“Đương đầu” với thời tiết
Trời nhiều mây, âm u khiến tinh thần bạn “xuống dốc”. Ngược lại đắm mình trong ánh nắng mặt trời lại khiến bạn phấn chấn, vui vẻ hơn! Tại sao lại có mối tương tác này và ứng phó với những ngày không đẹp trời ra sao?
Thời tiết xấu dễ khiến tinh thần trở nên “xám xịt”
Theo nhà tâm lý học người Canada Pierre Faubert, trong những ngày trời u ám, cơ thể sản xuất nhiều cortisol, hoóc-môn gây stress, hơn so với bình thường. Vì thế, chúng ta dễ cáu gắt, phản ứng dữ dội và thiếu kiên nhẫn.
Lời khuyên: Khi bão đến, trong không khí dường như có những luồng điện đang tồn tại. Không khí nặng nề tăng thêm căng thẳng, áp lực cho chúng ta. Tốt hơn hết hãy tránh đề cập những chủ đề dễ khiến người khác tức giận. Nếu không, chắc chắn sẽ có thêm một “cơn bão” nữa ập về!
Vào trời mưa, tốt nhất hãy tìm cho bản thân một thú tiêu khiển thay thế cho các hoạt động bạn đã đề ra khi trời đẹp. Ủ rũ ngồi đếm mưa rơi chỉ khiến bạn thêm cô đơn, chán nản và tinh thần thêm uể oải!
Gió gây khó chịu cho những ai nhạy cảm, dễ dị ứng
Video đang HOT
Đắm mình trong những cơn gió nhẹ thật tuyệt vời nhưng nếu là những con gió to, gió nóng và khô, cảm giác mang lại thật sự khó chịu!
Gió to mang theo hơi nóng và khô rát có thể làm thần kinh những người nhạy cảm căng như dây đàn, gia tăng chứng đau đầu và mất ngủ.
Một số người lại phàn nàn rằng đối diện với những cơn gió ấy làm họ bị viêm kết mạc, viêm phế quản…
Còn những người bị dị ứng với phấn hoa, họ thực sự sợ những cơn gió to!
Lời khuyên: Nếu trời đổ gió to hay phải sống ở vùng bị ảnh hưởng bởi gió Lào khô nóng, hãy nhớ choàng kín người, đội mũ lên đầu khi ra ngoài. Nếu không, bạn rất dễ trở thành nạn nhân của bệnh viêm tai và chứng đau nửa đầu.
Ánh nắng mặt trời cải thiện tinh thần và các bệnh về da
Ánh nắng mặt trời giống như một liều thuốc doping cho tinh thần của chúng ta nhất là với những ai dễ trầm cảm trong thời tiết giá lạnh. Hơn thế nữa, nếu phơi nắng đúng cách trong mùa hè có thể cải thiện các bệnh về da như vẩy nến, chàm, mụn trứng cá…
Tuy nhiên, một lượng UV cao lại có thể phá hỏng lớp biểu bì, gây nguy hiểm cho da và sức khoẻ.
Lời khuyên: Vào mùa hè, hãy thường xuyên uống nước và uống thành những ngụm nhỏ. Tránh phơi nắng vào những giờ “cao điểm” từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều.
Theo Dân Trí
4 lưu ý khi đi bơi
Mùa hè nóng bức, bơi lội có thể hạ nhiệt, giải toả oi bức cho cơ thể, nhưng cũng rất dễ gây ra các bệnh tật. Vậy khi bơi cần lưu ý những gì?
Mắt
Sau khi bơi, mắt thường có thể bị ngứa, đỏ. Đây chính là biểu hiện của viêm kết mạc, phần lớn thường do vi khuẩn gây ra. Trong thời điểm bệnh mắt đỏ dễ bùng phát là từ tháng 6-tháng 8, đặc biệt cần lưu ý đeo kính khi bơi để nước không vào mắt. Không nên dùng tay dụi mắt, chỉ nên dùng nước sạch để rửa mắt sau khi bơi. Trước và sau khi bơi nên nhỏ vài giọt thuốc mắt để chống viêm.
Mũi
Bể bơi chứa rất nhiều nguồn phát dị ứng gây bệnh viêm mũi. Nếu dễ bị dị ứng, có thể dùng một lượng thuốc chống dị ứng thích hợp theo lời khuyên của bác sỹ trước và sau khi bơi. Sau khi bơi, nên dùng nước muối rửa mũi để giảm các kích thích từ nước hồ bơi lên niêm mạc mũi.
Khoang miệng
Kể cả hồ bơi đã qua thanh lọc cũng không thể diệt hết 100% vi khuẩn. Vi khuẩn có thể thông qua khoang miệng, xâm nhập vào hệ hô hấp, hệ tiêu hoá gây viêm nhiễm. Đặc biệt khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu, khoang miệng có vết thương hở càng dễ bị viêm nhiễm, dễ gây sưng lợi, hoặc lở loét khoang miệng.
Sau khi bơi, ngay lập tức nên dùng nước sạch hoặc nước súc miệng để súc miệng nhằm kịp thời loại bỏ các vi khuẩn còn đang "lưu lại" trên bề mặt khoang miệng, tránh không để các vi khuẩn này xâm nhập sâu hơn, gây viêm nhiễm.Lưu ý không ăn uống bất kì thứ gì trước khi súc miệng.
Lưu ý với chị em
Bơi lội cũng có thể gây bệnh phụ khoa. Bởi vậy chị em đang trong kỳ đèn đỏ, hoặc trước và sau kỳ đèn đỏ 3 ngày không nên đi bơi. Sau khi bơi nên vệ sinh sạch vùng kín. Ngoài ra, không tuỳ ý ngồi bên bể bơi mà chưa mặc áo choàng, hoặc khoác khăn tắm.
Theo Dân Trí
Chỉ dẫn dùng thuốc khi đau mắt đỏ Hiện chưa có thuốc diệt vi-rút gây đau mắt đỏ. Các thuốc đang có hiện nay như acyclovir, zovirax... chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi của vi-rút. Hà Nội đang bùng phát dịch đau mắt đỏ (còn gọi là viêm kết mạc dịch hay viêm kết mạc do vi-rút). Dưới đây là tư vấn của bác sĩ chuyên khoa mắt,...