Dưỡng da mùa đông
Mùa đông, thời tiết hanh khô, nhiệt độ, độ ẩm xuống thấp là nguyên nhân khiến cho da bị mất nước, dẫn tới khô và nứt nẻ, gây đau, khó chịu và ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Nếu không biết cách phòng và chăm sóc da đúng cách sẽ khiến da càng khô, nổi mụn đỏ mẩn ngứa, và có thể gây xây xát, nhiễm trùng.
Cách phòng nứt nẻ và chăm sóc da trong mùa lạnh
Giữ ấm:
Trong mùa đông, cần giữ ấm cơ thể và các vùng da thường xuyên bị hở như mặt, tay, chân bằng cách mặc quần áo ấm, dùng găng tay, tất chân, đi giày, ủng khi đi ra ngoài trời lạnh.
Uống đủ nước:
Trời lạnh, ít vận động, cơ thể ít ra mồi hôi nên nhiều người lười uống nước khiến cơ thể thiếu nước, không đủ giữ ẩm cho làn da. Vì vậy, cho dù không khát vẫn cần đảm bảo uống đủ khoảng 2 lít nước mỗi ngày bằng cách uống nước lọc và các món canh.
Giữ vệ sinh da:
Cần tắm rửa bằng nước ấm, thay quần áo và giữ vệ sinh vệ sinh da, nhất là đôi bàn tay, chân, hạn chế đưa tay sờ, gãi lên mặt. Nếu tay bị bẩn mà thường xuyên tiếp xúc lên vùng da bị khô, nứt nẻ có thể dẫn tới nhiễm trùng. Tránh chà xát kỳ cọ mạnh lên vùng bệnh khi tắm rửa, dù mùa đông cũng chỉ nên dùng nước ấm vừa phải, không dùng nước quá nóng hay xà phòng sẽ tẩy hết lớp nhờn trên da, làm da khô hơn, dễ nứt nẻ, giảm sức đề kháng. Hạn chế rửa chân, tay bằng nước lạnh với xà phòng, hóa chất,… Nếu phải tiếp xúc nhiều với chất xà phòng có tính kiềm cao, nước rửa tay có chất tẩy, tiếp xúc với chất béo hòa tan hay chất hấp thụ nước… đều khiến da ngày càng khô ráp, mất đi tính đàn hồi và hình thành những vết nứt nẻ. Nếu có điều kiện nên dùng kem giữ ẩm sau khi rửa sạch mặt, chân, tay.
Tăng cường vitamin qua thực phẩm:
Ngoài việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nên ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều vitamin như các loại rau, củ, quả tươi.
Chăm sóc da khô, nứt nẻ:
Mỗi vùng da trên cơ thể đều có cách chăm sóc khác nhau. Những người bị nứt gót chân nên ngâm chân bằng nước ấm pha muối loãng mỗi ngày, sau đó bôi kem dưỡng ẩm. Người bị nứt nẻ môi nên sử dụng sản phẩm dưỡng môi từ tự nhiên như mật ong hoặc bôi một lớp sản phẩm chống nẻ. Đối với da mặt, có thể dùng các loại hoa quả như: dưa chuột, cà chua, củ đậu,… có tác dụng dưỡng da, chứa nhiều bổ sung độ ẩm cho da, giữ được làn da mềm mại trong mùa đông lạnh giá.
Thúy An
Theo suckhoedoisong.vn
Kỳ công mì vằn thắn Hà Nội
Mì vằn thắn với phần nước dùng đặc trưng dậy vị ngọt mà thanh của tôm tươi cùng nhiều nguyên liệu thơm ngon kết hợp với nhau.
Nguyên liệu: (từ 7 - 8 tô)
Nước dùng:
Video đang HOT
- 500g xương đuôi lợn
- 50g vỏ tôm khô (nếu không có thì thay bằng 10g tôm nõn khô)
- 1 mẩu gừng cỡ ngón tay cái
- 1 củ hành tây
- 7 thìa cà phê bột canh
- 2 thìa cà phê đường
- Khoảng 8 tô nước to
Hoành thánh, sủi cảo:
- 30 vỏ bánh
- 100g thịt lợn
- 2 tai mộc nhĩ cỡ vừa
- 4-5 mũ nấm hương
- 50g củ đậu (sắn nước)
- 200g tôm tươi
- 10 củ hành khô
- 1 củ tỏi nhỏ
- 1 thìa cà phê bột canh (bột gia vị)
- 1 thìa canh xì dầu
- 1 thìa canh dầu hào
- 2 thìa cà phê hạt tiêu
Thịt xá xíu:
- 100g thịt thăn
- 1 thìa cà phê ngũ vị hương
- 1 thìa cà phê đường
- thìa cà phê bột canh (bột gia vị)
- thìa cà phê hạt tiêu
- 2 thìa cà phê rượu
- 1 thìa canh xì dầu
- 1 thìa cà phê dầu hào
- Màu đỏ thực phẩm
Các nguyên liệu khác:
- 500g mì trứng tươi (hoặc mì trứng khô nếu không mua được mì tươi)
- 30g bóng bì
- 200g gan lợn
- 1 quả trứng gà
- Vài con tôm sú
- 1 nắm lá hẹ
- 1 mớ rau cải cúc
Cách làm:
- Đun xương với nước lạnh cùng chút muối cho xương tiết ra bọt bẩn. Đổ bỏ phần nước này đi, rửa sạch xương rồi cho xương và gừng vào nồi, chế nước. Sau đó đun sôi bùng rồi hạ nhỏ lửa, đun liu riu để nước dùng trong và tiết chất ngọt.
Hầm xương khoảng 4 tiếng, khi hầm được nửa thời gian, cho vỏ tôm/tôm khô rửa sạch cùng hành tây bổ đôi ta sẽ có được nồi nước dùng thơm ngọt. Nêm gia vị vừa ăn, thêm đường nếu muốn.
- Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch rồi thái nhỏ. Củ đậu, hành, tỏi bóc vỏ băm nhỏ. Xay nhuyễn thịt cùng xì dầu, dầu hào, chỗ hạt tiêu còn lại rồi trộn đều cùng nấm hương, mộc nhĩ, củ đậu, hành, tỏi.
- Tôm tươi bóc vỏ và đầu thả vào nồi nước dùng cho thêm ngọt. Phần thịt tôm các bạn bỏ vào ngăn đá cho tôm cứng lại. Lấy tôm ra băm hoặc xay nhuyễn với 3 củ hành khô, 1 thìa cà phê bột gia vị, thìa cà phê hạt tiêu, quết đều.
- Sủi cảo sẽ chia làm 2 loại chiên và luộc. Múc một ít nhân tôm hoặc thịt cho vào giữa vỏ sủi cảo rồi gói lại (có thể dùng lá hẹ trần để buộc cho đẹp). Lần lượt gói đến hết vỏ bánh, phần nhân thịt nếu còn dư thì các bạn viên tròn lại nhé. Sau đó thả vào nồi nước sôi luộc chín.
- Đun sôi nước, thả khoảng 5-6 miếng sủi cảo vào luộc/lần trong khoảng 1 phút đủ để chín phần nhân và không làm vỏ bị nát. Vớt ra ngâm ngay vào nước lạnh rồi để riêng. Làm nóng dầu và chiên vàng lượng sủi cảo vừa gói.
- Bóng bì ngâm nở, tẩy bằng rượu gừng rồi thái hình quả trám, trần sơ qua bằng nước sôi, vớt ra để ráo. Sau đó trụng tiếp với phần nước vừa dùng để luộc thịt viên cho miếng bì được đậm đà.
- Ướp thịt thăn cùng các gia vị trong phần nguyên liệu khoảng 1 tiếng để làm thịt xá xíu. Lấy thịt ra cho vào nồi đun nhỏ lửa đến khi cạn nước. Sau đó đem chiên hoặc cho vào lò nướng mỗi mặt thịt khoảng 10 phút là được. Đợi thịt nguội, thái miếng mỏng.
- Gan ngâm vào sữa tươi khoảng 30 phút để khử độc. Rửa sạch lại với nước rồi luộc chín. Chú ý không luộc kĩ quá kẻo miếng gan bị khô, mất đi độ bùi.
- Tôm sú để nguyên con, luộc chín. Trứng gà luộc chín, bổ miếng.
- Rau cải cúc nhặt rửa sạch, vẩy ráo, trụng sơ. Hẹ rửa sạch, cắt khúc.
- Nếu dùng mì khô cần ngâm nước cho mì tơi rồi trần với nước. Vớt ra xóc cho ráo nước rồi cho mì vào bát. Xếp các nguyên liệu trừ sủi cảo chiên sẽ cho sau cùng để giữ được độ giòn. Chan nước dùng thật sôi vào bát mì và thưởng thức.
Theo Thanhnien
Rằm tháng 7: Nem chay rán theo cách này không chỉ thơm mà còn ngon khó cưỡng Mâm cúng rằm tháng 7 không thể thiếu món nem chay vừa thơm ngon lại còn bổ dưỡng. Chỉ cần tuân thủ các bước sau bạn sẽ có món nem chay đúng điệu. Nem chay là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Rằm tháng 7- Ảnh/internet. Chuẩn bị nguyên liệu: - Miến dong - Mộc nhĩ - Củ đậu - Nấm...