Đường dây lừa bán lao động người Việt sang Campuchia
Nhiều lao động người Việt Nam sau khi bị lừa bán sang Campuchia, nhốt tại trụ sở công ty, xung quanh có hàng rào thép và người canh gác 24/24h, bị ép làm việc liên tục.
Nếu không làm đủ “doanh số”, họ sẽ bị các quản lý đán.h đậ.p, tr.a tấ.n, bỏ đói, chích điện và bán sang các công ty khác… Thủ đoạn lừa người lao động sang Campuchia theo kiểu “việc nhẹ, lương cao” tuy không còn mới nhưng đến giờ nhiều người vẫn mắc bẫy.
Những ngày ở “địa ngục trần gian”
Ngày 7/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 5 đối tượng về tội “Mua bán người”. Hiện, Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra các hành vi: “Cho vay lãi nặng”, “Xuất nhập cảnh trái phép”, “Bắt giữ người trái pháp luật” và tiếp tục điều tra, xử lý các đối tượng liên quan.
Từ vụ án này, các phương thức, thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ, người lao động Việt Nam của đối tượng tại các trung tâm lừ.a đả.o ở Campuchia đã được bóc tách, lộ rõ hơn, qua đó cũng cho thấy sự tà.n á.c của loại tội phạm này…
Đối tượng Võ Hải Đương bị bắt tạm giam.
Hai thanh niên tên N.T.H. (sinh năm 2002) và T.C.T. (sinh năm 2004, cùng ngụ huyện Cai Lậy, tỉnh Tiề.n Giang) vừa được Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia phối hợp các cơ quan chức năng của Campuchia giải cứu và đưa về bàn giao cho Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh). Sau đó, hai thanh niên này được bàn giao lại cho cơ quan chức năng của tỉnh Tiề.n Giang tiếp nhận vào ngày 2/11/2024.
Trước đó, N.T.H. và T.C.T. bị kẻ xấu dụ dỗ sang Campuchia làm việc với lời hứa “việc nhẹ lương cao”. Sau khi nhập cảnh vào nước bạn, N.T.H. và T.C.T. cùng nhiều nạ.n nhâ.n khác bị đưa vào làm việc tại các cơ sở, tổ chức hoạt động lừ.a đả.o như đán.h bạ.c trực tuyến, kinh doanh tiề.n ảo… trên không gian mạng. Trong quá trình làm việc, các nạ.n nhâ.n bị quản lý chặt chẽ, bị cưỡng ép lao động. Nếu không thực hiện theo yêu cầu của các đối tượng, nạ.n nhâ.n sẽ bị nhốt, đán.h đậ.p, bỏ đói và yêu cầu gọi điện về cho gia đình nộp tiề.n chuộc mới cho về nước.
Giữa tháng 12/2024, 10 nạ.n nhâ.n được giải cứu từ Campuchia cũng đã được Công an tỉnh Đồng Tháp bàn giao về cho các gia đình. Những nạ.n nhâ.n này cho biết, trong thời gian ở Campuchia, họ bị ép lên mạng xã hội 16 giờ mỗi ngày để tìm “con mồi”, dụ dỗ lừ.a đả.o các nạ.n nhâ.n mới bằng nhiều thủ đoạn. Họ bị giam giữ, giám sát chặt chẽ, không được đi lại hay liên lạc ra ngoài.
Anh T.H.H. (một nạ.n nhâ.n trong nhóm được giải cứu) cho biết, khi tìm việc trên mạng xã hội, anh được một người giới thiệu sang Campuchia làm nhân viên với mức lương 1.000 USD/tháng. Công việc được mô tả nhẹ nhàng, không yêu cầu kỹ năng hay trình độ. Tới nơi, thấy công việc khác mô tả, anh H. muốn về nhưng bị nhóm buôn người bắt nhốt, tr.a tấ.n, yêu cầu liên hệ người nhà nộp tiề.n chuộc. Gia đình không có tiề.n nộp, anh H. buộc phải ở lại làm.
Video đang HOT
Một khu của người Việt Nam bị lừa sang Campuchia với hàng rào điện.
Tại đây, người quản lý nói tiếng Trung Quốc, họ bắt anh H. và nhiều người cùng tình cảnh đóng giả người thành đạt hoặc phụ nữ có nhu cầu tìm người yêu, sau đó lên mạng xã hội tìm đối tượng trò chuyện, tìm cách lừa tiề.n nạn nhân. Ngoài ra, nhóm lừ.a đả.o còn có nhiều chiêu trò khác như yêu cầu nạ.n nhâ.n làm nhiệm vụ mua hàng trên các sàn thương mại điện tử, đầu tư chứng khoán, tiề.n ảo. Sau khi lừa được tiề.n, chúng tiếp tục dụ dỗ nạ.n nhâ.n sử dụng dịch vụ lấy lại tiề.n vừa bị lừa… để lừ.a đả.o lần 2.
N.T.H. cũng là một nạ.n nhâ.n, anh cho biết bản thân bị tr.a tấ.n, đán.h đậ.p suốt hơn 1 năm kể từ khi bị lừa sang Campuchia cho đến lúc được giải cứu. Cũng như anh T.H.H., anh N.T.H. cũng bị “biến” thành những kẻ lừ.a đả.o. Ngày nào không lừa được ai thì anh N.T.H. sẽ bị chúng dùng gậy đán.h vào đầu, đạp vào người, chích điện. Ai muốn về thì phải gọi người nhà nộp hàng trăm triệu đồng tiề.n chuộc…
Anh N.T.H. cho biết thêm, sòng bạc nơi anh bị giam giữ được canh gác rất nghiêm ngặt nên không ai trốn được. Nhiều nạ.n nhâ.n người Việt mới thấy người cũ bị đán.h nên sợ hãi, không ai dám phản kháng…
Anh Nguyễn Minh Đặng (sinh năm 2000, quê Cà Mau) cũng từng là một nạ.n nhâ.n dính bẫy khi tìm việc trên mạng. Đáng nói, lúc đầu anh được mời chào qua làm nhân viên phục vụ nhà hàng ở Bangkok, Thái Lan nhưng thực tế anh đã bị đưa thẳng qua Campuchia theo một kịch bản mà các đối tượng đã dựng sẵn.
“Lúc đó em nghĩ nếu làm việc ở Bangkok thì làm gì có chuyện lừ.a đả.o gì đâu. Và, em cũng đang thất nghiệp, gia đình lại đang khó khăn, mình không có gì để mất nên em nghĩ mình sẽ cố gắng đi…”, Đặng kể lại.
Theo lời Đặng, ngay khi bị đưa qua địa điểm định sẵn ở Campuchia, những người Việt Nam bị bán vào đây như Đặng đều được cho ký một hợp đồng lao động có thu nhập nhưng không ai biết nội dung hợp đồng là gì vì chữ trên hợp đồng là chữ Campuchia hoặc Trung Quốc. Công việc thường có 3 ngành nghề họ phải lựa chọn làm việc: “Sale” lừ.a đả.o người Việt; buôn bá.n ngườ.i Việt sang Campuchia và làm phiên dịch tiếng Việt – Trung, kỹ thuật viên người Việt… Nhưng, đa số bị bắt buộc phải làm công việc đầu tiên.
Về thời gian làm việc của những nhân viên bất đắc dĩ này, những ông chủ người Trung Quốc yêu cầu bắt buộc nhân viên người Việt phải sống và ăn uống ngủ nghỉ theo múi giờ Mỹ với thời gian làm việc mỗi ngày đêm hơn 16 tiếng đồng hồ, không được sử dụng điện thoại cá nhân và các trang mạng xã hội và các nhà mạng định vị đều bị các đối tượng người Trung Quốc cho làm nhiễu mạng không thể xem được.
Nhân viên nào không đáp ứng được yêu cầu công việc hay không vừa mắt, họ đều bị các ông chủ ra lệnh cho nhân viên người Việt nắ.m tó.c đánh đậ.p không thương tiếc, chưa kể họ còn bị chích bằng roi điện – cực hình tr.a tấ.n mà ai cũng sợ hãi. Chính sự tàn độc của các đối tượng quản lý đã khiến những ai lọt vào đây đều khiếp sợ. Do đó, nhân viên người Việt ở đây luôn trong tình trạng đán.h phạt lẫn nhau, dùng mọi cách hãm hại lẫn nhau.
Đơn cử như việc phải lừa bá.n ngườ.i Việt qua Campuchia, nhân viên ở đây phải hoàn thành định mức: Một tuần phải lừa được ít nhất 3 người mới được chấp nhận và không bị hàn.h h.ạ, bị đán.h đậ.p cực hình… Do đó, họ đã bất chấp hậu quả để lừ.a gạ.t luôn cả anh em dòng họ, bạn bè thân thiết nhằm đưa qua Campuchia để hoàn thành “chỉ tiêu”…
Từ nạ.n nhâ.n trở thành kẻ “săn” tiề.n thưởng tà.n á.c
Theo Đại tá Trần Thị Kim Lý, Chánh Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh, việc khởi tố, bắt tạm giam 5 đối tượng về tội “Mua bán người”… như kể trên, bắt nguồn từ việc Công an TP Hồ Chí Minh nhận được công điện của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia về việc đề nghị tổ chức tiếp nhận đưa 31 công dân Việt Nam đang bị tạm giữ tại Campuchia do vi phạm pháp luật (xuất nhập cảnh trái phép, lao động trái phép) và 5 công dân được cơ quan chức năng giải cứu, trong đó có công dân cư trú tại TP Hồ Chí Minh (vào tháng 7/2024).
Thời điểm đó, Ban Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Văn phòng Cơ quan CSĐT phối hợp Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, các cơ quan liên quan để tiếp nhận công dân và xác minh làm rõ có hay không các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hành vi đưa người ra nước ngoài trái phép.
Văn phòng Cơ quan CSĐT đã phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, thu thập tài liệu chứng cứ có liên quan. kết quả xác minh ban đầu cho thấy có dấu hiệu nghi vấn hoạt động dụ dỗ, lôi kéo, cưỡng ép đưa người trong nước sang Campuchia làm việc tại các casino trá hình, công ty hoạt động lừ.a đả.o qua mạng…, do đó, cơ quan điều tra đã tiếp tục triển khai xác minh, tập trung thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ dấu hiệu tội phạm “Mua bán người” và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã tiến hành khám xét khẩn cấp nhiều địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, đồ vật liên quan; xác minh, truy tìm, triệu tập 16 đối tượng, cá nhân có liên quan để làm việc, đấu tranh làm rõ; tạm giữ 7 điện thoại, thiết bị điện tử có liên quan. Kết quả điều tra cho thấy, tại Campuchia có các khu vực do người nước ngoài thuê và thành lập ra các “Trung tâm lừ.a đả.o trực tuyến”, “Casino trá hình”… với nhiều tên gọi như: “Hai con voi”, “Tam thái tử 1″, “Tam thái tử 2″, “King Crow”, “Osamat”, “Titan”, “Kimsa 1, 2, 3″, “Kim tài 1, 2, 3″… (gọi tắt là các trung tâm).
Các đối tượng này đã thuê người Việt Nam làm các công việc như: phiên dịch, phụ trách giao tiếp… và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có dụ dỗ khách nạp tiề.n và.o các trò chơi trực tuyến để chiếm đoạt.
Tại các trung tâm trên có các “đại lý” phụ trách tìm kiếm, dẫn dụ người từ Việt Nam sang Campuchia, cung cấp nguồn lao động bất hợp pháp cho các khu trung tâm. Giúp sức cho “đại lý” là các đối tượng đang sinh sống tại Việt Nam từng làm việc tại Campuchia hoặc biết được cách liên lạc với “đại lý”, với thủ đoạn đưa ra thông tin gian dối như tuyển dụng lao động làm việc tại nước ngoài “việc nhẹ, lương cao” và nhiều thủ đoạn khác để dụ dỗ, lôi kéo, dẫn dắt các cá nhân trong nước sang Campuchia để nhận được tiề.n giới thiệu.
Các đối tượng Huỳnh Thị Hoàng Quyên, Bùi Thị Tâm Tuyền và Nguyễn Thanh Cường tại Cơ quan điều tra.
Cơ quan CSĐT xác định 3 đối tượng làm việc cho các “đại lý” để đưa người xuất cảnh trái phép sang Campuchia, gồm: Nguyễn Thanh Cường (sinh năm 2006, thường trú quận 1) là đối tượng liên hệ trao đổi với các đối tượng ở Campuchia; Trần Nhựt Minh (sinh năm 1996, thường trú quận 4) và Võ Hải Đương (sinh năm 2002, thường trú quận 7) tìm các “con mồi”, người có nhu cầu để dẫn dụ, ép buộc, đưa sang Campuchia.
Đáng chú ý, lợi dụng việc nạ.n nhâ.n nợ tiề.n, không có khả năng chi trả, các đối tượng đã có hành vi đán.h đậ.p, đ.e dọ.a, ép buộc nạ.n nhâ.n phải xuất cảnh trái phép sang Campuchia và bán cho đại lý.
Tháng 8/2024, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Thanh Cường, Trần Nhựt Minh và Võ Hải Đương về tội “Mua bán người”, đồng thời tập trung mở rộng điều tra, xác minh truy bắt các đối tượng liên quan.
Cơ quan CSĐT xác định Bùi Thị Tâm Tuyền (sinh năm 1995, thường trú huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) và một đối tượng n.ữ sin.h sống tại Campuchia thường xuyên qua lại giữa Việt Nam và Campuchia để chọn, dẫn dụ các nạ.n nhâ.n đưa sang Campuchia lao động trái phép tại các “trung tâm lừa đảo”.
Tháng 9/2024, khi Tuyền nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh), Cơ quan công an đã triển khai lực lượng, phối hợp cơ quan chức năng tại cửa khẩu này đưa về đấu tranh, khai thác. Qua đó, Cơ quan CSĐT xác định đối tượng nữ còn lại là Huỳnh Thị Hoàng Quyên (sinh năm 1998, thường trú TP Long Xuyên, tỉnh An Giang). Tại Cơ quan công an, Tuyền và Quyên thừa nhận hành vi, vai trò của mình trong đường dây hoạt động phạm tội này. Căn cứ kết quả tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 19/9/2024, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Bùi Thị Tâm Tuyền và Huỳnh Thị Hoàng Quyên về tội “Mua bán người”.
Để lôi kéo người lao động, các đại lý đưa ra lợi ích là 300 USD tiề.n giới thiệu cho mỗi người dụ dỗ được. Do đó, nhiều người ban đầu là nạ.n nhâ.n, sau đó đã trở thành chân rết của đường dây này, tìm con mồi để đưa sang Campuchia, hưởng lợi 300 USD mỗi người.
Năm 2024, Công an TP Hồ Chí Minh đã điều tra, khởi tố 4 vụ, 22 bị can liên quan hành vi mua bá.n ngườ.i, giải cứu 54 người.
Để không trở thành nạ.n nhâ.n của tội phạm mua bá.n ngườ.i, Công an TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, cân nhắc thật kỹ trước những lời mời gọi “việc nhẹ, lương cao” để tự bảo vệ chính mình
Công an Tây Ninh phá chuyên án thuố.c l.á lậu "khủng"
Sáng 8/1, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tây Ninh đã tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Dương (SN 1978) và Phạm Tấn Đạt (SN 1976, cùng ngụ Hải Dương) để điều tra mở rộng đường dây vận chuyển hàng cấm quy mô lớn đến các tỉnh, thành phố phía Nam tiêu thụ.
Qua công tác nghiệp vụ, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh kế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Tây Ninh phát hiện nhóm đối tượng buôn bán, vận chuyển hàng thuố.c l.á lậu quy mô lớn, được ngụy trang rất tinh vi từ Campuchia về Việt Nam tiêu thụ nên đã xác lập chuyên án đấu tranh.
Lúc 23h05 ngày 7/1, tại khu vực Tỉnh lộ 782, thuộc ấp 2, xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh kế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Tây Ninh chủ trì phối hợp với phòng Cảnh sát Cơ động, phòng Cảnh sát giao thông Công tỉnh, Công an huyện Gò Dầu bắt quả tang Dương và Đạt điều khiển xe tải BKS: 34C-403.08 vận chuyển 50 thùng carton, bên trong chứa 24.900 bao thuố.c l.á ngoại nhãn hiệu 555.
Xe tải chở thuố.c l.á lậu được ngụy trang tinh vi.
Tại cơ quan Công an, các đối tượng bước đầu khai nhận, đã mua số thuố.c l.á lậu trên của một người đàn ông không rõ lai lịch, vận chuyển đi các tỉnh thành lân cận như, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... tiêu thụ
Phá chuyên án vận chuyển pháo nổ quy mô lớn từ Campuchia về TP Hồ Chí Minh Chiều 7/1, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh triệt phá chuyên án mua bán, vận chuyển pháo nổ trái phép quy mô lớn từ Campuchia vào Việt Nam do Huỳnh Văn Ngô (SN 1973, ngụ thị xã Hòa Thành) cầm đầu. Các đối tượng cùng tang vật. Qua công tác nghiệp...