmopolitan.
Nhưng để tiếp cận với những tên tuổi quốc tế danh giá này là cuộc chiến hàng ngày đối với Baek: “Chúng tôi mong đợi nhiều cơ hội hơn nữa từ họ, nhưng thực tế lại khác. Để quảng cáo sản phẩm của mình ở châu Á, các thương hiệu ngoại cỡ thường thích có người mẫu không phải người trong nước tham gia”.
Vì thế, để tìm kiếm hợp đồng ở nước ngoài, Kim Baek thường đăng ký tham gia các cuộc thi ở ngoài nước cho những người mẫu của mình nhưng mọi việc cũng không dễ dàng. Ví dụ như cô đăng ký một cuộc thi ở Anh nhưng không có người mẫu nào của The Kurve Korea được chọn vì bị cho là họ quá nhỏ. “Vì vậy, phụ nữ châu Á bị cho là quá lớn, quá béo so với tiêu chuẩn châu Á, nhưng không đủ cho phần còn lại của thế giới”, cô nói.
Ratnadevi Manokaran, một nhà hoạt động người Malaysia và là người sáng lập các cửa hàng quần áo ngoại cỡ The Curve Cult và Adevi Clothing, giải thích rằng sự bất công này có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa châu Âu. Khi làm việc tại cửa hàng của mình, Ratnadevi nhớ lại đã gặp những khách hàng cảm thấy luôn tự ti, bị cô lập, chán nản và không bao giờ dám mặc áo sơ mi cộc tay vì nó không đẹp.
“Rất ít người mẫu ngoại cỡ mà bạn có thể tìm thấy trên các quảng cáo và tạp chí của Malaysia đều là phụ nữ da trắng béo mới có thể được chấp nhận. Điều này không giúp ích được gì, đây không phải là sự đại diện mà chúng tôi cần”, cô nói.
Nhà hoạt động người Malaysia Ratnadevi Manokaran
Sự phổ biến của thời trang ngoại cỡ, có mối liên hệ mật thiết với sự tích cực của cơ thể, nhằm thúc đẩy sự chấp nhận của tất cả mọi ngoại hình. Nhưng trên thực tế, cộng đồng ngoại cỡ châu Á không cảm thấy được đại diện chút nào bởi những định kiến đã tồn tại từ trong tiềm thức.
Ratnadevi nói: “Thật sự rất mệt mỏi. Ngoài việc lo sợ về sức khỏe do cơ thể quá béo, chúng tôi còn phải đối phó từng phút từ sự phân biệt đối xử trên thị trường việc làm, và những lời chỉ trích hàng ngày từ người lạ và cả những người thân yêu… chúng tôi làm gì có đủ sức để đối phó chứ?”.
Béo phì có liên quan đến trầm cảm trong nhiều năm nay. Thất bại trong việc kiểm soát cân nặng cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ tự tử ở phụ nữ béo phì. “Nhưng một cộng đồng thời trang cỡ lớn toàn diện sẽ tạo ra sự khác biệt lớn và hy vọng mỗi ngày sẽ có sự thay đổi để mọi người dù có bất cừ ngoại hình như thế nào cũng được công nhận và nhìn với đôi mắt bình thường”, Ratnadevi nói.
Mẫu ngoại cỡ châu Á bị chê quá nhỏ ở phương Tây
Bị phân biệt đối xử, miệt thị ở quê nhà, nhiều người mẫu ngoại cỡ đặt hy vọng vào miền đất khác.
Tuy nhiên, họ vẫn trượt dài trong chuỗi ngày không được công nhận.
Đó là câu chuyện của Bertha Chan - người mẫu ngoại cỡ gốc Hong Kong (Trung Quốc) hiện sống ở Na Uy. Chan đã đi khắp thế giới để tham dự các sự kiện của cộng đồng cô coi là chấp nhận cơ thể mình. Đến lúc dừng chân tại Mỹ, cô mới nhận ra sự thật phũ phàng.
Những người bạn ở Mỹ của Chan từ chối thừa nhận cô là một phần của cộng đồng ngoại cỡ. Đối với họ, cô mũm mĩm nhưng không đủ lớn để được mang danh hiệu "ngoại cỡ".
Bị xem là "kẻ ngoại đạo"
"Tôi nhỏ hơn họ. Do đó, họ xếp tôi vào một hạng mục khác. Tôi cũng đấu tranh vì cơ thể giống họ, chỉ có điều nền văn hóa mỗi nơi khác nhau. Tôi được coi là khổng lồ ở quê nhà", Chan nói với SCMP.
Bất chấp sự phát triển của việc chấp nhận cơ thể và các chuyển động hòa nhập, một số khuôn mẫu vẫn còn tồn tại. Câu chuyện về những cô mẫu ngoại cỡ nổi tiếng ở xứ cờ hoa có thể kiếm hàng triệu USD trở nên quá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, viễn cảnh đó đối với mẫu ngoại ở Việt Nam hay các nước châu Á nói chung vẫn còn xa vời khi chưa có tổ chức nào đứng ra quản lý.
Người mẫu ngoại cỡ Bertha Chan đến từ Hong Kong. Ảnh: Jennifer Tang.
Việc Taylor Tak - người mẫu ngoại cỡ Hàn Quốc - từng phải bỏ quê nhà đến Australia để tiếp tục theo đuổi đam mê đã "đánh thức" giấc mộng của nhiều người.
Nếu không sở hữu công việc kinh doanh riêng, Dương Khánh Hà - mẫu ngoại cỡ đầu tiên ở Việt Nam - có thể cũng phải đưa ra quyết định như Tak để gây dựng sự nghiệp. Bằng thái độ sống lạc quan, cô cho rằng mình cứ cố gắng và chăm chỉ rồi sẽ được đáp lại.
Khánh Hà từng nói : "Tôi làm nhiều công việc và kinh doanh riêng nữa. Khi mình đem đến giá trị cho bản thân hay nhãn hàng, việc nhận được thù lao xứng đáng là điều đương nhiên. Đây là thời đại của vẻ đẹp đa dạng, từ vóc dáng đến màu da nên tôi cũng hy vọng Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho người mẫu ngoại cỡ".
Khi những người mẫu ngoại cỡ bị từ chối ở phương Tây, định kiến sai lầm rằng tất cả phụ nữ ở châu Á đều nhỏ nhắn càng kéo dài. "Đó là sự giả tạo", Jemma Park - ca sĩ kiêm người mẫu ngoại cỡ đến từ Hàn Quốc - bình luận.
Park cũng gặp khó khăn trong việc được công nhận là người mẫu ở địa phương. Ở đất nước mà các cửa hàng may mặc không có cỡ quần áo trung bình, việc tìm kiếm các hợp đồng lại càng hiếm. Tiêu chuẩn sắc đẹp của Hàn Quốc quá khắt khe nên cô bị coi là "kẻ ngoại đạo" chỉ vì cân nặng. To hơn người cỡ trung bình được xem là cơn ác mộng trong một xã hội "chứng sợ béo đã ăn sâu".
Jemma Park xuất hiện trên Marie Claire. Ảnh: MC.
Ở xứ kim chi, các người mẫu được ký hợp đồng với thương hiệu thời trang thường có đôi mắt một mí, nước da trắng ngần, đường viền hàm sắc nét và thân hình đồng hồ cát.
Vì thấy mình không được công nhận ở quê hương, Park đi nước ngoài với hy vọng thỏa mãn đam mê. Tuy nhiên, cô lại gặp nhiều rắc rối hơn mong đợi.
Cái kết nào cho mẫu ngoại cỡ châu Á?
Jin Baek - mẫu ngoại cỡ Hàn Quốc và là người sáng lập công ty quản lý The Kurve Korea - nói: "Mẫu châu Á gặp khó khăn trong việc thừa nhận ngoại cỡ, ở phương Tây cũng vậy. Họ bị coi là quá béo ở quê nhà nhưng lại không đủ to ở các nước khác".
Công ty được thành lập vào năm 2020 của Baek đã có hơn 20 người mẫu ký hợp đồng (bao gồm cả Park). Một số trong số đó đã được giới thiệu trên các ấn phẩm như Allure, Marie Claire Korea, Vogue, Dazed và Cosmopolitan.
Việc tiếp cận với những thương hiệu quốc tế được xem như cuộc chiến hàng ngày đối với Baek. Để quảng cáo sản phẩm ở châu Á, các thương hiệu nước ngoài thường thích có sự tham gia của những người mẫu không phải người trong nước. "Như thể chúng tôi không đủ đẹp trong mắt người dân ở đất nước mình", Baek nói.
Do đó, tìm kiếm các hợp đồng ở nước ngoài dường như không phải là giải pháp. Baek đã gặp vấn đề khi đăng ký cuộc thi người mẫu do Anh tổ chức. Dù giám khảo bắt đầu chọn người ở cỡ 10-12 (vừa - lớn), không có thành viên nào của The Kurve Korea được đi sâu vì họ bị cho là quá nhỏ.
Ratnadevi Manokaran - nhà hoạt động người Malaysia và là người sáng lập các cửa hàng quần áo ngoại cỡ - giải thích sự bất công này có nguồn gốc sâu xa từ châu Âu. Khi làm việc tại cửa hàng của mình, Ratnadevi nhớ lại khoảnh khắc mình bắt gặp những khách hàng cảm thấy bị cô lập, chán nản và chẳng bao giờ dám mặc áo cộc tay vì nó không đẹp.
Trong khi đó, nhìn vào những tấm hình quảng cáo, người mẫu có vóc dáng đồng hồ cát ở khắp mọi nơi. Điều này chẳng giúp ích được gì cho những người tự tị về vóc dáng to lớn.
Mẫu ngoại cỡ châu Á cần được công nhận và ủng hộ hơn. Ảnh: Catherhea Potjanaporn.
Việc phổ biến của thời trang ngoại cỡ được liên kết mật thiết với tính tích cực của cơ thể, nhằm thúc đẩy sự chấp nhận. Nhưng trên thực tế, cộng đồng người mẫu châu Á không cảm thấy được đại diện. Điều này càng khiến những định kiến bấy lâu khó được phá vỡ.
Ratnadevi kêu gọi mọi người: "Giữa nỗi sợ hãi về chất béo, sự phân biệt đối xử trên thị trường việc làm và những lời chỉ trích hàng ngày từ người lạ, chúng ta có đủ điều kiện để giải quyết hết".
Theo cô, béo phì có liên quan đến chứng trầm cảm trong nhiều năm nay. Thất bại trong việc kiểm soát cân nặng cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ tự tử ở phụ nữ. Tuy nhiên, cộng đồng thời trang ngoại cỡ sẽ tạo ra sự khác biệt lớn.
Ratnadevi thừa nhận sự đa dạng đang dần đến với ngành công nghiệp thời trang. Việc tạo điều kiện cho người mẫu ngoại cỡ ở địa phương đang thách thức các xu hướng hiện tại và là cách nên đi.
Jade Nguyễn và những người mẫu châu Á nổi tiếng thế giới Jade Nguyễn, Lưu Văn hay Sora Choi thuộc thế hệ người mẫu châu Á thành danh trong làng thời trang quốc tế. Theo thời gian, các thương hiệu, đặc biệt là thời trang xa xỉ, dần mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu. Một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trở thành thị trường tiềm...