Dương Chí Dũng “kéo theo” các đồng phạm và em trai “trượt dốc”
Liên quan đến vụ án Dương Chí Dũng (SN 1957, nguyên Cục trưởng Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT TCty Hàng hải Việt Nam – Vinalines), đã có nhiều người vướng vòng lao lý. Trong đó có cả em trai của Dũng là Dương Tự Trọng (nguyên Phó Giám đốc Công an TP.Hải Phòng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an) vì đã tổ chức cho Dũng trốn đi nước ngoài.
Truy tố Dũng và 9 đồng phạm tham ô 1,66 triệu USD
Mới đây, Bộ Công an vừa chính thức ra thông báo Cơ quan CSĐT tội phạm về tham nhũng (C48) đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ vụ án đến VKSNDTC đề nghị truy tố bị can Dương Chí Dũng cùng 9 bị can cùng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”.
Theo kết luận điều tra, dù chưa được Thủ tướng phê duyệt, ngày 27/6/2007 ông Dũng (Chủ tịch HĐQT Vinalines thời điểm đó) đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 3.854 tỉ đồng, trong đó có hạng mục mua, lắp đặt ụ nổi. Riêng việc mua ụ tàu, lai dắt về Việt Nam nâng mức đầu tư từ 14,1 triệu USD lên 19,5 triệu USD, trong đó giá mua ụ là 9 triệu USD.
Theo CQĐT, ụ nổi hiện nay là đống thép gỉ, không sử dụng được vào việc gì, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Căn cứ quy định pháp luật, CQĐT kết luận hành vi làm trái của các bị can đã gây thiệt hại cho tài sản nhà nước số tiền hơn 335,4 tỉ đồng.
Về hành vi tham ô tài sản, ông Dũng đã chỉ đạo cấp dưới nâng khống số tiền mua ụ nổi để tham ô 1,66 triệu USD. Cụ thể, ông Dũng ký Quyết định số 186/QĐ-HĐQT phê duyệt, trong đó chấp thuận giá mua ụ nổi là 9 triệu USD để ông Mai Văn Phúc đại diện Vinalines ký Hợp đồng số 01-07/VNL-AP mua ụ nổi giá 9 triệu USD.
Sau khi nhận tiền, Công ty AP (công ty môi giới mua ụ) đã chuyển lại số tiền 1,66 triệu USD từ số tiền 9 triệu USD trên. Ông Dũng và ông Phúc mỗi người hưởng 10 tỉ đồng, Trần Hữu Chiều hưởng 340 triệu đồng, Trần Thị Hải Hà 2 tỉ đồng (do không biết nguồn gốc tiền, đã nộp lại nên bà Hà không phải là đồng phạm với các bị can trong hành vi tham ô), Trần Hải Sơn hưởng hơn 5,8 tỉ đồng.
Video đang HOT
Truy tố em trai và 6 đồng phạm tổ chức cho Dũng bỏ trốn
Cơ quan An ninh điều tra cũng đã kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSNDTC đề nghị truy tố 7 bị can vì có hành vi tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài sau khi có lệnh bắt giam. 7 bị can bị đề nghị truy tố gồm: Dương Tự Trọng, Vũ Tiến Sơn (nguyên Phó phòng PC45, Công an Hải Phòng), Hoàng Văn Thắng (nguyên Đội trưởng Đội 3 Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an Hải Phòng), Nguyễn Trọng Ánh (Phòng PC45, Công an Hải Phòng), Trần Văn Dũng (Dũng Bắc Kạn – một đối tượng giang hồ cộm cán), Phạm Minh Tuấn (Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng), Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Đội chống buôn lậu, Cục Hải quan Hải Phòng).
Cơ quan điều tra xác định sau khi biết tin anh trai bị khởi tố và có lệnh bắt giam, Trọng đã liên hệ với những cán bộ dưới quyền như Sơn, Thắng và tìm gặp Phong, Văn Dũng để bàn cách đưa Dương Chí Dũng trốn đi nước ngoài. Sau khi bàn bạc, các đối tượng đã thống nhất giao cho Tuấn sử dụng xe ô tô từ Hải Phòng lên Hà Nội để đón Dương Chí Dũng chạy trốn.
Sau khi đưa anh về Hải Phòng, Trọng đã chỉ đạo đàn em đưa Dũng về Quảng Ninh để trốn sang Trung Quốc. Tuy nhiên, kế hoạch này bất thành nên Trọng cũng đã bàn bạc với Phong, Văn Dũng, Sơn đưa Dũng vào TP.HCM.
Sau khi đưa được Dũng vào TP.HCM, Dũng đã được Nguyễn Hồng Vĩnh dùng ô tô con chở lên cửa khẩu Tây Ninh để trốn sang Campuchia. Trong vụ án này, Đồng Xuân Phong là người đã che giấu, chịu trách nhiệm làm giả giấy tờ cho Dương Chí Dũng. Riêng ông Trọng còn đang bị khởi tố, điều tra về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” về hành vi làm giả CMND để khai sinh cho con ngoài giá thú.
Theo Pháp luật Việt Nam
Kỳ án "ụ nổi" của Dương Chí Dũng: Con voi chui lọt... cửa hải quan
Trong kỳ án "ụ nổi sắt vụn" của Dương Chí Dũng và đồng bọn gây thiệt hại gần 370 tỷ đồng cho nhà nước, nếu không có sự tiếp tay của những cán bộ hải quan tại cảng Vân Phong (Khánh Hòa) thì chắc chắn sẽ không có chuyện "con voi chui lọt lỗ kim".
Trong số 10 bị can bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố về hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến phi vụ mua ụ nổi 83M, ngoài nhóm bộ sậu Dương Chí Dũng thì có đến 3 cán bộ hải quan "góp mặt" là: Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng.
Chắc chắn nếu không có sự tiếp tay của nhóm cán bộ hải quan biến chất thì dù Dương Chí Dũng và đồng bọn có dùng đến bao nhiêu mưu mô thủ đoạn cũng không thể đưa cả đống sắt vụn khổng lồ 83M vào Việt Nam trót lọt. Bởi vậy, trong kỳ án "ụ nổi sắt vụn" của Dương Chí Dũng còn có câu chuyện li lỳ về việc "con voi" ụ nổi 83M chui lọt...cửa hải quan.
Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, hợp đồng mua ụ nổi 83M giữa Vinalines với công ty AP được ký ngày 15/3/2008. Đến ngày 28/5/2008, ụ nổi 83M được vận chuyển từ cảng Nakhodka (Liên bang Nga) về Việt Nam bằng tàu nâng nặng của công ty Dock Wisi (Hà Lan). Ngày 6/6/2008, ụ nổi này được đưa về cảng Vân Phong (Khánh Hòa) và được Chi cục hải quan Vân Phong Cục hải quan Khánh Hòa làm thủ tục thông quan, nhập khẩu.
Ly kỳ chuyện "con voi" ụ nổi 83M chui lọt...cửa hải quan. (ảnh: Lao động)
Chi cục hải quan Vân Phong tiếp nhận hồ sơ nhập khẩu ụ nổi 83M của Vinalines, trong đó bao gồm: Hợp đồng mua bán ụ nổi, hóa đơn thương mại do Công ty AP phát hành. Nội dung các tàu liệu này đều thê hiện ụ nổi 83M là tàu biển, sản xuất năm 1965, đến thời điểm tháng 6/2008, tuổi thọ của ụ nổi này đã là 43 năm.
Mặc dù biết ụ nổi 83M đã là tàu biển nhưng khi làm thủ tục thông quan, nhập khẩu, nhóm cán bộ hải quan cảng Vân Phong vẫn thực hiện theo quy trình như sau: Sau khi tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ và đăng ký hồ sơ nhập khẩu ụ nổi do ông Võ Hồng Phú, cán bộ Vinalines nộp, ông Nguyễn Văn Thọ, công chức bước 1 Chi cục hải quan Vân Phong báo cáo đề xuất kiểm tra chi tiết hồ sơ và được ông Huỳnh Hữu Đức - phó chi cục trưởng duyệt và chuyển hồ sơ cho Lê Ngọc Triện là công chức bước 2 thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ.
Khi kiểm tra hồ sơ phát hiện ụ nổi 83M không đủ điều kiện nhập khẩu nhưng Triện không báo cáo với lãnh đạo mà chỉ tính thuế rồi chuyển cho Lê Văn Lừng. Lừng tiến hành kiểm tra thực tế thấy ụ nổi đã cũ, han rỉ, hư hỏng nhiều, máy phát điện không hoạt động, không đủ điều kiện nhập khẩu nhưng vẫn báo cáo đề nghị Huỳnh Hữu Đức cho thông quan.
Khi xem xét hồ sơ, Huỳnh Hữu Đức biết rõ ụ nổi 83M không đủ điều kiện nhập khẩu theo quy định nhưng vẫn "nhắm mắt" ký đồng ý cho thông quan.
Trong quá trình điều tra, để xác định ụ nổi 83M là tàu biển hay các phương tiện khác, cơ quan điều tra đã tiến hành làm việc với các cơ quan, đơn vị: Văn phòng interpol Matxcova, Cục Hải quan Việt Nam, Chi cục hải quan TP Hồ Chí Minh... đều xác định ụ nổi này là tàu biển.
Theo Nghị định 49/2006/NĐ-CP quy định : Trường hợp đăng ký lần đầu tại Việt Nam, tàu biển đã qua sử dụng phải có tuổi tàu tính từ năm đóng tàu không quá 15 tuổi. Chính vì vậy, ụ nổi 83M được sản xuất từ năm 1965 đến thời điểm Vinalines làm thủ tục hải quan nhập khẩu đã 43 tuổi và hoàn toàn không đủ điều kiện nhập khẩu.
Như vậy, mặc dù biết rõ ụ nổi sắt vụn 83M đã quá tuổi, cũ nát, hư hỏng không đủ điều kiện nhập khẩu, nhóm cán bộ hải quan Vân Phong đã giấu nhẹm không báo cáo lãnh đạo Chi cục hải quan mà hợp thức hóa thủ tục thông quan nhập khẩu cho Vinalines. Đây là việc làm trái quy trình thủ tục hải quan gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Những sai phạm của nhóm cán bộ hải quan này đã mở cửa tiếp tay cho Dương Chí Dũng và đồng bọn đưa được ụ nổi 83M vào Việt Nam, hợp thức hồ sơ gây thất thoát cho nhà nước gần 370 tỷ và tham ô hơn 1,6 triệu USD.
Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, trách nhiệm của hành vi sai phạm này trực tiếp thuộc về: Huỳnh Hữu Đức - Phó Chi cục trưởng Chi cục hải quan Vân Phong, người trực tiếp kỹ cho thông quan; Lê Ngọc Triện, cán bộ kiểm tra chi tiết hồ sơ, tính thuế; Lê Văn Lừng, cán bộ kiểm hóa.
Ngay sau khi xác định được những sai phạm của nhóm cán bộ hải quan Vân Phong, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố 3 cán bộ này về hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo xác định tại bản kết luật điều tra, hành vi phạm tội của 3 cán bộ hải quan đều gây thiệt hại cụ thể như nhau, gần 82,5 tỷ đồng.
Ngoài nhóm cán bộ hải quan Vân Phong, một cán bộ Cục đăng kiểm Việt Nam là Lê Văn Dương, đăng kiểm viên đã tham gia khảo sát, lập ký biên bản giám định ụ nổi 83M. Khi lập ký biên bản kiểm tra giám định, theo đề nghị của lãnh đạo Vinalines, Dương đã đánh giá không đúng thực tế giúp Vinalines hợp thức hóa hồ sơ khảo sát chọn nhà thầu, ký hợp đồng mua ụ nổi gây thất thoát cho nhà nước gần 82,5 tỷ đồng. Lê Văn Dương cũng đã bị khởi tố về hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, 6 bị can khác bị khởi tố cùng tội danh với nhóm cán bộ hải quan là: Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiếu, Trần Hải Sơn, Mai Văn Khang và Bùi Thị Bích Loan.
Anh Thế
Theo Dantri
Dương Chí Dũng định trốn đi Trung Quốc song đổi hướng sang Mỹ Trước khi có một hành trình dài từ Việt Nam đến Singapore để trốn sang Mỹ, Dương Chí Dũng từng có ý định vượt biên sang Trung Quốc song bấm 1 "quẻ bói" thấy không ổn nên chuyển hướng. Dương Chí Dũng định trốn sang Trung Quốc song sau quẻ bói lại chuyển hướng sang Mỹ Như Báo Người Lao Động đã đưa...